Canh tác nương rẫy và vấn đề tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên của đồng bào Bahnar ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai (1)

Trần Văn Con

Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tây Nguyên là một vùng còn nhiều rừng và tỷ lệ che phủ lớn nhất trong nước (57%), nhưng đây cũng là vùng có tốc độ mất rừng lớn nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng, trong đó hai nguyên nhân chính thường được nói đến: Rừng bị phá để sản xuất lương thực vì nhu cầu tồn tại của hàng triệu dân nghèo sống trong và xung quanh rừng; rừng bị mất do các nhu cầu ngày càng tăng của con người về gỗ, nhất là gỗ củi và các lâm sản khác.

Trong thời gian từ năm 1976-1990 diện tích rừng bị mất hàng năm ở Tây Nguyên lên đến 30,4 nghìn ha, từ năm 1991-1995 tốc độ mất rừng có giảm nhưng vẫn ở mức độ báo động với trung bình hàng năm là 25,2 nghìn ha (Viện Điều tra Qui hoạch rừng, 1996). Những nguyên nhân mất rừng do khai thác lạm dụng, sai qui trình, cháy rừng… còn có thể hạn chế được bằng các biện pháp hành chính, nhưng những nguyên nhân liên quan đến nhu cầu sinh tồn của những người dân nghèo bản xứ thì mọi biện pháp bảo vệ rừng sẽ không có hiệu quả nếu không có các giải pháp tạo sinh kế bền vững cho họ.

Dân tộc Bahnar với khoảng 13 vạn người là một trong những dân tộc bản địa lớn nhất ở Tây Nguyên. Họ tập trung ở các huyện phía đông Gia Lai và Kon Tum, trong đó huyện K’Bang với 44% tổng dân số, là một trong những trung tâm văn hóa của người Bahnar. Nguồn sống chính của họ từ bao đời nay chỉ dựa vào hệ canh tác nương rẫy đã trở thành tập quán và truyền thống, hệ canh tác này của đồng bào Bahnar có quan hệ chặt chẽ đến việc quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng tự nhiên. Việc vận động đồng bào Bahnar tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng là một vấn đề cực kỳ quan trọng và muốn đạt kết quả phải hiểu rõ các đặc trưng, tập quán canh tác của họ để xây dựng những giải pháp thích hợp làm cho họ có ý thức tham gia một cách tích cực và hiệu quả. Hiện tại họ đang sống bằng hệ canh tác nương rẫy và được coi là những người phá rừng(?).

Vấn đề đặt ra là: chúng ta làm gì để chuyển những người nông dân nghèo từ chỗ phá rừng vì nhu cầu tồn tại thành những người tích cực bảo vệ và xây dựng rừng?

Nghiên cứu này được xuất phát từ luận đề rằng: Công tác quản lý bảo vệ rừng không thể tách rời các vấn đề kinh tế-xã hội. Người dân địa phương chỉ quan tâm bảo vệ rừng khi rừng trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế và tinh thần cho họ. Vì vậy, muốn quản lý rừng bền vững phải chú ý đến 3 yếu tố xã hội sau đây:

* Duy trì và nâng cao mức sống của cộng đồng dân địa phương, đặc biệt là người sống nhờ vào rừng;

* Các hoạt động có ảnh hưởng đến rừng;

* Sự phân phối lợi ích và cơ hội sử dụng tài nguyên rừng cho các thế hệ.

Mục tiêu của nghiên cứu này là góp phần tìm hiểu nền văn hóa nương rẫy của đồng bào Bahnar, từng bước nâng cao và ổn định đời sống văn hóa và tinh thần cho họ, tạo động lực để chuyển họ từ những người được coi là phá rừng thành những người tham gia tích cực trong sự nghiệp quản lý bền vững rừng tự nhiên.

I. Lịch sử nghiên cứu

Canh tác nương rẫy là một dạng sử dụng đất có lịch sử từ hàng ngàn năm và tỏ ra rất phù hợp với các điều kiện sinh thái của vùng rừng nhiệt đới. Trong hệ canh tác nương rẫy truyền thống, ở một thời điểm tối đa chỉ có 5-10% diện tích đất được canh tác, diện tích còn lại được bỏ hoá để thảm rừng tự phục hồi gọi là thời kỳ hưu canh (fallow).

 

[1]Bài báo này dựa trên kết quả nghiên cứu của một đề án do chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan (VNRP) tài trợ.

