Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Cảnh Nam

Tên đề tài luận án: Đặc điểm lâm học và sinh thái quần thể loài Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) ở Tây Nguyên

Chuyên ngành: Lâm học                             Mã số: 9 62 02 05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Cảnh Nam

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. GS.TS. Bảo Huy; 2. TS. Nguyễn Thảnh Mến

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

(1) Thông 5 lá phân bố trong kiểu rừng lá rộng thường xanh có xen cây lá kim. Có từ 107 – 130 loài cây gỗ thuộc 61 – 78 chi và 35 – 42 họ; Loài ưu thế từ 5 – 8 loài; Thông 5 lá là loài ưu thế với IV% = 3,6% – 12,2%. Cây gỗ tái sinh biến động từ 36 – 97 loài; Loài cây tái sinh ưu thế từ 4 – 7 loài. Thông 5 lá có kiểu tái sinh tuần hoàn theo vệt nơi mở tán. Phân bố N/D mô phỏng theo phân bố khoảng cách, dạng giảm hoặc có đỉnh ở cấp kính thứ 2; phân bố N/H rất biến động, có dạng một đến nhiều đỉnh từ lệch trái sang phải và khó tiếp cận theo một quy luật phân bố chung. Lâm phần có phân bố cụm ở giai đoạn trung niên, chuyển dần sang ngẫu nhiên đến đều khi bắt đầu thành thục; Quần thể Thông 5 lá hầu hết có phân bố cụm.

(2) Mật độ phân bố Thông 5 lá chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh thái chính: như độ cao so với mặt nước biển (DC), độ dày tầng đất (TDD) và lượng mưa trung bình năm (P) qua mô hình:    N = P × (0,890614 × DC-0,0451131 × TDD0,540172 × P-0,9126)

(3) Ở tầng cây gỗ, Thông 5 lá là loài có ưu thế sinh thái với IV% = 4,5%, có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Chò xót, Sồi và quan hệ dương với loài Hồng quang. Ở lớp cây tái sinh, Thông 5 lá có quan hệ dương với loài Chò xót và quan hệ ngẫu nhiên với các loài ưu thế khác.

(4) Nhân tố nhiệt độ, lượng mưa theo tháng có ảnh hưởng đến sinh trưởng. Tại cao nguyên Lâm Viện, khi gia tăng nhiệt độ trong mùa mưa (tháng 6) hoặc gia tăng lượng mưa vào cuối mùa mưa (tháng 11) có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng Thông 5 lá; tại các vùng thấp hơn như ở các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Pleiku thì gia tăng nhiệt độ trong mùa khô hạn (tháng 3 và tháng 4) sẽ làm giảm sinh trưởng Thông 5 lá.

Mô hình sinh trưởng, tăng trưởng loài Thông 5 lá được thiết lập và thẩm định chéo sai số cho ba vùng phân bố sinh thái. Quan hệ H/D theo dạng Power H = ai × Db, quan hệ D/A theo hàm Mitscherlich D = 300×(1 – e(-ai×A)) và tỷ lệ tăng trưởng đường kính Pd/D theo dạng Power tham số mũ âm: Pd = a×Dbi, các tham số ai, bi thay đổi theo vùng phân bố sinh thái i.

(5) Đã xây dựng bản đồ GIS cấp mật độ phân bố quần thể Thông 5 lá cùng với dữ liệu 10 nhân tố sinh thái tại Tây Nguyên phục vụ cho xác định vùng phân bố tập trung loài này để quản lý bảo tồn và phục hồi quần thể Thông 5 lá.

(6) Các kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong bảo tồn và phát triển quần thể Thông 5 lá như: Tiếp cận mô hình rừng hỗn giao trong phục hồi, bảo tồn quần thể Thông 5 lá; Trồng rừng hỗn giao, làm giàu rừng loài Thông 5 lá; Xây dựng mẫu chuẩn rừng; Quy hoạch các vùng bảo tồn và phục hồi quần thể Thông 5 lá; Dự đoán sinh trưởng sản lượng Thông 5 lá.

Thông tin luận án và toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=35639

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]