Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Với đặc tính có thể sống, sinh trưởng và phát triển trên đất trống đồi núi trọc, đất thoái hoá, cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng nên Keo và Bạch đàn là hai trong các nhóm loài được chọn làm cây trồng rừng chính ở Việt Nam. Hai nhóm loài cây này được trồng ở hầu khắp các tỉnh trung du, miền núi và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là đối với đời sống của người dân các tỉnh miền núi. Hơn nữa, đây cũng là các loài cây cho gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao, có thị trường về nguyên liệu giấy, dăm và đồ gỗ xuất khẩu.

Tuy nhiên khi diện tích rừng trồng sản xuất tăng lên dẫn đến khả năng xuất hiện các loài bệnh hại tăng theo làm giảm năng suất và chất lượng rừng trồng. Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh không thể sử dụng biện pháp phòng trừ hoá học đối với các diện tích rừng trồng bị bệnh, bởi vì diện tích này thường rất rộng, gây tốn kém về mặt kinh phí, thời gian, nhân lực và hơn nữa ảnh hưởng xấu đến môi trường nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Một trong những biện pháp đã và đang được các khoa học trên toàn thế giới tiến hành là tuyển chọn các giống cây có khả năng kháng bệnh được thể hiện ở mức độ chống chịu với bệnh cao và có khả năng phục hồi tốt sau khi cây trồng bị bệnh.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã hợp tác song phương với Khoa Lâm nghiệp, Cơ quan nghiên cứu Công nghệ Ôxtrâylia (CSIRO) thực hiện đề tài “Giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh bạch đàn ở Đông Nam Á” (PN9441) giai đoạn 1996-2000, do ACIAR tài trợ. Đề tài đã xây dựng một khảo nghiệm gồm 50 dòng bạch đàn vô tính tại Đồng Nai năm 1998. Đây là nguồn vật liệu quan trọng để tuyển chọn các dòng bạch đàn chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh. Kế thừa những kết quả đã đạt được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành đề tài: “Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo” giai đoạn 2001-2005. Trong quá trình thực hiện đề tài có hai dòng bạch đàn, ký hiệu là SM16 và SM23 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo từ 2006 đến 2010, Bộ tiếp tục giao cho Viện thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế” với mục tiêu kế thừa những kết quả của giai đoạn trước và tiếp tục tuyển chọn và khảo nghiệm các dòng mới. Đến nay qua kết quả khảo nghiệm, đề tài đã tuyển chọn được một số giống mới chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh. Báo cáo này trình bày kết quả đề tài đã đạt được trong quá trình thực hiện từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2010.

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

1. Điều tra phân cấp bệnh hại cho các dòng bạch đàn và keo tại các khu khảo nghiệm giống đã xây dựng từ năm 1998 đến 2005 (35,5 ha) và mới xây dựng (26 ha), tổng cộng 61.5 ha.

2. Điều tra xác định các sinh vật gây bệnh, các loại bệnh gây hại nghiêm trọng, bệnh mới xuất hiện cho các loài bạch đàn và keo ở một số vùng sinh thái chính và nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học của các loài sinh vật gây bệnh nguy hiểm; lấy mẫu bệnh, phân lập nấm bệnh và gây bệnh nhân tạo.

3. Tuyển chọn 20-30 cây trội bạch đàn sinh trưởng nhanh chống chịu một số bệnh hại lá và bệnh rụng lá (đốm đen) mới xuất hiện ở Việt Nam và dẫn dòng được 20-30 dòng (E. camaldulensis, E. microcorys  và các loài bạch đàn khác)

4. Tuyển chọn 20-30 cây trội Keo lai sinh trưởng nhanh và chống chịu với bệnh phấn hồng; dẫn được từ 20-30 dòng.

5. Tuyển chọn 20-30 cây trội Keo tai tượng, Keo lá tràm sinh trưởng nhanh và chống chịu với bệnh phấn hồng và bệnh hại thân khác; dẫn được 20-30 dòng.

6. Xây dựng vườn đầu dòng các dòng mới dẫn được, diện tích 0,5 ha.

7. Xây dựng các khảo nghiệm các dòng bạch đàn và keo, tổng số 26 ha cho các dòng đã tuyển chọn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp điều tra bệnh hại

Điều tra phân cấp bệnh hại (5 cấp: từ cấp 1 đến 4) cho các dòng bạch đàn và keo tại các khu khảo nghiệm giống đối với bệnh hại lá bạch đàn, bệnh hại thân đối với các loài keo theo 5 cấp, tính tỷ lệ bị bệnh và chỉ số bệnh bình quân cho mỗi dòng/gia đình.