Ngày nay, canh tác nương rẫy được nhiều người coi là nguyên nhân chính của nạn mất rừng nhiệt đới, với sức ép của sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu về đất thì phương thức canh tác lãng phí đất và ít hiệu quả này tỏ ra không còn thích hợp. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã coi nương rẫy du canh như là một phương pháp có hiệu quả nhất để đối phó với các thực tế sinh thái của vùng rừng nhiệt đới (Cox và Atkins, 1976), nhưng nó chỉ thích hợp với điều kiện dân số thấp (dưới 50 người/km2); trong nhiều trường hợp, phương thức canh tác nương rẫy du canh truyền thống còn có tác dụng tích cực trong quá trình diễn thế và tái tạo của rừng (Odum, 1971; Bodley, 1976).

Để tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất thay thế cho hệ canh tác nương rẫy du canh, người ta đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu khảo nghiệm. Trong đó các hệ canh tác nông lâm kết hợp (NLKH), các mô hình lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) tỏ ra có nhiều triển vọng nhất để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và sinh thái mà các nước đang phát triển phải đối mặt: (i) Bùng nổ dân số và đói nghèo; (ii) Cạn kiệt tài nguyên rừng.

Tại địa bàn huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai nơi mà diện tích rừng tự nhiên còn khá nhiều và cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hệ canh tác nương rẫy của đồng bào Bahnar bản địa; các hoạt động nghiên cứu đã cho thấy: Việc tham gia quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân địa phương có nhiều ưu điểm và trở ngại. Về ưu điểm: dân địa phương có thể thay đổi tập quán canh tác và kìm hãm được sự tàn phá rừng; họ thường xuyên làm ăn, đi lại trong rừng, cho nên có thể kiểm soát được lửa rừng, ngăn chặn việc sử dụng bừa bãi tài nguyên rừng như chặt trộm gỗ, săn bắn bừa bãi, khai thác khoáng sản tàn phá môi trường rừng…Do vậy, những người ở tại rừng và bên cạnh rừng có thể trở thành những người bảo vệ rừng tốt nhất, họ sẽ là chìa khoá bảo vệ rừng nếu họ được hưởng các quyền lợi kinh tế từ rừng. Mặt trở ngại: Để dân địa phương tham gia quản lý, bảo vệ rừng là vấn đề khó và tốn kém thời gian; bởi vì cần phải có sự đào tạo, hướng dẫn và quan trọng hơn là phải có sự tổ chức để họ có những khả năng cần thiết. Ngoài ra còn phải tính đến các đặc trưng về phong tục tập quán của mỗi dân tộc, các tập tục và tín ngưỡng của đồng bào địa phương có một vai trò quyết định trong việc đồng bào có chấp nhận một công nghệ mới hay không. Và về phía chúng ta, cần hiểu rõ tập tục và tín ngưỡng của đồng bào địa phương.

Tóm lại, sự thúc bách hiện nay đối với việc mở rộng và ứng dụng các hệ canh tác tiến bộ và bền vững để thay thế dần các hệ thống sử dụng đất không hợp lý và thiếu bền vững đã hướng mạnh tới các thế hệ công nghệ mới. Trong việc tìm kiếm để thiết lập các tiềm năng và giá trị của các hệ canh tác một đòi hỏi rõ ràng và cấp bách là việc tìm hiểu, chẩn đoán và đánh giá các đặc trưng, các tồn tại và nhu cầu trong các hệ thống sử dụng đất để từ đó có thể thiết kế những hệ canh tác tốt hơn, tận dụng được các lợi thế sinh thái và kinh tế xã hội của từng vùng sinh thái, từng cộng đồng cụ thể.

Để làm việc này, các hoạt động thiết thực và cơ bản là nghiên cứu đánh giá các công nghệ canh tác đã có hoặc tiềm tàng. Dù các công nghệ chưa biết, hoặc đã biết nhưng chưa được thử nghiệm ở một vùng cụ thể, thì việc tiến hành các khảo nghiệm (hay xây dựng mô hình trình diễn) là việc cần thiết. Đây chính là cách nghiên cứu phát triển hay nghiên cứu thích nghi.

II. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận là các lý thuyết về nông lâm kết hợp (NLKH), nông nghiệp du canh, lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) và các phương pháp tiếp cận, phát triển hệ canh tác, chẳng hạn hệ thống và phương pháp tiếp cận phát triển hệ canh tác của FAO.

Phương pháp luận làm nền tảng cho nghiên cứu của đề án là phương pháp Chẩn đoán và Thiết kế (The Diagnosis and Design (D&D) methodology) được xây dựng và phát triển bởi tổ chức ICRAF và đã được phân tích, tổng luận ở nhiều công trình (Raintree, 1986; Miller, et al, 1989). Phương pháp này nhằm phân tích các hạn chế và tiềm năng của hệ canh tác hiện tại và các kỹ thuật công nghệ dự tuyển; được chia làm 4 giai đoạn: tiền chẩn đoán, chẩn đoán các trở ngại, thiết kế các giải pháp can thiệp và lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp can thiệp.

