Canh tác nương rẫy của một số dân tộc thiểu số ở tây nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất rừng

Võ Đại Hải, Trần Văn Con,

Nguyễn Xuân Quát và các cộng tác viên

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tây Nguyên bao gồm 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng với tổng diện tích 57.373 km2 và dân số 4.058.512 người (số liệu năm 1999). Đây là vùng đất có vị trí địa lý chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới nắng ấm, mưa nhiều, diện tích che phủ của rừng còn rất lớn và nguồn tài nguyên sinh học khá đa dạng. Đất đai Tây Nguyên rất phong phú và còn tương đối màu mỡ, đặc biệt là quĩ đất bazan thể hiện tiềm năng rất lớn cho phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, những thế mạnh và tiềm năng to lớn này của Tây Nguyên chưa được khai thác và sử dụng đúng mức, tài nguyên rừng quí giá ngày càng bị giảm sút. Một trong những nguyên nhân chính là tình trạng phá rừng làm rẫy của một bộ phận rất lớn đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên do cuộc sống du canh, du cư.

Tây Nguyên có khoảng hơn 30% dân số là người dân tộc thiểu số bản địa, cộng thêm một bộ phận không nhỏ dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc. Hầu hết họ sống dựa vào việc chặt, đốt rừng làm nương rẫy. Phương thức canh tác này hiệu quả không cao, mà còn là nguyên nhân chính phá huỷ nguồn tài nguyên rừng quý giá của Tây Nguyên. Mặc dù từ những năm 1975 đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới vấn đề định canh, định cư, đầu tư nhiều dự án để thực hiện vấn đề này nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn. Nạn du canh, du cư vẫn tiếp diễn, rừng tự nhiên ở Tây Nguyên hàng năm vẫn bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng.

Xuất phát từ vấn đề đó, được sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức International Foundation for Science (IFS), chúng tôi đã thực hiện chuyên đề nghiên cứu về canh tác nương rẫyở Tây Nguyên nhằm phác họa bức tranh hiện trạng và đặc điểm canh tác nương rẫy của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đề xuất một số chính sách, giải pháp góp phần sử dụng hợp lý đất rừng, tiến tới quản lý bền vững tài nguyên rừng ở Tây Nguyên.

I. Tổng quan về canh tác nương rẫy ở Tây Nguyên

Các dân tộc Tây Nguyên cư trú ở 4 kiểu cảnh quan địa hình khác nhau: vùng núi trung bình, vùng núi thấp, vùng cao nguyên và vùng đồi -thung lũng. Mỗi kiểu cảnh quan địa hình có các điều kiện sinh sống và canh tác khác nhau: hoặc là thuận lợi hơn, hoặc là khó khăn hơn, cho phép hình thành các buôn làng dày hơn hay thưa hơn với quy mô làng bản khác nhau. Trên các loại địa hình vùng trũng và cao nguyên – nơi có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện, canh tác thuận lợi, ví dụ vùng trũng Kon Tum, cao nguyên Pleiku và Buôn Ma Thuột, tập trung nhiều buôn làng với quy mô rất đông đúc. Trong khi đó trên các dạng địa hình núi, đặc biệt là vùng núi trung bình, đất dốc, những nơi xa xôi hẻo lánh, dân cư thường thưa thớt hơn. Mật độ phân bố buôn làng và dân cư không chỉ gắn với yếu tố địa hình, cảnh quan mà còn quan hệ với trình độ canh tác và mức độ ổn định cuộc sống.

Canh tác nương rẫy là hình thức chủ yếu có vị trí quan trọng nhất trong việc cung cấp lương thực và thực phẩm cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vì canh tác ruộng nước chưa phổ biến, chỉ xuất hiện ở một số bộ phận cư dân người Ja Rai, Bahnar,… sống ở những điều kiện thuận lợi, thích hợp với sản xuất lúa nước. Trong thực tế, canh tác lúa nước của đồng bào Tây Nguyên vẫn rất thô sơ và quảng canh, không có bón phân hoặc thâm canh như người Kinh. Bên cạnh rẫy và ruộng, kinh tế vườn ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với các làng đã được định canh định cư. Nhưng nhìn chung kinh tế vườn vẫn chưa giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế hộ gia đình ở Tây Nguyên.

