Nghiên cứu chọn giống có năng suất, chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2001-2005

Hà Huy Thịnh, Lê Đình Khả, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng

Đoàn Thị Mai, Trần Hồ Quang

Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các khảo nghiệm loài/xuất xứ tương đối đồng bộ và có hệ thống nhằm xác định các loài/xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng tại Việt Nam được thực hiện từ năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ trước. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm cải thiện chất lượng di truyền của các vật liệu trồng rừng ở mức độ và cường độ cao hơn thông qua việc chọn lọc các gia đình, các cây trội và đặc biệt là các dòng vô tính. Để phục cho mục tiêu lâu dài, một số quần thể chọn giống có nền tảng di truyền tương đối rộng và đa dạng cũng đã được thiết lập cho một số loài bạch đàn và keo. Làsự tiếp nối các định hướng chiến lược cải thiện giống đãđược hoạch định từ trước cho từng loài và đang trong quá trình triển khai, các nội dung nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 2001-2005 là sự kế thừa các kết quả đã đạt được của các đề tài cấp Nhà nước trong các giai đoạn trước với những mục tiêu mới:

1.Xác định được một số giống thích hợp cho một số vùng sinh thái chính.

2.Chọn tạo được một số giống mới có năng suất và/hoặc chất lượng cao hơn các giống đang dùng trong sản xuất 20-30%

3.Xây dựng vườn tập hợp tập đoàn giống công tác có tính đa dạng di truyền cao nhằm phục vụcác chương trình chọn tạo giống lâu dài.

4.Hoàn thiện công nghệ nhân nhanh các giống mới chọn tạo và chuyển giao giống gốc cho một số cơ sở sản xuất cây giống trong cả nước.

5.Xây dựngmột số rừng giống, vườn giống có chất lượng di truyền được cải thiện cho các loài cây nghiên cứu .6.Xây dựng được một số bản hướng dẫn kĩ thuật về nhân giống và chọn tạo giống.

Để thực hiện các mục tiêu trên, bên cạnh việc xây dựng mới các rừng trồng thí nghiệm (khảo nghiệm hậu thế hoặc khảo nghiệm dòng vô tính), cho một số loài đã qua khảo nghiệm xuất xứ nhằm phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài và các chương trình cải thiện giống trong tương lai, các khảo nghiệm giống và rừng trồng thí nghiệm đã được xây dựng trong khuôn khổ của các đề tài chọn tạo giống trước đây cũng được tiếp tục chăm sóc, theo dõi, đánh giá và được sử dụng như các vật liệu khởi đầu để tiến hành các nội dung nghiên cứu của đề tài.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 34-40)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]