Địa điểm nghiên cứu được chọn là hai xã Sơn Lang và Sơ Pay, huyện K’Bang.

III. Kết quả và thảo luận

1. Hiện trạng môi trường vùng nghiên cứu

* Môi trường vật lý

Xã Sơn Lang và Sơ Pay nằm ở phía bắc huyện, trên cao nguyên Kon Hà Nừng, địa hình chia cắt phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Có 3 dạng địa hình chính: (i) Địa hình núi trung bình với độ cao 800-1.100m, chia cắt mạnh, dốc; (ii) Địa hình sơn nguyên với độ cao 750-900m; (iii) Địa hình đồi thấp ở phía nam với các thung lũng nhỏ, ít chia cắt hơn.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa: nhiệt độ bình quân 22-25oC, lương mưa bình quân năm 2.500mm, chia làm hai mùa rõ rệt.

Có nhiều loại đất khác nhau, nhưng có thể phân thành hai nhóm chính: (i) Các loại đất phát triển trên đá mẹ granit và (ii) Các loại đất phát triển trên đá mẹ bazan. Nói chung đất còn tốt, màu mỡ.

Diện tích rừng còn nhiều và tài nguyên sinh học rất phong phú, rất thuận lợi để phát triển lâm nông nghiệp kết hợp. Từ trường hợp của hai xã nghiên cứu, có thể đánh giá khái quát về môi trường vật lý của vùng nghiên cứu như sau:

Khó khăn: (1) Đây là vùng núi, địa hình chia cắt phức tạp; (2) Độ dốc lớn, nguy cơ xói mòn đất rất cao; (3) Hệ thống giao thông và cơ sở vật chất, kỹ thuật kém phát triển.

Thuận lợi:(1) Độ che phủ của rừng còn lớn với tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú; (2) Điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp.

* Môi trường văn hóa – xã hội

Dân tộc Bahnar sống trên địa bàn huyện K’Bang chiếm đến 44,21% và họ là dân bản địa còn các dân tộc khác đều di cư từ nơi khác đến, chủ yếu là sau ngày giải phóng đến nay.

Mật độ dân số toàn tỉnh: 57,56 người/km2, của huyện K’Bang: 23,89 người/km2.

Xã Sơn Lang có tổng số hộ là 265 và 1321 nhân khẩu, trong đó người Bahnar có 206 hộ với 1.117 khẩu, người Kinh có 55 hộ với 183 khẩu và Tày có 4 hộ với 21 khẩu. Mật độ dân số trong xã khoảng 4 người/km2. Xã Sơ Pay có tổng số 669 hộ và 3.604 nhân khẩu, trong đó người Bahnar có 101 hộ và 647 người, người Kinh 486 hộ và 2.577 người, người Tày 20 hộ và 90 người, người Nùng 32 hộ và 155 người và các dân tộc khác là 30 hộ và 135 người.

Bình quân số khẩu trong một hộ là 6 người. Namchiếm 52,9% trong cộng đồng.

+ Lao động: Tổng số lao động đang làm việc ở xã Sơn Lang là 628 người chiếm 46,7%, bình quân 2,4 lao động/ hộ. Xã Sơ Pay có 1.503 lao động chiếm 41,7%, bình quân mỗi hộ có 2,2 lao động.

+ Học vấn: Trong tổng số 105 hộ điều tra ở 3 thôn của xã Sơn Lang có 637 người thì có 361 người được coi là biết chữ (tức là đang hoặc đã học qua lớp 1,2,3 trở lên), chiếm 56,67%.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar bị chi phối sâu sắc bởi các điều kiện địa lý tự nhiên của Tây Nguyên, đồng thời liên quan khăng khít với hệ canh tác nương rẫy đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Gắn liền với đời sống hàng ngày của người Bahnar là các lễ nghi, phong tục… mang nặng tính văn hóa cộng đồng công xã của những người nông dân canh tác lúa trên cạn, ở cảnh quan rừng. Do sống nhờ rừng và tồn tại gắn bó lâu đời với rừng, người Bahnar hiểu biết rừng sâu sắc, trong văn hóa của họ nổi bật những dấu ấn đời sống miền rừng, hài hòa thích ứng với cảnh quan môi trường tự nhiên. Đánh giá về môi trường văn hóa-xã hội ở vùng nghiên cứu chúng ta có tóm tắt:

Thuận lợi:(1) Mật độ dân số trong vùng chưa cao; (2) Dân địa phương có bản chất trung thực, cần cù, chịu khó và có truyền thống cách mạng cao; (3) Việc thiết lập các doanh nghiệp nhà nước cùng với sự hòa nhập của người Kinh đã góp phần tạo nên những nhân tố mới trong cộng đồng.

