Nghiên cứu biến dị về hàm lượng xenlulose của các gia đình và xuất xứ bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) làm cơ sở cho cải thiện giống theo hiệu suất bột giấy

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO

Nguyễn Đức Kiên, Hà Huy Thịnh

La Ánh Dương, Đỗ Hữu Sơn, Lê Anh Tuấn

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Hiệu suất bột giấy là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình sản xuất bột giấy. Tuy nhiên, việc xác định hiệu suất bột giấy đòi hỏi thiết bị chuyên dụng, chi phí cao và yêu cầu lượng mẫu lớn. Xenlulose là thành phần chính của bột giấy và có tương quan rất chặt với hiệu suất bột giấy. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá biến dị về hàm lượng xenlulose trong gỗ của các xuất xứ và gia đình Bạch đàn urô phục vụ cho nghiên cứu chọn giống Bạch đàn urô có hiệu suất bột giấy cao cho trồng rừng. Hàm lượng xenlulose được xác định bằng phương pháp diglyme-HCl và được tiến hành cho 275 cây thuộc 62 gia đình của 9 xuất xứ bạch đàn urô 10 năm tuổi tại Ba Vì. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác rõ rệt về hàm lượng xenlulose giữa các xuất xứ, nhưng có sự sai khác rất rõ rệt các gia đình. Hàm lượng xenlulose có tương quan từ trung bình đến yếu với các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ trọng gỗ. Ứng dụng phương pháp chỉ số chọn lọc có thể chọn được những cá thể vừa có sinh trưởng tốt, tỷ trọng gỗ và hàm lượng xenlulose cao.

Từ khóa: Bạch đàn urô, hàm lượng xenlulose, hiệu suất bột giấy, chỉ số chọn lọc

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]