Điều tra xác định các sinh vật gây bệnh, các loại bệnh gây hại nghiêm trọng, bệnh mới xuất hiện cho các loài bạch đàn và keo được tiến hành trên ô tiêu chuẩn 1 ha, chọn cây tiêu chuẩn để điều tra. Giám định mẫu bệnh và lập danh mục nấm gây bệnh.

2. Tuyển chọn cây trội

Chọn cây trội theo các phương pháp truyền thống đã được mô tả trong Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp do Bộ NN và PTNT ban hành năm 1998 và 2003 (04TCN-64-2003); cũng như trong Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành kèm theo quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006. Các cây trội bạch đàn đã được chọn theo nguyên tắc chung phổ biến, song vì là giống chống chịu bệnh nên chúng đã được ưu tiên chọn trong các rừng trồng, rừng khảo nghiệm tại vùng có bệnh gây hại để hy vọng chọn được các dòng chống chịu bệnh. Các cây vừa chống chịu bệnh vừa sinh trưởng nhanh đã được chọn để nhân giống hom phục vụ khảo nghiệm dòng vô tính.

3. Khảo nghiệm dòng vô tính

Phương pháp thiết lập các khu khảo nghiệm giống theo các phương pháp được mô tả trong Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành kèm theo quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006. Khảo nghiệm dòng vô tính được bố trí theo khối ngẫu nhiên từ 4 – 8 lần lặp, mỗi lặp có từ  4 – 6 cây (theo thứ tự). Khảo nghiệm diện rộng được trồng tập trung theo đám từ 100 cây đến 200 cây, có thể có lặp hoặc không; cự ly trồng: 2,0 x 3,0m.

4. Tính toán và xử lý số liệu

* Thể tích của một cây được tính theo công thức sau:

 Caychiubenh

* Số liệu được xứ lý bằng phần mềm GENSTAT 5 và Dataplus 3.0 đối với các khảo nghiệm giống (phân tích phương sai, độ biến động); các khảo nghiệm diện rộng số liệu được tính toán và xử lý bằng Excel 7.0.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả điều tra bệnh hại Bạch đàn và Keo

3.1.1. Bệnh hại bạch đàn

a. Tại Khu vực Đông Bắc Bộ và trung tâm

Xác định được 22 loài nấm gây bệnh, trong đó:

  •  Năm 2006-2010: 3 loài nấm gây bệnh mới được phát hiện là: Kiramyces eucalypti, Quambalaria simpsonii Cylindrocladium scoparium).
  •  Những loài nấm này đều là nấm gây bệnh cháy lá với chỉ số bệnh trên 2,0 ở khu rừng trồng sản xuất các loài bạch đàn trắng và nâu.

b. Tại Khu vực Miền trung và Đông Nam bộ

Xác định được 18 loài nấm gây bệnh, trong đó 3 loài nấm gây bệnh nguy hiểm cho bạch đàn:

      –     Cryptosporiopsis eucalypti (gây bệnh đốm lá)

  •  Cylindrocladium reteaudii (gây bệnh cháy lá)
  •  Cylindrocladium scoparium (gây bệnh cháy lá)

3.1.2. Bệnh hại keo

a. Tại khu vực Đông Bắc Bộ và Trung tâm

Xác định được 14 loài nấm gây bệnh, trong đó 3 loài nấm gây bệnh nguy hiểm cho KTT, Keo lai và KLT

  • Colletotrichum gloeosporioides (gây bệnh hại lá khô cành)
  •  Botryosphaeria  dothidae (bệnh loét thân)
  • Ceratocystis acaciivora (gây bệnh khô cành ngọn) Phát hiện năm 2008 tại Phù Ninh, Phú thọ
  •  Pythium vexans (gây thối rễ Keo tai tượng dẫn đến khô ngọn) Phát hiện năm 2010 tại Phú Thọ

b. Tại khu vực Miền trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ

Xác định được 22 loài nấm gây bệnh, trong đó 2 loài nấm gây bệnh nguy hiểm cho Keo tai tượng, Keo lai và Keo lá tràm

  •  Corticium salmonicolor  (gây bệnh phấn hồng)
  •  Botryosphaeria  dothidae(bệnh loét thân)

3.2. Kết quả tuyển chọn cây trội, nhân giống và nhập nội hạt giống

Kết quả tuyển chọn cây trội và nhân giống các dòng bạch đàn và keo được thể hiện ở bảng 1