Khó khăn:(1) Các tập quán lạc hậu vẫn còn phổ biến trong đời sống cộng đồng, trong khi đó những truyền thống tốt đẹp, những kiến thức bản địa lại có nguy cơ bị xói mòn do các biến động xã hội; (2) Làn sóng di cư tự do của các tộc người khác từ miền Bắc và miền Trung vào là một nguy cơ tiềm năng gây sức ép lên tài nguyên rừng trong vùng; (3) Đại đa số đồng bào còn sống trong nghèo đói, nguồn sống chủ yếu chỉ dựa vào hệ canh tác nương rẫy, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.

* Môi trường chính sách/thể chế

Để giải quyết các vấn đề nghèo đói và kém phát triển ở các vùng dân tộc miền núi, Nhà nước Việt Namđã có hàng loạt các chính sách với những ưu tiên rất cao. Các chính sách đó đã được cụ thể hóa bằng việc thực hiện các chương trình/ dự án như: định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, chương trình 327 và 661… Phải thừa nhận rằng các chương trình và dự án này đã đạt được những thành tựu to lớn và tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho việc cải thiện điều kiện sống của đồng bào miền núi. Tuy nhiên, khi phân tích hiệu quả của các chương trình thực hiện tại địa bàn nghiên cứu thấy rằng các kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được những gì mà chúng ta mong muốn. Bởi vì, trên thực tế, đồng bào địa phương ở vùng nghiên cứu vẫn tiếp tục lối sống du canh du cư và hiện trạng nghèo đói vẫn chưa chấm dứt. Nguyên nhân chính của tình hình này là: (1) Thiếu kế tục bền vững của các dự án và/hoặc người dân không tiếp tục được các hoạt động khi dự án kết thúc vì họ vẫn ở trong tình trạng thiếu lương thực; (2) Thiếu các biện pháp bảo trì các công trình hạ tầng đã xây dựng nên sử dụng kém hiệu quả; (3) Thiếu kỹ năng kỹ thuật để thực hiện các hoạt động phát triển; (4) Các giả thuyết về nhu cầu và quyết định thường đi từ trên xuống, ít có sự tham gia của người dân; (5) Thiếu sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng; và (6) Các chính sách chưa cụ thể và linh hoạt ở cấp vi mô (ví dụ chính sách giao đất, khoán rừng, tín dụng…).

* Hiện trạng sử dụng đất

Chúng ta thấy trong sản xuất nông nghiệp, đất rẫy chiếm tỷ lệ khá cao. Phân tích các chỉ tiêu bình quân về sử dụng đất ở vùng nghiên cứu chúng ta thấy bức tranh sau đây:

– Đối với dân Bahnar ở 3 thôn của xã Sơn Lang: Bình quân diện tích canh tác của mỗi hộ là 13.344 m2, trong đó lúa rẫy là 6.386 m2, chiếm 47,8%; lúa nước 123,8 m2, chiếm 0,93%; rẫy trồng ngô và sắn 1.268,6 m2, chiếm 9,5%; rẫy trồng đậu các loại 432,4 m2, chiếm 3,2%; diện tích trồng cà phê 5.138 m2, chiếm 38,5%.

– Đối với các hộ Tày và Nùng di cư thì bình quân diện tích canh tác là 8.694 m2, trong đó lúa rẫy 5.500 m2, chiếm 63,2%; lúa nước 444,4 m2, chiếm 5,1%; rẫy trồng ngô-sắn 194,4 m2, chiếm 2,2%; rẫy trồng đậu xanh 2.167 m2, chiếm 24,9% và cà phê 389 m2, chiếm 4,47%. Chi tiết về các kiểu sử dụng đất và năng suất ở các thôn điều tra được ghi ở biểu 2.

Biểu1. Hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu (đến 12/1996) đơn vị: ha

Loại đất Huyện Kbang Xã Sơn Lang Xã Sơ Pay
Tổng diện tích tự nhiên 189.096,00 35.800,00 13.130.00
I.Đất nông nghiệp 11.182,57 821,70 1.056,86
1. Đất trồng cây hàng năm 10.116,42 400,30 837,54
a. Đất ruộng lúa, màu 479,40 7,50 74,90
b. Đất nương rẫy 7.371,20 285,00 754,47
c. Đất trồng cây hàng năm khác 2.265,82 107,80 8,17
2. Đất vườn tạp 637,40 213,40 114,12
3. Đất trồng cây lâu năm 417,25 208,00 101,70
4. Đất có mặt nước trồng thuỷ sản 11,50 3,50
II. Đất lâm nghiệp 148.803,19 32.426,81 10.757,21
1. Đất có rừng tự nhiên 147.712,82 32.227,81 10.349,41
2. Đất có rừng trồng 1.087,17 199,00 407,30
3. Đất vườn ươm 3,20 0,50
III. Đất chuyên dùng 2.823,15 2.103,89 86,60
IV. Đất ở 616,55 16,70 20,00
V. Đất chưa sử dụng 25.670,54 430,90 1.209,33