Hệ canh tác nương rẫy gắn chặt với rừng và lấy hệ sinh thái rừng làm cơ sở, nó vừa là nguyên nhân của sự suy giảm rừng, và chính sự suy giảm tài nguyên rừng lại tác động mạnh mẽ đến hệ canh tác đó. Cho đến những năm 1960, vùng Tây Nguyên còn được rừng rậm bao phủ ở khắp mọi địa hình; người dân Tây Nguyên còn duy trì được hệ canh tác nương rẫy truyền thống của họ với thời gian bỏ hóa dài hàng chục năm. Về sau, nhất là sau ngày giải phóng miền Nam (1975), diện tích rừng có nhiều biến động lớn do việc thành lập các doanh nghiệp Nhà nước với quy mô khai thác lớn, dân số gia tăng,… đã tác động mạnh đến hệ canh tác nương rẫy của đồng bào bản địa Tây Nguyên. Trên đại thể đã hình thành hai khu vực khác biệt về phương thức canh tác:

(1) Khu vực thứ nhất gồm những nơi còn nhiều rừng, chủ yếu là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trong khu vực này, về cơ bản mật độ dân số còn thưa, nên vẫn duy trì được hệ canh tác nương rẫy truyền thống. Tuy nhiên, phương thức canh tác cũng đã có một số thay đổi nhất định do hoàn cảnh đã khác trước. Rừng ít nhiều bị suy giảm, hàng rào pháp lý không cho phép chọn bất kỳ diện tích nào để làm rẫy, đặc biệt việc cấm phát rẫy ở rừng già là nơi mà dân bản địa vẫn ưa thích. Thời gian canh tác rẫy dài hơn, thời gian bỏ hóa ngày càng bị rút ngắn.

(2) Khu vực thứ hai gồm những nơi có địa hình bằng phẳng và thuận lợi về giao thông, mật độ dân số đông hơn. Việc khai thác rừng ở khu vực này đã diễn ra với cường độ mạnh dẫn đến diện tích rừng còn rất ít. Người dân làm rẫy ở vùng này buộc phải chọn đến cả trảng cây bụi, trảng cỏ để canh tác. Do đó quy trình canh tác cũng thay đổi theo, không cần phát, đốt rồi chọc tỉa mà phải cuốc đất trước khi chọc tỉa. Cường độ quay vòng sử dụng đất mau hơn, thời gian bỏ hóa chỉ còn một vài năm, thảm cây phục hồi chỉ ở dạng thảm cỏ, trảng bụi đã được khai thác lại.

Các sức ép của sự gia tăng dân số và các nhu cầu xã hội đã làm thay đổi căn bản bức tranh về canh tác nương rẫy ở Tây Nguyên. Bên cạnh nguyên nhân phá rừng làm rẫy, các nguyên nhân khác như khai thác rừng sai quy trình và lạm dụng, việc mở rộng diện tích trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê đã làm cho tài nguyên rừng ở Tây Nguyên giảm đáng kể cả về số lượng và chất lượng.

Có thể nói canh tác nương rẫy vẫn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng ở các tỉnh Tây Nguyên và đây cũng là vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm giải quyết.

II. nội dung và phương pháp nghiên cứu

1. Nội dung

Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và nhân văn vùng Tây Nguyên.

Điều tra đặc điểm canh tác nương rẫy của một số đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm sử dụng hợp lý đất rừng ở Tây Nguyên.

2. Phương pháp nghiên cứu

Các bước nghiên cứu được sơ đồ hoá như sau:

Thu thập thông tin, tài liệu đã có
Phân loại đối tượng điều tra
Điều tra, khảo s¸t
Phỏng vấn
Thu thập và phân tích số liệu
Kiến nghị và đề xuất

– Phương pháp nghiên cứu:Phỏng vấn trực tiếp, kết hợp với khảo sát hiện trường. Từ những thông tin đã có tiến hành phân loại và lựa chọn đối tượng, địa điểm điều tra. Cụ thể đã chọn 5 dân tộc điển hình sau đây (xem biểu 2):

Biểu 2. Các dân tộc và địa điểm điều tra canh tác nương rẫy

TT Dân tộc điều tra §ịa điểm điều tra
1 Dân tộc Ja Rai Xã Ụa M’nông, huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai
2 Dân tộc Xê §ăng Xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
3 Dân tộc M’Nông Xã §ắc Nuê, huyện Lắc, tỉnh §ắc Lắc
5 Dân tộc Giẻ Triêng Xã §ắc Môn, huyện §ắc Lây, tỉnh Kon Tum
6 Dân tộc Chu Ru Xã Ka §ô, huyện §ơn Dương, tỉnh Lâm §ồng

 

Phương pháp được áp dụng là điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).

