Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Nguyễn Thị Hải Hồng

Phân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Sao đen (Hopea odorata Roxb.) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) là hai loài cây bản địa gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ cho thấy Dầu rái và Sao đen sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ và sinh trưởng kém hơn ở vùng Tây Nguyên. Nguồn giống, mật độ trồng, phương thức trồng và tuổi rừng đều cho thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa đến sinh trưởng, phát triển của rừng trồng.

Từ khóa: Rừng trồng, Sao đen, Dầu rái, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

I. MỞ ĐẦU

Sao đen (Hopea odorata Roxb.) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae),là hai loài cây bản địa gỗ lớn thường xanh, có giá trị kinh tế cao, chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới, từng có quần thụ lớn trước đây giờ đang được xếp vào loài bị suy thoái nghiêm trọng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). Vì vậy, hai loài này được xếp vào nhóm loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng cảnh quan, đô thị và khu công nghiệp (Bộ NN & PTNT, 2004). Đến năm 2005, Bộ NN & PTNT quyết định đưa hai loài cây Sao đen và Dầu rái này vào danh mục các loài cây chủ yếu tiên phong cho trồng rừng sản xuất tại 3 vùng sinh thái lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Mặc dù kỹ thuật gây trồng Dầu rái và Sao đen đã được hướng dẫn trong quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng rừng Dầu rái và Sao đen(Bộ Lâm Nghiệp, 1988; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2005), nhưng thực tế các mô hình rừng trồng 2 loài cây này ở 3 vùng sinh thái đã cho thấy có sự khác biệt về sinh trưởng và khả năng phát triển.Chính vì vậy, việc điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại các vùng trọng yếu là cần thiết, làm cơ sở để xây dựng các nghiên cứu tiếp theo nhằm rút ra những kỹ thuật lâm sinh tốt nhất để phát triển 2 loài cây này theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả rừng trồng và rút ngắn chu kỳ kinh doanh.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 218-224)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]