Lâm sinh đô thị Một nội dung thiết thực phục vụ xã hội

Trần Ngọc Đang

Nguyên giám đốc trung tâm Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I/ Tình hình sơ lược.

ở Việt Nam, trồng cây lâu niên tạo cảnh quan đã có cách đây hàng trăm năm, từ ý định sơ khai trồng cây làm đẹp, trường tồn mang nặng tính chất tâm linh đến giá trị thực mang tính khoa học phục vụ cuộc sống con người với tầm cao khiến thức cây xanh cảnh quan. Các địa danh Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Cố đô Huế, Lam Kinh, Hoa Lư, Nha Trang, Hải Phòng, Sơn Tây hàng trăm năm tuổi…dù đã trải qua các triều đại, nhiều cuộc kháng chống giặc ngoại xâm, các công trình kiến trúc có thể bị tàn phá, mất dấu tích … nhưng di vật cây xanh vẫn ít nhiều còn tồn tại ở nhiều nơi hoặc được ghi nhận trong nhiều cuốn sách cổ như: “Hải Thượng Lãn Ông ký sự liên kinh”, bộ “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn (1726 – 1784). Đặc biệt thời đại Hồ Chí Minh, các di vật cây xanh được lưu giữ ở nhiều nơi trong đó có vườn cây Phủ Chủ tịch, di sản xanh đặc biệt giá trị.

Với tầm quan trọng và giá trị đặc biệt của cây xanh cảnh quan môi trường thuộc nhóm cây lâm nghiệp tuổi thọ cao, bền vững đã và đang tồn tại, phát triển trong khu vực đô thị cần phải được bảo tồn nguồn gen và phát triển nhân rộng, phối lượng hài hoà với nhiều loài cây cảnh quan khác, tăng độ che phủ và làm đẹp cho cuộc sống con người.

Trung tâm ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp là đơn vị khoa học công nghệ thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Namngay từ khi mới thành lập đã đặt nội dung lâm sinh đô thị là một trong số những nhiệm vụ trọng tâm thiết thực phục vụ yêu cầu của xã hội. Trên 10 năm triển khai nội dung lâm sinh đô thị, Trung tâm đã tập trung vào một số yêu cầu chuyên môn kỹ thuật: lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, quy hoạch thiết kế chọn tập đoàn cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, thực hiện dự án nghiên cứu khả thi, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ… Một số kết quả tiêu biểu Trung tâm đã thực hiện và được sử dụng như:

– Phối hợp với Viện Điều tra quy hoạch rừng xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật tôn tạo cây xanh trong Phủ Chủ tịch (1989).

– Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tôn tạo cây xanh khu di tích kỷ niệm chiến thắng Đống Đa – Ngọc Hồi (1989).

– Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tôn tạo khu di tích đền Sóc Sơn (1992).

– Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng vườn thực vật núi Thuý – Ninh Bình (10 – 1994).

– Quy hoạch thiết kế cải tạo và tôn tạo cây xanh cảnh quan khu trung tâm thị xã Tam Điệp – Ninh Bình (1994)

– Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tôn tạo cây xanh khu nghĩa trang liệt sỹ Hà Nội – Ngọc Hồi (1995).

– Khảo sát đánh giá hiện trạng khu thảm cỏ Quảng trường Ba Đình phục vụ cho cải tạo thảm cỏ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1999).

– Khảo sát thiết kế, chọn cây xanh trồng phân tán khu kinh tế công nghiệp Dung Quất – Quảng Ngãi (2002).

– Nghiên cứu sử dụng lâu dài di sản đa dạng sinh học của tài nguyên thực vật để phục vụ cho việc tôn tạo cảnh quan các công trình văn hoá lịch sử (1966).

– Đề mục 2.3 nghiên cứu khả thi dự án trồng cây xanh cảnh quan tại làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam Đồng Mô – Hà Tây (2000).

– Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để bảo vệ và tôn tạo cho vườn cây di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1991 – 1995).

– Nghiên cứu xác định danh mục thực vật ở một số di tích lịch sử và tôn giáo chủ yếu ở miền Bắc và đề xuất biện pháp tôn tạo (1997 – 2000).