Trong các xã điều tra, tiến hành lựa chọn một số thôn điển hình để điều tra các hộ. Tuỳ theo tình hình biến động của các nhân tố điều tra mà số hộ phỏng vấn có thể chiếm từ 20-40% tổng số hộ của xã.

III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội Tây Nguyên

* Điều kiện tự nhiên

+Vị trí địa lý: Tây Nguyên nằm trong toạ độ địa lý từ 11o13’ – 15o15’ vĩ độ Bắc; và từ 107o02’ – 109o05’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Tây giáp Lào, Căm Pu Chia và tỉnh Bình Dương; phía Đông giáp các tỉnh Duyên hải miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận và phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai.

+ Địa hình: Địa hình Tây nguyên bị chia cắt rất mạnh, độ dốc lớn, kiểu địa hình phức tạp và độc đáo. Địa hình núi chiếm khoảng 40% diện tích toàn vùng, phần còn lại là những cao nguyên rộng bằng phẳng hoặc dốc thoải.

+ Khí hậu thuỷ văn: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khí hậu Tây Nguyên có những đặc trưng chính sau đây:

(1)Nền nhiệt độ cao, tổng tích ôn và lượng ánh sáng dồi dào;

(2)Lượng mưa bình quân năm lớn, nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian:

nơi mưa nhiều nhất đạt từ 2.500-3.000 mm/ năm, nơi ít nhất từ 1.200-1.400 mm/ năm; 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau;

(3)Các yếu tố khí hậu thuỷ văn của Tây Nguyên bị phân hoá theo mùa rất sâu sắc, trong đó sự trùng hợp của các mặt bất lợi dẫn đến cảnh tượng khô nóng và thiếu nước trầm trọng trong mùa khô.

+ Thổ nhưỡng: Tây nguyên có nhiều loại đất khác nhau hình thành trên các loại đá như mácma acid, mácma kiềm và trung tính, sét biến chất, cát, đá xốp,… Trong đó có các nhóm đất chính là:

(1)Đất đỏ vàng phát triển trên đá mácma acid, chiếm 36%;

(2)Đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển trên đá bazan và đá trung tính, chiếm 32%;

(3)Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất, chiếm 14%;

(4)Đất xám bạc màu trên đá granit, phù sa cổ;

(5)Ngoài ra, còn có các loại đất phù sa và đất đen phát triển trên đá Tuff.

*Điều kiện kinh tế – xã hội

+ Dân số, dân tộc: Dân số Tây Nguyên năm 1999 có 4.058,5 nghìn người. Trong những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 2,7%. Dân số tăng một phần là do tăng tự nhiên, phần nữa là tăng cơ học do các làn sóng di dân tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung đến làm ăn sinh sống tại Tây Nguyên. Mật độ dân số phân bố trong vùng rất không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn và ven các trục đường giao thông.

Khoảng 40% dân số Tây Nguyên là người dân tộc ít người sống chủ yếu bằng phương thức canh tác nương rẫy.

Đặc điểm chung của các dân tộc Tây Nguyên là mỗi dân tộc cư trú theo một lãnh thổ nhất định, đan xen nhau. Khoảng 70% các dân tộc bản địa chủ yếu cư trú ở các vùng cao, có nhiều rừng đó là các dân tộc như Xê Đăng, Giẻ triêng, M’Nông, Rơ Mân,…; chỉ có một số ít dân tộc như Ja Rai, Ê Đê, Bahnar sống ở các vùng thuận lợi hơn, có những buôn làng khá tập trung. Nhìn chung, kết cấu các dân tộc Tây Nguyên rất phức tạp, có quá trình phát triển không đồng nhất; trình độ dân trí, kinh tế-xã hội không đồng đều; phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tâm lý xã hội,… rất đa dạng.

+ Tình hình di dân: Di dân đang là một chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, song đối với Tây Nguyên cũng là một vấn đề lớn về quản lý, đặc biệt là quản lý tài nguyên rừng. Tình hình di dân tự do đang có chiều hướng gia tăng tại tất cả các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt sôi động là các vùng có điều kiện thuận lợi về đất đai và nguồn nước để phát triển các cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu,… ở Đắc Lắc và Lâm Đồng. Nó cũng chính là một trong những tác nhân hủy hoại tài nguyên rừng và môi trường sinh thái với tốc độ báo động ở Tây Nguyên trong những năm qua.

