Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. MỞ ĐẦU

Giống là khâu cực kỳ quan trọng và là bước đột phá lớn nhất trong việc tăng năng suất cây trồng, cho dù đó là cây nông nghiệp hay cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp là cây dài ngày nên công tác chọn giống cây rừng đòi hỏi nghiên cứu triển khai trong nhiều năm và một đội ngũ cộng tác viên đông đảo tại các cơ sở.

Trong giai đoạn 1980-2000, đã có tới 150 xuất xứ của 15 loài Bạch đàn được thử nghiệm gây trồng ở nước ta. Trong vòng 20 năm (1980- 2000) đã có trên 20 khảo nghiệmđược triển khai, trải dài suốt từ Bắc tới Nam, tại nhiều vùng sinh thái và trên nhiều dạng lập địa khác nhau đã là cơ sở tốt để chọn được các loài và xuất xứ có triển vọng trong toàn quốc và cho từng vùng. Hàng chục loài và gần 100 xuất xứ keo Acacia vùng thấp đã được quan tâm khảo nghiệm từ những năm 1980. Trong số nhiều loài keo được đưa vào khảo nghiệm thì 3 loài là Keo lá liềm, Keo lá tràm và Keo tai tượng đã chứng tỏ có nhiều xuất xứ đáp ứng được yêu cầu trồng rừng trên diện rộng do có sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cao. Gần đây Keo lai tự nhiên và nhân tạo cũng đã trở thành cây trồng rừng chủ lực ở nhiều vùng.

(Kỷ yếu Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp miền Bắc – Trang 11-21)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]