Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thân ngầm và Nhân giống trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel Ex de Lehaie ) bằng giâm hom

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thân ngầm và Nhân giốngtrúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel Ex de Lehaie ) bằng giâm hom

Dương Mộng Hùng

Trường Đại học Lâm nghiệp

Trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel Ex de Lehaie ) còn có tên địa phương gọi là Mạy khoán cáo, Rào Pến, là loài cây á nhiệt đới, ở nước ta được trồng nhiều tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và vầ một số huyện phía Bắc Thái Nguyên. Trong các tỉnh trên, Cao Bằng có diện tích Trúc lớn nhất. Nhiều năm qua, Trúc sào là nguyên liệu sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Cao Bằng nhưmành , chiếu Trúc, bàn, ghế… . Thân Trúc sào thẳng, mọc tản , độ thót ngọn nhỏ , nên hệ số sử dụng cao, vách thân dày nên được dùng để làm ván ghép, hàm lượng Xellulo cao (60%), sợi dài trung binh 2mm nên làm bột giấy tốt. Gốc, rễ cây được làm đồ mỹ nghệ có giá trị. Mỗi ha có thể thu được trung bình 1000kg măng tươi, trong đó chứa tới 17 loại a xit amin. ở Trung Quốc, lá Trúc sào còn được dùng để chế biến thành nước uống có tác dụng giải nhiệt tốt. Đặc biệt, Trúc sào có hệ thân ngầm và bộ rễ phát triển chằng chịt ở dưới đất nên có khả năng giữ đất, giữ nước trên vùng đồi núi dốc rất tốt.

Trúc sào sinh sản chủ yếu bằng thân ngầm. Tuy nhiên cũng có năm ra hoa kết hạt. ở nước ta Trúc sào lác đác có ra hoa nhưng tỷ lệ kết hạt rất thấp, hạt không có sức sống. Trên thực tế, nhân dân địa phương sử dụng gốc cây 1-2 năm tuổi có một đoạn thân ngầm hoặc đoạn thân ngầm dài từ 50-60 cm làm vật liệu giống trồng rừng. Lượng vật liệu giống như vậy không đủ cung cấp cho trồng rừng qui mô hàng ngàn ha mỗi năm. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của thân ngầm và biện pháp nhân giống cho Trúc sào để cung cấp cơ sở khoa học nghiên cứu nhân giống tốt cho phát triển trồng rừng, đồng thời góp thêm cơ sở cho kinh doanh rừng Trúc sào năng suất cao và bền vững là rất cần thiết.

1. Nội dung nghiên cứu

1.1.Đặc điểm sinh trưởng phát triển thân ngầm Trúc sào.

1.2.Nghiên cứu giâm hom thân ngầm Trúc sào.

1..2.1.ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng (ABT1, NAA và 2,4 D) đến hình thành cây hom. Các nồng độ nghiên cứu: Đối chứng (không xử lý), ABT1, NAA: 25, 50và 100ppm. 2,4D: 10,20 và 40 ppm.

ABT1: Chất điều hoà sinh trưởng do Viện Khoa học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc tổng hợp.

NAA : AxitNaphtalen Axetic.

2,4 D : AxitDichlorophenoxyaxetic.

Thời gian xử lý: ngâm hom trong các dung dịch chất điều hoà sinh trưởng (ĐHST) 12 giờ vào ban đêm.

1.2.2. ảnh hưởng của độ dài hom (số đốt) đến hình thành cây hom

Hom 2 đốt, 4 đốt và 6 đốt, mỗi hom có ít nhất 1 chồi ngủ.

1.2.3.ảnh hưởng của tuổi hom đến hình thành cây hom : Tuổi 1 (Thân ngầm ra vào năm làm thí nghiệm: 2002), tuổi 2 (Thân ngầm ra năm 2001) và tuổi 3 (Thân ngầm ra năm 2000).

2. Phương pháp nghiên cứu

Trên diện tích rừng Trúc sào 5 tuổi tại Lang Môn — Nguyên Bình — Cao Bằng thiết lập 3 ô tiểu chuẩn điển hình, diện tích ô tiêu chuẩn 200m2 để đo đếm xác định cây tiêu chuẩn trung bình. Đào hệ thân ngầm của 30 cây tiêu chuẩn trung bình.