+ Tình hình kinh tế – xã hội: Theo số liệu của Uỷ ban Dân tộc miền núi thì Tây Nguyên hiện có 100 xã, 700 buôn làng ở 42 huyện với khoảng 40.000 hộ và 250.000 dân sống ở vùng sâu vùng xa, với những điều kiện đặc biệt khó khăn, chỉ có 5-7% số hộ khá, có thu nhập bình quân đầu người từ 60-70 ngàn đồng/ tháng; số hộ có thu nhập bình quân đầu người 30-40 ngàn đồng/tháng chiếm từ 15-20%; số hộ có thu nhập từ 15-25 ngàn đồng/tháng chiếm 55%; số có thu nhập dưới 15 ngàn đồng/tháng chiếm 20-25%. Tỷ lệ mù chữ 40- 50% dân số.

+ Tài nguyên thực vật rừng:Sự phong phú về điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu và đất đai của Tây Nguyên đã tạo nên những hệ sinh thái rừng đặc sắc với thảm thực vật và khu hệ động vật đa dạng, phong phú. Tây Nguyên là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật: từ Malaysia – Indonesia đặc trưng là các loài cây họ Dầu; từ ấn Độ – Myanma với các loài cây họ Bàng, họ Tử vi; từ Hymalaya – Vân Nam – Qùi Châu tiêu biểu với các loài thông; và luồng thực vật bản địa phía Bắc Việt Nam với các loài re, giẻ,… đã tạo nên hệ thực vật Tây Nguyên phong phú nhất đất nước. Theo số liệu thống kê ở Tây Nguyên có trên 4.500 loài thực vật thuộc 1200 chi của 224 họ; riêng các loài cây gỗ có trên 700 loài, thuộc 90 họ của hai ngành thực vật hạt trần và hạt kín.

2. Đặc điểm chung về canh tác nương rẫy ở Tây Nguyên

Tất cả các dân tộc bản địa cư trú trên địa bàn Tây Nguyên đều sống bằng nghề phát nương làm rẫy. Hầu hết các dân tộc di cư đến Tây Nguyên (kể cả một bộ phận không nhỏ người Kinh) cũng tham gia canh tác nương rẫy. Mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng trong canh tác nương rẫy, nó phản ánh nhận thức, kinh nghiệm, truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo của họ. Tuy nhiên, ta vẫn thấy những nét chung của hệ canh tác nương rẫy ở Tây Nguyên là:

+ Hệ canh tác là một phương thức sử dụng đất, trong đó một mảnh rừng được phát dọn, thường là bằng lửa để trồng cây lương thực một vài vụ, rồi bỏ hóa để chuyển sang phát một mảnh rừng khác;

+ Mỗi năm, đồng bào chỉ canh tác một mùa rẫy tương ứng với mùa mưa của từng vùng. Chu trình canh tác được diễn ra với nhiều công đoạn khác nhau và tuân thủ một nông lịch rất chặt chẽ: các công đoạn chính của chu trình canh tác nương rẫy là: (i) Chọn địa điểm (về nguyên tắc chung, thường đồng bào chọn các khu rừng già, đất tốt, ít cây bụi, dây leo; (ii) Phát, dọn; (iii) Đốt; (iv) Chọc tỉa; (v) Chăm sóc, làm cỏ; (vi) Thu hoạch; (vii) Bỏ hóa.

+ Tuy có những nét đặc trưng tùy vào từng dân tộc, nhưng tất cả các dân tộc bản địa Tây Nguyên đều tiến hành các nghi lễ cúng thần linh trước khi thực hiện một công đoạn sản xuất nhất định và điều đó đã trở thành tập quán văn hóa của họ.

+ Hệ canh tác nương rẫy là hệ canh tác hoàn toàn dựa vào các quá trình tự nhiên, không có sự bổ sung chất dinh dưỡng (bón phân…), do vậy năng suất phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và rất không ổn định.

