Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc tính phân bố của thực vật ngập mặn với độ mặn đất, tần suất ngập triều tại vùng ven sông rạch Cà Mau

Hoàng Văn Thơi

Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ven sông rạch tỉnh Cà Mau, với mục tiêu nghiên cứuvề thành phần loài thực vật và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phân bố các loài thực vật rừng ngập mặn, nhằm có được các căn cứ khoa học đề xuất các biện pháp lựa chọn loài cây trồng thích hợp cho việc tái tạo rừng phòng hộ ven sông một cách bền vững. Tiến hành lập 3 tuyến điều tra thẳng góc với hướng bờ biển, đại diện cho các dạng ngập triều khác nhau, độ mặn nước biển khác nhau trong vùng nghiên cứu, điều tra thành phần loài, đào phẫu diện, lấy mẫu đấtở độ sâu 0-10cm và 40-50cm, cắm cọc đo thủy triều. Kết quả cho thấy khu vực nghiên cứu có 33 loài của 20 họ thực vật . Gồm nhóm cây ngập mặn chính thức, bao gồm 23 loài,nhóm loài câykết hợp với rừng ngập mặngồm 10 loài. Loài có mật độ cây chiếm nhiều nhất là loài Mắm trắng (AA) tiếp theo là Đước (RA), các loài Trang (KC), Vẹt tách (BP), Bần chua (SC) có mật độ thấp nhất là 0,1% các loài. Loài Đước và Mắm trắng có số lần xuất hiện trung bình là 70,1% và 54,5%. Các loài Đưng, Dà vôi, Bần trắng, Bần chua, Chà là, Trang đạt tỷ lệ xuất hiện thấp nhất chỉ có 1,3- 3,9%. Đước có phạm vi phân bố rất rộng, nhưng thích hợp ở độ mặn đất 30-35‰ và vùng có tần suất ngập triều trung bình cao. Loài Dà quánh phân bố thích hợp trong phạm vị độ mặn đất từ30 -39‰, có tần suất ngập triều từ 3- 6 ngày/tháng. Loài Dà vôi từ 30-35‰ và phân bố nhiều ở độ ngập từ trung bình đến trung bình cao. Vẹt dù phân bố khá tập trung ở độ mặn 24,5-32,5 ‰ và gặp nhiều ở vùng ngập 5-13 ngày/tháng.Mắm trắng phân bố tập trung ở độ mặn cao từ 30-38,5‰ ở độ ngập từ L1-L3.Mắm đen phân bố nhiều ở độ mặnthấp từ 19,8 -38 ‰ và ở độ ngập 1 – 10 ngày/tháng.

Từ khóa: Loài cây, Ngập mặn, Độ mặn, Ngập triều, Phân bố

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng ngập mặn(RNM) hiện nay bị suy thoái một cách nhanh chóng, kể cả về số lượng và chất lưọng rừng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là sự thiếu hiểu biết về vai trò, chức năng và cấu trúc rừng, cũng như mối quan hệ giữa RNM và môi trường. Điều đó dẫn đến cách ứng xử không công bằng đối với RNM, kết quả là hoạch định chính sách chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà không chú ý đến giá trị kinh tế môi trường mà chúng có thể mang lại. Hệ sinh thái rất nhạy cảm, khi sử dụng hệ sinh thái này cần phải chú ý tới hai nhóm nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài hệ thống.Để quản lý rừng bền vững rất cần hiểu biết về các nhóm nhân tố bên trong của hệ sinh thái rừng như cấu trúc sinh thái: thành phần loài, tính đa dạng sinh học… cấu trúc hệ thống theo không gian và thời gian mà hệ sinh thái tồn tại và phát triển. Hơn nữa, cần phải có sự hiểu biết về các tác động của các yếu tố môi trường lên sự phát triển của RNM như điều kiện đất đai, chế độ ngập triều, độ mặn … các nhân tố này tác động rất khác nhau lên từng loài cây RNM cũng như phạm vi phân bố của chúng. Các tác động của các nhân tố môi trường cũng hết sức đa dạng và không tuân theo quy luật, điều đó rất dễ gây tổn thương cho RNM. Do đó, việc nghiên cứu vềthành phần loài thực vật RNM phân bố ven sông rạchvà xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường như độ thuần thục, độ mặn đất và tần suất ngập triều đến phân bố các loài thực vật RNM là việc làm cần thiết, nhằm có được các căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp lựa chọn loài cây trồng thích hợp và có các giải pháp tái tạo rừngphòng hộ ven sông một cách bền vững. (Trang 1187-1202)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]