Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Lê Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Văn Long
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Năm 2006 và 2007, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng – Viện KHLN Việt Nam đã thu thập, tuyển chọn một số dòng tếch có tiềm năng sinh trưởng tốt và đã tiến hành nhân giống bằng nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05% trong thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, đạt trên 13%, thời gian lấy mẫu từ tháng 2- 8 cho tỷ lệ bật chồi cao, đạt 15%. Hệ số nhân chồi của Tếch ở môi trường WPM cao đạt 2,10 chồi/cụm. Song, nếu so sánh về chất lượng chồi thì môi trường MS lại là tốt nhất. Ra rễ bằng phương pháp chấm thuốc bột TTG cho tỷ lệ ra rễ đạt 98,15%, cao hơn ra rễ trong lọ.
Từ khoá: Tếch, nuôi cấy mô, tỷ lệ ra rễ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nghiên cứu chọn giống cho một số loài cây bản địa và nhập nội có giá trị kinh tế đang được triển khai thực hiện rộng rãi.Gỗ Tếch được sử dụng phổ biến trong xây dựng và làm đồ gỗ gia dụng vì có khả năng chống mối mọt, chịu nước lâu ngày, mặt gỗ có độ bóng cao và thớ gỗ mịn có thể bóc thành tấm mỏng. Là loài cây có chất lượng gỗ cao lại có tỷ trọng nhẹ, ít bị hà bám, chịu được va đập và ngâm nước mặn nên gỗ Tếch còn được dùng phổ biến trong công nghiệp đóng tàu. Mặt khác, nhu cầu thương mại của gỗ Tếch ngày càng tăng bởi nó có thể thay thế một số loài gỗ quý khác (Kjaer Lauridsen và Wellendorf, 1995).
Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Tếch được trồng thăm dò ở công viên hoặc trên đường phố tại nhiều tỉnh phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội,… Cũng trong thời gian đó, Tếch đã được gây trồng thành những khu rừng nhỏ ở Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Vào những năm 60, với nguồn giống thu hái từ cây đã trồng thành công một khu rừng Tếch có diện tích 200ha tại Định Quán, tỉnh Đồng Nai và một số lâm phần khác trong đó có khu trồng Tếch rộng 5ha tại Eak-Mat, tỉnh Đắc Lắc. Sau năm 1975, cây Tếch được trồng mở rộng ở nhiều lâm trường các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum… (Trần Văn Sâm, 2000). Diện tích trồng Tếch ở nước ta đạt khoảng 1.500ha. Tuy nhiên, do chưa có giống được cải thiện nên chất lượng rừng không cao, năng suất còn rất thấp, chỉ đạt từ 9 đến 12m3/năm).
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Lâm trường Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và Thông đuôi ngựa xen Keo tai tượng ở vùng dự án KFW1
- Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia)
- Đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống
- Ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)