Ứng dụng của chỉ thị phân tử (RAPD và ADN lục lạp) trong nghiên cứu đa dạng di truyền và xây dựng vườn giống cây Cóc Hành

Ứng dụng của chỉ thị phân tử (RAPD và ADN lục lạp) trong nghiên cứu đa dạng di truyền cho 40 dòng cây trội Xoan chịu hạn Ninh Thuận (Azadirachta excelsa) được tuyển chọn trong rừng khộp tự nhiên khô hạn của ở 6 xã của 2 huyện Ninh Sơn và Bắc Aí thuộc tỉnh Ninh Thuận. Mồi sử dụng cho nhân PCR là các mồi ngẫu nhiên RAPD của hãng OPERON (Mỹ) gồm: OPC10, OPC18, OPC14, OPC20, OPB17, OPC13 (bảng 2) và 2 mồi lục lạp gồm rnH – trnK và atpB – rbcL. Kết quả cho thấy 40 dòng cây trội Xoan chịu hạn Ninh Thuận (Azadirachta excelsa) có mức độ đa dạng di truyền thấp, mặc dù các cây trội được chọn lọc đều ở rừng tự nhiên và có khoảng cách về không gian khá xa. Từ bảng hệ số tương đồng của các dòng cây trội, có thể lựa chọn các cặp bố mẹ có quan hệ di truyền xa nhau khi xây dựng vườn giống nhằm nâng cao khả năng tổ hợp chung của các cây trong vườn giống khi giao phối với nhau. Các dòng có quan hệ di truyền quá gần gũi cần phải loại bỏ là X11, X22, X35, X37, X43, X50,như vậy 34 dòng còn lại vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp TCN 147 -2006 về xây dựng vườn giống.

Từ khóa: Chỉ thị phân tử, trình tự cpADN, cây Cóc hành

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 19 năm 2007, trang 69-75

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]