Bảng 1: Kết quả tuyển chọn cây trội và nhân giống

TT

Loài cây

Số cây trội chọn được (cây)

Số dòng đã nhân giống

(dòng)

Số gia đình hạt giống nhập nội

(gia đình)

1

Bạch đàn

30

22

2

Keo tai tượng

42

28

3

Keo lai

48

37

4

Keo lá tràm

56

Tổng cộng

120

87

56

 

3.3. Kết quả xây dựng khảo nghiệm

Đề tài đã xây dựng được 26 ha khảo nghiệm các dòng/gia đình keo và bạch đàn trên các vùng sinh thái, trong đó:

– Keo lai: 6,75 ha

– Keo tai tượng: 5,45 ha

– Keo lá tràm: 11,8 ha

– Bạch đàn: 2 ha

Năm 2009 đề tài đã xây dựng được 0,5 ha Vườn đầu dòng gồm 21 dòng Keo lai và 24 dòng Keo tai tượng tại Đại Lải, Vĩnh Phúc.

Sinh trưởng và khả năng chống chịu bệnh của một số dòng/gia đình mới khảo nghiệm bước đầu được ghi nhận có triển vọng công nhận giống cụ thể là:

Khảo nghiệm 20 dòng Keo tai tượng tại Bầu Bàng, Bình Dương năm 2007 một số dòng như BT22/4, SM4, M8 đều có chỉ số bệnh bằng 0 và năng suất lần lượt là: 18,0 m3/ha/năm; 14,0 m3/ha/năm và 12 m3/ha/năm.

Khảo nghiệm 68 gia đình Keo lá tràm tại Bầu Bàng, Bình Dương năm 2008. Sau 2 năm tuổi sinh trưởng bình quân của một số gia đình đạt trên 14 m3/ha/năm như gia đình 58 (14,9 m3/ha/năm), gia đinh 59 (14,2 m3/ha/năm) và gia đình 33 (14,2 m3/ha/năm). Các gia đình này đến nay vẫn chưa có biểu hiện gì về bệnh hại.

Khảo nghiệm 28 dòng keo lai tại Bầu Bàng, Bình Dương năm 2007. Một số dòng như 0806SM, BT4, 0106SM và 0106TB đều có chỉ số bệnh bằng 0 và sinh trưởng của các dòng này sau 3 năm tuổi lần lượt là: 25,9 m3/ha/năm; 24,8 m3/ha/năm; 24,6 m3/ha/năm và 23,1 m3/ha/năm).

3.4. Kết quả công nhận giống

            Trong 5 năm thực hiện đề tài đã tổ chức được hai Hội nghị công nhận giống và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận 9 dòng bạch đàn; 3 dòng keo lai; 5 dòng Keo lá tramg và 1 dòng Keo tai tượng là giống tiến bộ kỹ thuật. 2 dòng Keo lá tràm được công nhận là giống Quốc gia chi tiết được thể hiện ở các bảng 2, 3, 4, 5 và 6

Bảng 2: Các dòng bạch đàn được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật

Stt

Loài cây

Tên dòng

Chỉ số bệnh

Năng suất

(m3/ha/năm)

Văn bản công nhận

1

Bạch đàn

SM7

0,03

36,6

QĐ Số  3905/QĐ BNN/KHCN ngày 11 tháng 12 năm 2007

2

Bạch đàn

EF24

0,1

34,5

3

Bạch đàn

EF39

0,2

32,2

4

Bạch đàn

EF55

0,3

27,6

5

Bạch đàn

SM51

0,31

25,6

QĐ Số 3377/QĐ BNN/TCLN ngày 16 tháng 12 năm 2010

6

Bạch đàn

SM52

0,08

20,1

7

Bạch đàn

B28

0,29

26,5

8

Bạch đàn

B32

0,21

37,8

9

Bạch đàn

B34

0,00

39,6

Bảng 3: Các dòng keo lai được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật

Stt

Loài cây

Tên dòng

Chỉ số bệnh

Năng suất

(m3/ha/năm)

Văn bản công nhận

1

Keo lai

AH1

0

30,0

QĐ Số  3905/QĐ BNN/KHCN ngày 11 tháng 12 năm 2007

2

Keo lai

AH7

0

34,9

3

Keo lai

AH4

0

33,2

QĐ Số 3377/QĐ BNN/TCLN ngày 16 tháng 12 năm 2010

4

Keo lai

AM2

0

28,0

Đồng tác giả

QĐ Số 3954/QĐ BNN/KHCN ngày 11 tháng 12 năm 2008

5

Keo lai

AM3

0

29,0

Bảng 4: Các dòng Keo lá tràm được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật

