Nhằm hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng về sở hữu trí tuệ cho các cán bộ nghiên cứu, ngày 13/10/2020, tại Hội trường tầng 2 nhà 7 tầng, Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với đoàn Thanh niên CSHCM tổ chức buổi sinh hoạt học thuật với chủ đề “Sở hữu trí tuệ, đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích”.
Tham dự buổi sinh hoạt học thuật về phía Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có Ban Giám đốc Viện, Lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Viện tại Hà Nội và các cán bộ nghiên cứu, Công đoàn viên, đoàn Viên thanh niên. Về phía Cục Sở hữu trí tuệ Viện đã mời ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp đến và chia sẻ những kinh nghiệm về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ là một trong những hoạt động rất có ý nghĩa đối với các các Viện nghiên cứu khoa học nói chung và cán bộ nghiên cứu khoa học nói riêng. Khi được bảo hộ, sản phẩm khoa học sẽ được xác nhận quyền tác giả, quyền sở hữu đối với các sản phẩm được tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì quyền sở hữu trí tuệ được coi là 1 tài sản vô hình.
Hằng năm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp, thông qua đó đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như các Giống mới, các Quy trình, Chế phẩm,… và trong các sản phẩm đó trong thời gian gần đây Viện đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế cho “Máy băm dăm gỗ nhỏ lưu động” và Kiểu dáng công nghiệp cho “Máy ép ván”. Bên cạnh đó Viện cũng đã đăng ký nhiều giải pháp hữu ích khác. Tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Viện vẫn còn hạn chế.
Tại buổi học thuật, ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp – Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ đã giới thiệu, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về Sở hữu công nghiệp, thủ tục đăng ký sáng chế/Giải pháp hữu ích và dự báo khả năng bảo hộ cho các cán bộ nghiên cứu của Viện.
Các cán bộ nghiên cứu, Công đoàn viên cũng đã tích cực thảo luận, trao đổi về các vấn đề liên quan, đặc biệt là các vấn đề còn vướng mắc, từ khâu lập hồ sơ, nộp đơn, theo dõi đơn đăng ký đến quá trình phản biện các kết quả từ Cục Sở hữu trí tuệ để tiến tới các sản phẩm đăng ký được bảo hộ.
Phát biểu tại buổi học thuật, PGS.TS. Phí Hồng Hải – Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác sở hữu trí tuệ và định hướng của Viện trong việc hướng tới các sản phẩm nổi bật được bảo hộ trí tuệ. Thay mặt Ban Lãnh đạo Viện, PGS. Hải đã gửi lời cảm ơn về những chia sẻ rất hữu ích của ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền và mong muốn trong thời gian tới Viện sẽ được phối hợp và hỗ trợ chặt chẽ hơn của Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp – Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ để thúc đẩy việc đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm khoa học của Viện.
Tin mới nhất
- Bí quyết phá rào cản của VAFS - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Vườn thực vật quốc gia Hàn Quốc (KoAGI) với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS)
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas Vilsack cắt băng khánh thành phòng thí nghiệm giám định gỗ tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI VIÊN CHỨC NĂM 2020
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lấy măng.
- Hội thảo tham vấn cho các sản phẩm của nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng và đề xuất danh mục loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn có giá trị cao ở Quảng Ninh”
- NCS Lê Cảnh Nam bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- Hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Lâm nghiệp”