Về mặt bản chất, hệ canh tác nương rẫy truyền thống của người dân Tây Nguyên có một số đặc điểm chủ yếu sau: (i) Tất cả các nhu cầu về đời sống vật chất đều được đáp ứng một cách tự cung, tự cấp từ kinh tế nương rẫy và khai thác tài nguyên tự nhiên trong hệ sinh thái rừng. Rẫy là nguồn cung cấp chính về lương thực và thực phẩm cũng như vật liệu để dệt vải; còn hệ sinh thái rừng thì cung cấp vật liệu làm nhà, củi đun và bổ sung thêm về lương thực, thực phẩm những lúc giáp hạt. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái rừng. Do phải tự cung tự cấp cho nên đặc trưng sản xuất lớn nhất trong hệ canh tác của họ là đa canh, đa rẫy. (ii) Về mặt văn hóa: đặc trưng nổi bật nhất là tính cộng đồng rất cao thể hiện rõ nét ở các phương thức tổ chức lao động như: vần công, đổi công, trợ giúp lẫn nhau. Đặc trưng thứ hai là tính di chuyển trong canh tác và đặc trưng thứ ba là các lễ thức nông nghiệp gắn chặt với các công đoạn sản xuất trong chu trình canh tác. Sinh hoạt nghi lễ trong nông nghiệp là những phong tục, tập quán rất đặc thù do sự chi phối của hoàn cảnh môi trường sống và bản sắc dân tộc. Trong tất cả các sinh hoạt mang tính phong tục đó, vai trò của già làng, trưởng bản và các chức sắc như thầy mo, thầy cúng là rất quan trọng. Phân tích các hệ canh tác truyền thống của người dân bản địa Tây Nguyên ta thấy:

+ Về ưu điểm: Hệ canh tác đã biết sử dụng linh hoạt các quá trình tự nhiên trong chiến lược sống của hộ. Đây là một hệ canh tác không đòi hỏi mức đầu tư cao, kỹ thuật canh tác đơn giản phù hợp với khả năng của nông dân miền núi. Hệ canh tác này không sử dụng phân hóa học và thuốc thuốc trừ sâu nên rất sạch đối với môi trường.

+ Về nhược điểm: Hệ canh tác chỉ thích hợp với những vùng còn diện tích rừng nhiều, mật độ dân số không cao (dưới 50 người/km2) và sức ép xã hội đối với rừng không lớn; hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất bấp bênh. Mặt khác, do không có nhân tố sản xuất hàng hóa nên canh tác nương rẫy không thể là phương thức nâng cao đời sống vật chất của đồng bào miền núi.

Ngày nay, hệ canh tác của người Tây Nguyên chịu ảnh hưởng rất lớn của những thay đổi về môi trường văn hóa – xã hội, môi trường vật lý và môi trường chính sách, thể chế. Những thay đổi căn bản đó là:

-Trong môi trường văn hóa – xã hội: các biến động xã hội kéo theo các thay đổi trong tổ chức cộng đồng, sự gia tăng dân số, đặc biệt là di cư của các tộc người khác vào trong vùng tạo nên sức ép lớn.

-Trong môi trường vật lý: việc mở mang các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh rừng, môi trường rừng bị hạn chế cả về chất và lượng bởi nhiều sức ép kinh tế – xã hội khác nhau.

-Trong môi trường chính sách, thể chế: hàng loạt chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội và quản lý tài nguyên ở vùng dân tộc miền núi vừa tạo ra những thuận lợi rất cơ bản nhưng cũng là hàng rào pháp lý hạn chế sự lựa chọn của người bản địa xét trên góc độ hệ canh tác truyền thống của họ. Tất cả những nhân tố đó đã làm thay đổi căn bản hệ canh tác nương rẫy của người Tây Nguyên: các kiến thức bản địa bị xói mòn, các kiến thức hiện đại chưa có đủ điều kiện để phát huy, hệ canh tác trở nên mất ổn định, thiếu bền vững và đã là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất rừng.

