Sáng ngày 22/05/2019, tại Văn phòng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, GS. TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện, cùng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng và đại diện Ban Đào tạo, Hợp tác Quốc tế đã đón tiếp Đoàn công tác của Trường Đại học Lâm nghiệp Nanjing, Trung Quốc, do TS. Zhu Jiangang, Hiệu trưởng Trường Giáo dục Quốc tế (thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp Nanjing) làm trưởng đoàn.
Hai bên cùng nghe giới thiệu về lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các thành tựu đạt được của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Lâm nghiệp Nanjing. Hai bên thảo luận các vấn đề cùng quan tâm như hợp tác nghiên cứu và chuyển giao về các lĩnh vực cải thiện giống cây rừng, phục hồi và quản lý rừng bền vững, chế biến gỗ, thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu… Hai bên cũng thảo luận việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị cũng như các chương trình đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Hai bên nhất trí cử đầu mối liên hệ, biên soạn và ký kết Biên bản ghi nhớ, phát triển mối quan hệ hợp tác về nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo giữa hai bên./.
ĐTHT
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.