(Nguồn: Phòng địa chính huyện)

Biểu 2.Phân tích tình hình sản xuất nương rẫy

Các chỉ tiêu Thôn 1-SL Thôn 2-SL Thôn 3-SL Thôn 6-SP
Lúa rẫy:

– Diện tích

– Sản lượng

– Năng suất

28,1 ha

22.690 kg

807,5 kg/ha

23,95 ha

20.330 kg

849,8 kg/ha

15 ha

16.810 kg

1.120,6 kg/ha

9,9 ha

12.170 kg

1,229,3kg/ha

Lúa nước:

– Diện tích

– Sản lương

– Năng suất

0,7 ha

1.500 kg

2.142,8kg/ha

0,6 ha

1.300 kg

2.166,7 kg/ha

0,8 ha

1.800 kg

2.250kg /ha

Ngô

– Diện tích

– Sản lượng

– Năng suất

0,65 ha

500 kg

769,2 kg

Mì (sắn)

– Diện tích

– Sản lượng

– Năng suất

7,47 ha

8.430 kg

1.128,5kg/ha

Đậu xanh

– Diện tích

– Sản lượng

– Năng suất

2,49 ha

2.748 kg

1.103,6 kg/ha

2,05 ha

2.338 kg

1.140,5

kg/ha

3,9 ha

4.180 kg

1.071,8kg/ha

Cà phê

– Diện tích

– Sản lượng

– Năng suất

29,25 ha

8.430 kg

288,2 kg/ha

17,6 ha 7,1 ha 0,7 ha

* Cơ cấu các nguồn thu và chi tiêu trong hộ gia đình

Nguồn thu quan trọng nhất vẫn là hoạt động nương rẫy, bình quân mỗi hộ thu: 2.262.080 đồng, (bình quân đầu người là 377.000đồng/năm). Nguồn thu thứ hai là nhận khoán bảo vệ rừng. Bình quân mỗi nhân khẩu được giao bảo vệ 6 ha rừng, với giá 35.000 đ/ha-năm. Thu nhập bình quân đầu người từ nguồn này là: 210.000 đồng/ng-năm. Các nguồn thu nhập khác như lương hưu, phụ cấp cán bộ xã… chỉ có ở một số ít hộ, cộng với các nguồn thu từ các hoạt động ngoài nương rẫy để chia cho bình quân đầu người, theo ước tính có thể đạt 150.000/ng-năm. Như vậy, tổng thu nhập bình quân người đạt khoảng 737.000 đồng/năm (khoảng 57 US$), thấp hơn rất nhiều mức thu nhập bình quân của toàn tỉnh (214 US$).

Chi tiêu trong gia đình: Tiêu thụ lương thực của đồng bào Bahnar bình quân là 240kg/người-năm. Phần lớn các gia đình tự túc được lương thực, một số gia đình phải mua lương thực (chủ yếu là các hộ cán bộ có lương và không làm được rẫy). Chỉ có rất ít hộ bán lương thực. Về chi tiêu tiền mặt, bình quân mỗi hộ chi khoảng 2 triệu đồng/năm với cơ cấu chi như sau: (1) Chi cho ăn uống: 59%; (2) Chi cho chữa bệnh: 7%; (3) Chi cho giáo dục:10%; (4) Chi khác: 24%.

2. Phân tích các đặc trưng của hệ canh tác nương rẫy

Chúng ta xem xét hệ canh tác nương rẫy theo quan điểm hệ thống. Một hệ thống nông trại du canh bao gồm:

Thành phần (phân hệ) chủ yếu có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau, đó là:

– Hộ gia đình là đơn vị ra quyết định, nó thiết lập các mục tiêu cho hệ thống; điều khiển sự hoạt động của hệ thống, phân phối sử dụng lao động và các nguồn lực đầu vào.

– Là điều kiện môi trường vật lý, đối tượng để hộ gia định tác động với các mục tiêu khác nhau: (1) Chọn một mảnh rừng, phát đốt để canh tác rẫy; (2) Môi trường để hoạt động hái lượm, săn bắn (các hoạt động ngoài nương rẫy để tăng thu nhập, bổ sung lương thực, thực phẩm…).

– Rẫy, cùng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trên đó, cung cấp việc làm, lương thực, thu nhập cho nông trại.

Tác động qua lạigiữa các thành phần này là rất chặt chẽ và phức tạp, đòi hỏi phải có sự phân tích thận trọng.

