Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD

Nguyễn Hoàng Nghĩa – Viện Khoa học Lâm nghiệp

Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh – Viện Công nghệ sinh học

I. MỞ ĐẦU

Gõ đỏ (Cà te, Gõ cà te) có tên khoa học là Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib (hoặc Pahudia xylocarpa Kurz) thuộc họ Đậu (Leguminosae), họ phụ Vang (Caesalpinoideae), là loài cây gỗ lớn, cao tới 30 m và đường kính đạt tới 80 – 100 cm. Cây sống trong rừng nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá, có phân bố ở Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hoà và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Phân bố không tập trung mà gặp như các cây cá thể rải rác cùng các loài cây khác trong rừng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999). Gỗ Gõ đỏ rất được ưa chuộng trên thị trường, được dùng rộng rải để đóng đồ gỗ, bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp, đồ mỹ nghệ. Các “nu gõ” rất có giá trị và được bán rất đắt. Chính vì những lý do trên mà Gõ đỏ đang bị khai thác đến cạn kiệt ở khắp nơi. Số lượng cây cá thể có kích thước lớn bị giảm sút nhanh chóng và hiện không còn nhiều. Các chuyến khảo sát gần đây cho thấy số lượng cây cá thể trưởng thành của loài trong tổ thành rừng tự nhiên là khá thấp, hầu hết trước đây đã từng bị khai thác nhiều lần, nên nguồn gen của loài đã bị suy giảm mạnh. Do vậy việc đánh giá đa dạng di truyền của loài ở các xuất xứ khác nhau là một nhu cầu cấp thiết góp phần vào việc lựa chọn các khu bảo tồn in situ và xây dựng quần thụ bảo tồn ex situ.Những năm gần đây các chỉ thị phân tử được dùng rộng rãi trong nghiên cứu phân loại ở một số loài cây trồng, trong đó chỉ thị RAPD được sử dụng khá rộng rãi bởi kỹ thuật này đơn giản và ít tốn kém. RAPD đã được sử dụng để xác định mối quan hệ phát sinh loài ở các loài Citrus (Federici et al., 1998) Juglans regia (Nicese et al., 1998), cây hoa mõm chó (Jimenez et al., 2005), và các loài Tinospora (Ahmed et al., 2005). ở Việt Nam, RAPD đã được sử dụng vào nghiên cứu đa dạng di truyền ở loài Lim xanh (Quách Thị Liên et al., 2004) và loài Tràm (Trần Quốc Trọng et al., 2005).Bài viết trình bày những kết quả về sử dụng chỉ RAPD trong nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa các xuất xứ loài Gõ đỏ nhằm đưa ra đề xuất về việc bảo tồn nguồn gen đối với loài cây quan trọng này.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Vật liệu

Mẫu lá của 50 cây Gõ đỏ được thu hái từ rừng tự nhiên của 4 tỉnh (Đồng Nai, Đắc Lắc, Gia Lai, Ninh Thuận) và 1 khu rừng trồng 50 tuổi ở Đắc Lắc (Bảng 1) đã được sử dụng.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]