Stt

Loài cây

Tên dòng

Chỉ số bệnh

Năng suất

(m3/ha/năm)

Văn bản công nhận

1

Keo lá tràm

AA15

0

33,6

QĐ Số  3905/QĐ BNN/KHCN ngày 11 tháng 12 năm 2007

2

Keo lá tràm

AA6

0

19,8

QĐ Số 3377/QĐ BNN/TCLN ngày 16 tháng 12 năm 2010

3

Keo lá tràm

AA7

0

20,3

4

Keo lá tràm

AA10

0

21,7

5

Keo lá tràm

AA12

0

19,7

Bảng 5: Các dòng Keo tai tượng được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật

Stt

Loài cây

Tên dòng

Chỉ số bệnh

Năng suất

(m3/ha/năm)

Văn bản công nhận

1

Keo tai tượng

M5

0

36,2

QĐ Số 3377/QĐ BNN/TCLN ngày 16 tháng 12 năm 2010

Bảng 6: Các dòng Keo lá tràm được công nhận giống Quốc gia

Stt

Loài cây

Kí hiệu dòng

Chỉ số bệnh

Năng suất

(m3/ha/năm)

Văn bản công nhận

1

Keo lá tràm

AA1

0

19,5-33,6

QĐ Số 3377/QĐ BNN/TCLN ngày 16 tháng 12 năm 2010

2

Keo lá tràm

AA9

0

23,3-32,7

Bảng 7: Các dòng Keo lai được công nhận giống Quốc gia

Stt

Loài cây

Kí hiệu dòng

Chỉ số bệnh

Năng suất

(m3/ha/năm)

Văn bản công nhận

1

Keo lai

MA1

0

18,6-25,0

Đồng tác giả

QĐ Số 3954/QĐ BNN/KHCN ngày 11 tháng 12 năm 2008

2

Keo lai

MA(M8)

0

18,6-28,0

 

4. KẾT LUẬN

1. Điều tra xác định các loại bệnh hại đối với bạch đàn và keo:

– Đối với bạch đàn, xác định được 22 loại nấm bệnh, trong đó có 2 loài nấm Cylindrocladium clavatum và Cylindrocladium scoparium lần đầu tiên ghi nhận có phân bố ở Việt Nam. Chọn giống kháng bệnh hại lá đối với các loài nấm sau: Cryptosporiopsis eucalypti, Kirramyces destructansCylindeocladium reteaudii.

      – Đối với keo, xác định được 22 loại bệnh, trong đó nấm Pythium vexans, gây bệnh thối rễ, khô cành ngọn Keo tai tượng lần đầu tiên được ghi nhận có ở Việt nam gây bệnh cho cây rừng. Chọn giống kháng bệnh đối với keo gồm các bệnh: hại lá do nấm Colletotrichum gloeosporioides, hại thân bệnh phấn hồng Corticium salmonicolor, bệnh hại rễ Pythium vexans và bệnh rỗng ruột đối với nấm Ganoderma spp.

2. Tuyển chọn được 30 cây trội bạch đàn và nhân giống được 22 dòng; 48 cây trội keo lai và nhân giống được 37 dòng; 42 cây trội Keo tai tượng và nhân giống được 28 dòng và nhập nội được 56 gia đình Keo lá tràm từ Ôxtrâylia.

3. Thiết lập được 26 ha khảo nghiệm các dòng keo và bạch đàn trên các vùng sinh thái bao gồm: 9 ha đã xây dựng năm 2007; 12,5 ha năm 2008 và 4,5 ha năm 2009 tại các tỉnh Hoà Bình, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định và Phú Yên.

Thiết lập được 0,5 ha vườn đầu dòng các dòng keo mới dẫn tại Đại Lải, Vĩnh Phúc gồm 21 dòng Keo lai và 24 dong Keo tai tượng.

4. Công nhận được 20 dòng là giống Tiến bộ kỹ thuật trong đó: Bạch đàn 9 dòng (SM7, EF24, EF39, EF55; SM51, SM52, B28, B32 và B34); 3 dòng keo lai (AH1, AH7 và AH4); 1 dòng Keo tai tượng (M5) và 7 dòng Keo lá tràm (AA1, AA6, AA7, AA9, AA10, AA12 và AA15). Trong đó có 2 dòng Keo lá tràm được công nhận là giống quốc gia AA1 và AA9).

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]