Đầu vàochủ yếu là năng lực lao động của hộ và các kiến thức của họ về môi trường, về kỹ thuật canh tác, về năng lực quản lý. Không sử dụng bất kỳ vật tư kỹ thuật nào (như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…).

Đầu ra là lương thực, thực phẩm, chất đốt, vật liệu làm nhà, đan, dệt, thuốc men…

Mục tiêu: Đáp ứng các nhu cầu cơ bản của gia đình, hướng tới việc cải thiện mức sống vật chất và tinh thần.

Chiến lược để đáp ứng mục tiêu:Tự cung, tự cấp.

Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên các quá trình tự nhiên diễn ra trong hệ sinh thái rừng; nguồn dinh dưỡng cho cây trồng dựa vào vòng chu chuyển vật chất của hệ sinh thái tự nhiên (thông qua đốt). Rẫy hoạt động theo nguyên tắc lỗ trống, như là một giai đoạn trong chu trình diễn thế, và tái tạo lại rừng nhờ quá trình bỏ hóa lâu (hàng chục năm).

Biên giới của hệ:Lĩnh vực của làng theo tập tục truyền thống: bao gồm rừng núi, sông suối, đất canh tác, làng bản… được điều hành do một bộ máy tự quản đứng đầu là chủ làng (chủ đất) trên cơ sở của các luật tục.

Tổ chức thứ bậc của hệ:Các hệ canh tác cụ thể (lúa cạn, ngô, mì, cà phê…), sự hội nhập của các nông hộ và nương rẫy của họ trong cộng đồng làng xã…

*Chukỳ canh tác

Hệ canh tác truyền thống của đồng bào Bahnar được tiến hành theo một chu trình khép kín và tuân theo một nông lịch khá chặt chẽ. Chutrình này được chia làm 6 công đoạn: Chọn địa điểm và phát dọn, đốt, chọc tỉa, làm cỏ và chăm sóc, thu hoạch, và hưu canh. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi phải có những quyết định nghiêm túc liên quan đến địa điểm, thời vụ, cây trồng và năng lực lao động. Một quyết định thiếu chính xác đối với bất kỳ công đoạn nào đều có thể dẫn đến mất mùa.

*Lịch thời vụ

Hệ canh tác nương rẫy gắn chặt với thiên nhiên và bị thiên nhiên chi phối, nên yếu tố thời

vụ đóng một vai trò khá quan trọng trong hoạt động sản xuất của đồng bào các dân tộc ở vùng cao. Thời vụ luôn luôn gắn liền với diễn biến thời tiết mà chủ yếu là thời điểm bắt đầu của mùa mưa. Vì vậy, không có lịch thời vụ cố định, nó có sự xê dịch tùy địa bàn sinh hoạt và diễn biến thời tiết hàng năm. Đó cũng là nguyên nhân sự khác nhau về nông lịch giữa người Bahnar với các dân tộc khác (do địa bàn cư trú khác nhau).

*Chi phí lao động và năng suất

Kết quả điều tra phỏng vấn trong các hộ gia đình về chi phí lao động và năng suất trong canh tác nương rẫy được tổng hợp trong bảng sau:

Biểu 3. Chi phí lao động và năng suất canh tác nương rẫy (đơn vị/ ha)

 

Công đoạn lao động Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba
B qu©n B ®éng B qu©n B ®éng B qu©n B ®éng
1. Phát, dọn 40 +/-20 10 +/-5 10 +/-5
2. Đốt 2 +/-2 1 +/-1 1 +/-1
3. Chọc tỉa, trồng 25 +/-15 26 +/-15 26 +/115
4. Chăm sóc, bảo vệ 100 +/-20 120 +/-20 140 +/-20
5. Thu hoạch 35 +/-10 33 +/-10 33 +/-10
Tổng cộng (công) 202 +/-67 190 +/-51 210 +/-51
Năng suất (tấn/ha) 1,5 +/-0,5 1,2 +/-0,4 0,8 +/-0,4

Tất cả các thành viên trong gia đình (kể cả trẻ em từ 10 tuổi trở lên) đều có thể tham gia vào các công việc trên nương rẫy, tỷ phần tham gia của giới vào các loại công việc có khác nhau tùy theo tính chất công việc và sức lực, khả năng của giới.

Từ bảng 3 ta có thể tính được giá trị bình quân một ngày công mang lại trong hoạt động rẫy ở vụ thứ nhất là 7,4kg thóc; vụ thứ hai là 6,3kg thóc và vụ thứ ba chỉ đạt 3,8kg thóc.

