Hồi (Ilicium verum Hook.F) là cây đa mục đích vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tinh dầu hồi là nguyên liệu quí trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Hơn nữa, hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới nên tinh dầu hồi còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Hàng năm các nước trên thế giới đã tiêu thụ khoảng 25000 tấn tinh dầu, trong đó các nước Châu á tiêu thụ khoảng 28%, các nước Châu Mỹ tiêu thụ khoảng 40%, các nước Châu Âu 20%, còn lại ở các nước khác (Pavlovna, 1977, dẫn từ Nguyễn Ngọc Tân, 1987). Như vậy, nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới là rất lớn. ở nước ta, hồi được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc, nhưng tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, đa số rừng hồi hiện nay có nguồn giống chưa được cải thiện, nên năng suất còn rất thấp. Để nâng cao năng suất chất lượng rừng Hồi, việc cải thiện giống Hồi là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tế sản xuất. Chọn giống và nhân giống vô tính là hai nội dung quan trọng trong quá trình cải thiện giống cây rừng nói chung và giống Hồi nói riêng, đồng thời là một trong những nội dung của đề tài “Xây dựng mô hình rừng Hồi có sản lượng cao trên cơ sở giống đã được chọn lọc” thuộc chương trình 661 mà Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện từ năm 1999-2003. Trong phạm vi bài này xin giới thiệu kết quả bước đầu về vấn đề chọn giống và nhân giống vô tính.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng năm 2022
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng có năng suất cao chống chịu bệnh mục ruột phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn”.
Các tin khác
- Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD
- Kết quả giâm hom hồng tùng phục vụ trồng rừng bảo tồn nguồn gen
- Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Việt Nam dựa trên đa hình ADN genome và lục lạp
- Danh sách các tiến bộ kỹ thuật đề nghị được công nhận năm 2008 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Nghịch lý giống cây rừng