Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai

Phạm Thành Trang, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đình Đức

Khoa Quản lý TNR&MT – Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Đặc điểm đất tại Bản Khoang và Tả Van có tính chất đất gần giống nhau. Độ ẩm đất là như nhau. Hàm lượng mùn trong đất của xã Tả Van là 8,26% cao hơn ở xã Bản Khoang (là 3,5%). Hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất của Tả Van là 2,58 cao hơn ở xã Bản Khoang (là 1,04). Ngoài ra, các số liệu khảo sát cho thấy đất ở khu vực xã Tả Van có Trúc đen phân bố tốt hơn đất ở khu vực xã Bản Khoang. Từ đó thấy rằng, yếu tố đất đai cũng góp phần ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của Trúc đen tại khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Đất đai, Trúc đen

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, tre trúc là loài cây có giá trị to lớn về nhiều mặt, cả về kinh tế, xã hội và văn hoá. Tre trúc là nhóm lâm sản ngoài gỗ có thể xếp thứ hai sau gỗ. Trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu để phát triển nguồn nguyên liệu tre trúc. Tuy nhiên những nghiên cứu đó chỉ tập trung vào những loài có giá trị kinh tế cao, một số loài vẫn chưa được nghiên cứu, tìm hiểu sâu. Đặc biệt là những loài có phạm vi phân bố hẹp, diện tích còn rất ít nhưng lại có giá trị cao về khoa học, bảo nguồn gen,… Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) là một trong số đó.

Trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996 và năm 2007 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, loài Trúc đen (Phyllostachys nigraMunro, 1868) mớiđượcpháthiệnvàđemtrồng làm cảnhởViệtNamtrongmột sốnăm gầnđây. Trúc đen có dáng, màusắcđẹp, lạnên đã và đang trởthànhmột cây cảnhtriểnvọng. Trúcđenlàloàihiếm,sốlượngcâyít,vùng phân bốhẹp (chỉ tập trung ở độ cao khoảng 1.200m trở lên ở Lào Cai (Sa Pa) và Hà Giang (Đồng Văn: Quản Dzí Ngài; Mèo Vạc), miền Nam Việt Nam,cóýnghĩakhoahọc, cầnđược bảotồnnguồngen. Tình trạng bảo tồn thuộc phân hạng VU a1a (sẽ nguy cấp).

Trúc đen phân bố ở hai xã Bản Khoang và Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (là vùng đệm của VQG Hoàng Liên) và Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (Hà Giang), người dân địa phương đã và đang khai thác với mục đích làm cảnh, làm thuốc và thức ăn nên diện tích Trúc đen suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng (khoảng 700m2). Đặc biệt, người dân chưa quan tâm đến việc gây trồng, mở rộng diện tích phục vụ mục đích kinh tế và bảo tồn loài. Nghiên cứu về đặc điểm đất đai khu vực có Trúc đen phân bố là rất cấp thiết; đóng góp những thông tin hữu ích trong việc gây trồng và định hướng nơi trồng thích hợp phục vụ công tác bảo tồn ngoại vi loài thực vật đặc hữu quý hiếm này.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]