Gần đây, trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, xây dựng định hướng phát triển đến 2020, Trung tâm vẫn xác định lâm sinh đô thị là một trong những lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển. Với định hướng đó, Trung tâm đã bổ sung chức năng nhiệm vụ khoa học công nghệ, tăng cường năng lực cán bộ, trang thiết bị máy móc chuyên dùng để đủ điều kiện đảm nhận từ khâu thiết kế đến thi công, từng bước tự khẳng định mình trong lĩnh vực lâm sinh đô thị. Điều này đã được thể hiện trong một số công trình trong năm 2003 – 2004 như: Công trình tôn tạo cây xanh, cây cảnh cho khu lưu niệm và tượng đài cố Tổng bí thư Trần Phú – Hà Tĩnh. Công trình trồng cây xanh cho khu thương mại hải quan Mỹ Đình, Hà Nội và công trình tôn tạo cây xanh cho sân trường Đại học Thuỷ Lợi …

II/ Một số kinh nghiệm chính cho công tác lâm sinh đô thị.

Ng­ười làm công tác chuyên môn lâm sinh đô thị phải nắm vững kiến thức và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật canh tác lâm sinh dựa vào cơ sở sinh thái học.

– Biết chọn lọc, kế thừa những thành quả kỹ thuật canh tác cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây hoa cảnh trang trí…

– Xác định rõ tính chất mục tiêu sử dụng của các loại hình khu vực cần tu bổ, tôn tạo, phục hồi, bảo tồn… cây xanh cảnh quan môi tr­ường…

Ví dụ: Khu dân cư­, khu công nghiệp, khu di tích văn hoá lịch sử, khu du lịch, các tuyến giao thông đ­ường phố, quốc lộ… cần có những sự khác biệt.

– Nhất thiết phải khảo sát đánh giá môi trư­ờng sinh thái và hiện trạng của khu vực cần thiết kế trồng cây.

– Nắm vững, nhận biết đầy đủ tập đoàn các loài cây bao gồm cây cải tạo môi tr­ường, cây phong cảnh, cây trang trí… về các mặt tiêu chí, hình thái sinh tr­ưởng phát triển, kỹ thuật trồng, chăm sóc, duy trì, giá trị sử dụng, thẩm mỹ của các đối tư­ợng sử dụng, hư­ởng thụ.

– Thiết kế phải căn cứ vào từng loại hình công trình cụ thể mang sắc thái riêng, địa hình, công trình hạ tầng, kiến trúc đã và sẽ có, đối tư­ợng hư­ởng thụ, các loài cây thích hợp, tạo dáng mô hình, tạo dáng cây, dự kiến đ­ược sự sinh trư­ởng và phát triển lâu dài của cây trồng ở từng vị trí trong khu vực. Quan niệm môi trư­ờng cảnh quan bền vững gồm hai mặt: tập đoàn cây trồng giữ cho các cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc khu vực không bị ảnh h­ưởng.

– Ngư­ời thiết kế công trình lâm sinh đô thị phải làm đư­ợc nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát thi công cũng như­ việc hư­ớng dẫn kỹ thuật khi cần thiết.

III/ Sự cấp thiết và triển vọng phát triển về lâm sinh đô thị.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nền công nghiệp ngày càng hiện đại, đời sống văn hoá tinh thần nâng cao, cuộc sống của con ngư­ời đòi hỏi phải có môi tr­ường trong lành không bị ô nhiễm thì điều trư­ớc tiên đặt ra là tạo cây xanh che phủ, lọc khí bụi và trang trí làm đẹp cảnh quan.

ở nư­ớc ta các đô thị, khu dân c­ư đang hàng ngày nâng độ che phủ của cây xanh đ­ược tính theo m2 trên đầu ngư­ời sinh sống, mọi công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng xã hội, khu định cư­, giao thông đư­ờng bộ… đư­ợc Nhà nư­ớc phê duyệt đều có một phần đầu tư­ môi trư­ờng cây xanh. Nhiều công trình văn hoá du lịch mới đ­ược hình thành, khu di tích văn hoá lịch sử đư­ợc phục hồi, tôn tạo bao gồm các công trình kiến trúc và cây xanh cảnh quan, các công trình kiến trúc cơ sở, t­ư nhân biệt thụ nhà vư­ờn… đều có thiết kế cây xanh, môi tr­ường cảnh quan.

Lấy một dẫn chứng ngay ở thủ đô Hà Nội trong danh mục cụm công trình trọng điểm h­ướng tới kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Dự án “Bảo tồn, tôn tạo và khai thác khu thành cổ Cổ Loa” đã đ­ược Chính phủ thông qua năm 1999, Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch vào năm 2000, năm 2005 khởi công và hoàn thành vào năm 2009. Đã có rất nhiều hạng mục tôn tạo cây xanh của làng Việt cổ, các công viên, nhiều tuyến đường…

Qua một số dẫn liệu giới thiệu ở bài này, tuy còn rất sơ l­ược nh­ưng cũng cho ta thấy lâm sinh đô thị là một lĩnh vực thiết thực, phát triển cùng xã hội.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]