*Đặc trưng sản xuất vật chất

Tất cả các nhu cầu về đời sống vật chất của đồng bào Bahnar đều được đáp ứng bằng cách tự cung tự cấp từ kinh tế nương rẫy và khai thác tài nguyên tự nhiên trong hệ sinh thái rừng. Trong đó, rẫy là nguồn cung cấp chủ yếu về lương thực và thực phẩm cũng như các nguyên vật liệu để dệt vải; còn hệ sinh thái rừng thì cung cấp vật liệu làm nhà, củi đun, và bổ sung thêm về lương thực, thực phẩm thông qua các hoạt động khai thác tự nhiên như hái lượm, săn bắt… Đời sống vật chất của họ phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên nên mức sống không thể cao.

* Đặc trưng về văn hóa và tập quán

Có thể nói hệ canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào Bahnar là nền văn hóa mang nặng tính cộng đồng công xã của những người nông dân canh tác lúa cạn ở môi trường rừng nhiệt đới. Gắn chặt với nền văn hóa nương rẫy này là các lễ thức nông nghiệp, các phong tục và tập quán rất đặc trưng do sự chi phối của hoàn cảnh môi trường sống và bản sắc dân tộc.

+ Hệ canh tác nương rẫy truyền thống có các ưu, nhược điểm sau:

ưu điểm:(i) Là phương thức sử dụng đất linh hoạt, hợp lý và hiệu quả nhất để đối phó với các thực tế sinh thái của rừng nhiệt đới. (ii) Được xây dựng dựa trên những kiến thức rất sâu sắc của người dân bản địa về môi trường rừng và các quá trình tự nhiên. (iii) Không đòi hỏi mức đầu tư cao, kỹ thuật canh tác đơn giản phù hợp với khả năng của dân bản địa.

Nhược điểm: (i)Hệ canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất bấp bênh. (ii) Độ phì của đất trong hệ canh tác nương rẫy giảm rất nhanh, nguy cơ thoái hóa đất lớn. (iii) Xét về mặt tài nguyên rừng, việc đốt cây là một sự lãng phí. (iv) Hệ canh tác không thích hợp với xu thế tăng lên về dân số, và nhu cầu phát triển hòa nhập xã hội hiện đại.

Sự thay đổi của hệ thống canh tác nương rẫy và ảnh hưởng của nó đến tài nguyên rừng:

Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực để ngăn chặn nạn phá rừng và bảo vệ rừng. Một trong các nỗ lực đó là việc thực hiện chương trình 327. Các lâm trường ở vùng K’Bang bắt đầu thực hiện chương trình này từ năm 1993. Tại xã Sơ Pay, Lâm trường Sơ Pay trong các năm 1993, 1994 đã giao khoán cho 3 thôn Bahnar 3.861 ha rừng để bảo vệ (chưa giao xuống tận hộ) với giá trả cho thôn lúc đó là 50.000 đồng/ha. Đến năm 1996 bắt đầu giao xuống từng hộ, năm 1997 đã có 170 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với tổng số là 5.950 ha (bình quân 33 ha/ hộ) với giá 35.000 đồng/ha-năm. Tại xã Sơn Lang, Lâm trường Hà Nừng đã giao được 6.042 ha rừng cho các thôn 1A, 1B, 2 và 3 quản lý bảo vệ. Tuy vậy, vẫn không ngăn chặn được việc phát rừng làm rẫy. Từ khi có dự án 327- các lâm trường đã qui hoạch vùng làm nương rẫy cho đồng bào trên diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy đã bỏ từ nhiều năm trước và cấm hẳn việc phát rẫy vào rừng tự nhiên còn giàu. Thế nhưng việc phát rừng giàu vẫn xẫy ra. Ví dụ tại xã Sơ Pay: năm 1993 và 1994 có 30 ha rừng tốt bị chặt làm rẫy, năm 1995: 20 ha, năm 1996: 18 ha và năm 1997: 1 ha. Tại địa phận Lâm trường Hà Nừng (xã Sơn Lang) từ 1991-1992 có 40 ha, 1993: 7,5 ha, 1994: 25 ha, 1995: 11 ha, 1996: 19 ha và 1997 là 23,5 ha rừng bị phá. Thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho thấy diện tích rừng tự nhiên bị phá làm rẫy trong toàn tỉnh qua mấy năm vừa qua như sau: 1994: 790 ha, 1995: 402,6 ha, 1996: 1.649,5 ha và đến tháng 9/1997 là 115,2 ha. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó:

– Thứ nhất: Đời sống của đồng bào tại chỗ (Bahnar) còn quá thấp và chưa được cải thiện

– Thứ hai: Sự tăng dân số nhanh không những do tăng tự nhiên mà trầm trọng hơn là tình trạng di dân tự do vào các vùng rừng. Dân di cư vào vùng rừng nhằm hai mục đích đều có ảnh hưởng đến rừng: (1) Để làm ăn sinh sống lâu dài và như vậy họ cần đất canh tác. (2) Để khai thác trộm gỗ quí đem bán kiếm tiền.

