Một số kết quả nghiên cứu về di truyền trong lâm nghiệp

Trần Hồ Quang, Ngô Thị Minh DuyênTrung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệpViện Khoa học Lâm nghiệp việt namI. ĐẶT VẤN ĐỀDi truyền phân tử (molecular genetics) là một lĩnh vực được quan tâm và được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu thực vật trong thời gian gần đây và đạt được nhiều kết quả. Trong lâm nghiệp, di truyền phân tử được sử dụng trong nghiên cứu về trình tự bộ gen, về biểu hiện các chức năng của gene, về giám định loài và về mức độđa dạng của cá thể, quần thể.Các kỹ thuật di truyền phân tử được sử dụng gồm các kỹ thuật về ADN, các kỹ thuật về tách dòng gen (gene cloning), về biểu hiện gen (gene expression), về RNA và chủ yếu là RNA thông tin (messenger RNA), về enzyme vvCác kỹ thuật về ADN hiện được sử dụng phổ biến là Đa hình độ dài đoạn cắt giới hạn (Restriction Fragment Lenth Polymorphism – RFLP) và các kỹ thuật dựa vào chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction – PCR) như: Đa hình các đoạn ADN nhân ngẫu nhiên (Random Amplified Polymorphim ADN – RADP), Đa hình độ dài các đoạn nhân chọn lọc (Amplified Frangment Length Polymorphism – AFLP), Vi vệ tinh (Microsatellite).II. MỘt sỐ KẾT QUẢ nghiên cỨU VỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN phân TỬ trong Lâm nghiỆp ViỆt nam1. Đánh giá cấu trúc di truyền quần thể chọn giốngTrong nghiên cứu chọn giống cây rừng, đánh giá cấu trúc di truyền của quần thể chọn giống như vườn giống, rừng giống vv là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Các thông tin như mức độ đa dạng di truyền, mức độ thụ phấn chéo, mức độ biến dị trong và giữa các quần thể chọn giống, mức độ thụ phấn chéo, mức độ nhiễm phấn từ bên ngoài vào vv là những thông số di truyền cần thiết để tiến hành các hoạt động chọn tạo giống.

Đánh giá về mức độ thụ phấn chéo của 6 vườn giống/rừng giống Keo tai tượng (Acacia mangium) tại một số vùng sinh thái chính bằng 6 chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite) cho thấy tỷ lệ thụ phấn chéo có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con mà hạt được thu tại các vườn giống này. Kết quả sau 18 tháng trồng khảo nghiệm (bảng 1) cho thấy các cây con có nguồn gốc từ các vườn giống/rừng giống có mức độ thụ phấn chéo cao thì có sinh trưởng nhanh hơn (3.07 m tại Đông Hà) so với cây con có nguồn gốc từ vườn giống/rừng giống có tỷ lệ thụ phấn chéo thấp (11%) tại Ba Vì (2.04 m), mặc dù hai vườn giống này có nền tảng di truyền như nhau (Harwood et al., 2004).

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 123-126)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]