Thân ngầm Trúc sào được lấy tại Nguyên Bình- Cao Bằng, được xử lý và giâm tại địa phương. Hom được sử dụng cho các thí nghiệm 2.1. và 2.3 có 4 đốt. Hom được sử dụng cho các thí nghiệm 2.1. và 2.2 ở tuổi 2.

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức thí nghiệm có 20 hom, lặp lại 3 lần. Các luống thí nghiệm được che bớt ánh sáng bằng lưới cản quang, giữ ẩm thường xuyên bằng thùng tưới hoa sen.

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ xuân 2002, được theo dõi hàng tuần theo các chỉ tiêu: số cây còn sống, ra chồi măng, ra lá. Sau 2 tháng quan sát bộ rễ, thu thập số liệu lần cuỗi.

Các kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê toán học.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.Đặc điểm sinh trưởng phát triển của thân ngầm Trúc sào

Chỉ tiêu ĐV Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5
Số lượng thân ngầm trungbình cái 4,0 3,3 3,0 1,7 1,0
Đương kính thân ngầm trung bình cm 2,0 1,9 1,7 1,7 1,5
Chiều dài thân ngầm trung bình cm 85 102 107 183 123
Số đốt thân ngầm trung bình Đốt 13 15 17 30 24
Số đốt có chồi măng Đốt 1 3,3 1,7 2 0
Độ sâu phân bố thân ngầm trung bình cm 20 18 22 20 18
Màu sắc thân ngầm Vàng nhạt Vàng Vàng đậm Xám Xám đen

Số lượng thân ngầm trung bình giảm dần theo chiều tăng của tuổi. Số thân ngầm tuổi 1 nhiều nhất (4 thân), tiếp đó là tuổi 2 (3,3) thân, tuổi 3 (3 thân), tuổi 4 (1,7 thân) và ít nhất la tuổi 1, chỉ có 1 thân. Như vậy sau khi trồng, năm tiếp theo thông thường từ gốc cây mẹ chỉ sinh ra 1 thân ngầm. Đường kính trung bình thân ngầm giảm dần, ngược lại chiều dài của chúng lại tăng dần theo tuổi. Đường kính trung bình thân ngầm ở tuổi 1 lớn nhất (2,0cm) nhưng chiều dài trung bình lại ngắn nhất (85cm). Chiều dài trung bình thân ngầm ở tuổi 4 lớn nhất (180cm), nhưng đường kính trung bình chỉ đạt 1,7cm. Số đốt trung bình có qui luật giống như của chiều dài của thân ngầm, biến động từ 13 tuổi 1) đến 30 (tuổi 4) đốt. Thân ngầm tuổi 2 sinh ra nhiều chồi măng nhất (trung bình 3,3 chồi măng), tuổi 5 không có chồi măng nào, tuổi 3 và 4 có trung bình 1,7 và 2 chồi măng. Thân ngầm có hướng bò không theo một qui luật nhất định, có khả năng tránh chướng ngại vật và tìm đến nơi có điều kiện sống thuận lợiđộ ẩm, dinh dưỡng cao…). Độ sâu phân bố thân ngầm dao độngtừ 18-22cm.

Thân ngầm sinh trưởng theo nhịp điệu hàng năm, mỗi tuổi ứng với một nhịp điệu sinh trưởng. Kết thúc một nhịp điệu, thân ngầm không sinh trưởng nữa, đầu ngọn bị thối nhũn và thui chột . Sang năm sau, chồi ở gần ngọn thân ngầm nhất nảy mầm thành măng và phát triển thành thân ngầm mới, tiếp tục một nhịp điệu sinh trưởng khác. Thân ngầm ở tuổi 2 có đường kính lớn, chiều dài và số đốt thân khá, số lượng thân ngầm và số chồi măng trung binh có trên 1 thân cũng lớn nhất, có màu vàng đặc trưng dễ nhận biết.

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]