Từ hai nguyên nhân này đã tạo ra những sức ép buộc đồng bào Bahnar phá rừng làm rẫy: (1) Do rẫy cũ giảm độ phì và tăng mật độ cỏ dại buộc đồng bào phải bỏ để phát rẫy mới và họ thường thích phát vào rừng gỗ lớn để đỡ công làm cỏ; (2) Do đồng bào di cư tự do vào có nhu cầu đất canh tác nên đã mua rẫy (bằng nhiều hình thức rất tế nhị như: cho, đổi, thuê, mượn…), đồng bào Bahnar địa phương bán rẫy cũ và đi sâu vào rừng làm rẫy mới; ngoài ra còn có một số người Kinh từ Bình Định lên tạm trú mua rẫy trồng đậu xanh hàng hoá một vài vụ rồi tiếp tục bán lại rẫy để về quê; (3) Do phong trào trồng cây cà phê công nghiệp, một số khu rừng bị phá để trồng cà phê.

3. Xác định các vấn đề và tiềm năng

Các phân tích trên đây đã cho thấy, mục tiêu của các nông hộ Bahnar ở vùng nghiên cứu là: (i) Có đủ lương thực dùng quanh năm; (ii) Có thể thỏa mãn các nhu cầu khác như: nơi ở, quần áo, học hành và chăm sóc sức khỏe; (iii) Vươn tới đời sống sung túc hơn; và (iv) Được cộng đồng chấp nhận. Để đạt được các mục tiêu này, họ dựa chủ yếu vào hệ canh tác nương rẫy và hệ thống canh tác này phụ thuộc rất lớn vào môi trường vật lý, môi trường văn hóa xã hội và môi trường chính sách thể chế. Các trở ngại liên quan đến đầu ra, đầu vào và môi trường đã được chẩn đoán và tóm tắt ở biểu 4 và biểu 5.

4. Thiết kế các giải pháp can thiệp

* Chiếc lược phát triển chung cho hệ thống

Các điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện K’Bang và trường hợp hai xã nghiên cứu cho phép xác định cơ cấu phát triển kinh tế của vùng là lâm nông công nghiệp kết hợp. Điều đó đã được khẳng định trong các nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, công tác quản lý rừng không thể tách rời các vấn đề kinh tế-xã hội, nghĩa là mục tiêu của nó không chỉ là duy trì tài nguyên rừng cho việc kinh doanh lâm nghiệp, mà quan trọng hơn là việc gắn kết kinh doanh lâm nghiệp như là một thành tố quan trọng của phát triển bền vững; sự liên kết các chức năng của rừng với các khía cạnh kinh tế- xã hội và môi trường trong phát triển nông thôn miền núi.

Về phương diện sử dụng đất, theo chúng tôi, để quản lý rừng bền vững có ba chiến lược sau đây: (1) Sử dụng bền vững chính bản thân rừng tự nhiên để biến nó thành giá trị và do đó khuyến khích được sự quan tâm bảo vệ rừng của người dân (một số ví dụ về sử dụng rừng bền vững như: tổ chức săn bắn, nuôi trồng, thu hái lâm đặc sản dưới rừng, khai thác bền vững…). Tuy nhiên, ở đây sẽ có một nguy cơ rừng bị sử dụng quá mức cho phép. Vấn đề là phải xây dựng được các qui tắc sử dụng bền vững và có cơ chế để kiểm soát được việc thực hiện các qui tắc đó. (2) Sử dụng bền vững đất canh tác nông nghiệp để ổn định lương thực, giảm sức ép đối với rừng. Tăng cơ cấu cây hàng hóa để tạo nguồn thu nhập nhằm xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho hộ nông dân và cộng đồng làng, xã. (3) Tăng cường đầu tư trồng rừng phủ xanh đất trống, trồng cây đa mục đích trên đất canh tác nương rẫy và vườn nhà để tự túc được nguồn chất đốt và gỗ gia dụng, giảm sức ép vào rừng tự nhiên.

Trong việc thực hiện các chiến lược này, các mô hình sử dụng đất theo các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là hết sức quan trọng. Những kiến thức canh tác tiến bộ, những chính sách thích hợp, linh hoạt và cụ thể cần phải được nghiên cứu, tích lũy, phổ biến và chuyển giao xuống tận người nông dân.

Biểu 4. Phân tích các biến số đầu vào của nông hộ

Biến số Hiện trạng Trở ngại Nguyên nhân Tiềm năng can thiệp
S. lượng Đặc trưng
Tµi nguyªn ®Êt (vÝ dô t&oti

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]