Do những thay đổi trên đây nên ngày nay hệ canh tác nương rẫy của người dân bản địa Tây Nguyên đã có những thay đổi đáng kể, trong đó đáng chú ý là thời gian canh tác dài hơn và thời gian bỏ hoá đang có xu hướng bị rút ngắn lại, thậm chí một số nơi không còn thời gian bỏ hoá

Vấn đề cơ bản mà các cộng đồng dân bản địa ở vùng Tây Nguyên đang phải đối mặt hàng ngày là đói và nghèo. Chiến lược để giải quyết vấn đề của họ chủ yếu dựa vào hệ canh tác nương rẫy và ở đây họ gặp rất nhiều trở ngại liên quan đến đầu vào, đầu ra và các nhân tố môi trường. Các trở ngại chính có thể tóm tắt như sau:

+ Năng suất trồng trọt và chăn nuôi thấpdo: (i) Canh tác trên đất dốc, xói mòn mạnh, độ phì đất giảm nhanh; (ii) Thiếu kỹ thuật canh tác nông nghiệp hợp lý như: tập quán không bón phân, không bảo vệ thực vật, làm cỏ không kịp thời vụ vì thiếu lao động,…; (iii) Sử dụng giống địa phương năng suất thấp.

+ Tỷ trọng cây hàng hóa thấpdo: (i) Thiếu vốn sản xuất; (ii) Thiếu thông tin thị trường và khả năng tiếp cận; (iii) Thiếu kỹ thuật và (iv) Không đủ lao động.

+ Nguồn thu nhập từ nghề rừng chưa có hoặc không đáng kểdo: (i) Chưa có cơ chế giao đất, giao rừng thích hợp để tạo cơ hội kinh tế cho nông hộ; (ii) Chưa tạo được động lực nâng cao ý thức quan tâm bảo vệ, sử dụng bền vững rừng.

Chính những trở ngại này làm cho nguồn sống của đồng bào không bền vững và do đó họ vẫn tiến hành canh tác nương rẫy du canh ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng tự nhiên.

3. Đặc điểm canh tác nương rẫy của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

* Canh tác nương rẫy của dân tộc Ja Rai

Dân tộc Ja Rai thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo là một dân tộc địa phương có số dân lớn nhất cư trú trên một vùng rộng lớn từ Kon Tum qua Gia Lai, Đắc Lắc và tràn sang cả Tây Bắc tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, nhưng chủ yếu là ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (chiếm 3/4 dân số). Theo niên giám thống kê năm 1997 của tỉnh Gia Lai thì ở Gia Lai có 305.569 người Ja Rai chiếm 34,26 % dân số toàn tỉnh (đứng thứ hai sau người Kinh).

Nếp sống kinh tế và tập quán canh tác: Kinh tế của đồng bào Ja Rai chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy và thu hái lâm sản (chỉ một bộ phận nhỏ có điều kiện mới canh tác lúa nước). Biện pháp canh tác nương rẫy chủ yếu là phát, đốt, chọc, tỉa. Cây trồng chủ yếu là lúa, bắp, đậu xanh, mì (sắn). Công cụ sản xuất chủ yếu là cuốc và dao phát. Người Ja rai thu hoạch lúa bằng cách tuốt hoặc dùng cật nứa để cắt bông lúa cho vào gùi rồi cất giữ trong kho làm ngay trên rẫy, chỉ mang về nhà một số lượng đủ ăn. Đầu tiên người ta tuốt lúa ở mảnh đất thiêng (mảnh đất để tra lúa cúng) đem về làm lễ cúng cơm mới rồi mới bắt đầu thu hoạch toàn bộ. Đây là một phong tục giải thích vì sao đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không có tập quán bón phân cho lúa rẫy. Đồng bào Ja Rai quan niệm rừng núi, đất đai, sông suối là của chung xã hội, trong phạm vi một buôn làng thì chủ đất là chủ làng. Các gia đình trong làng ai có sức khai phá bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu, nhưng không được phép xâm phạm đất đai đã khai phá của người khác (kể cả đất đã bỏ hóa). Người ngoài buôn thiếu đất có thể đến xin làm nhưng phải được sự cho phép của chủ đất và được sự nhất trí của dân làng. Ngoài các hoạt động kinh tế chính phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng: nương rẫy, hái lượm và săn bắt, người Ja Rai có hai nghề thủ công chính trong thời gian nông nhàn là dệt (đối với nữ) và đan lát (đối với nam), nhưng đây không phải là nghề sản xuất hàng hóa, mà chủ yếu là để tự túc đồ mặc và vật dụng trong gia đình.

Đặc điểm canh tác rẫy: Sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và là nguồn thu nhập chính của người Ja Rai. Về mặt truyền thống, hoạt động nông nghiệp chủ yếu của người Ja Rai là nương rẫy. Một chu kỳ canh tác nương rẫy của đồng bào bao gồm các công đoạn sau:

· Phát, hạ cây

· Đốt và dọn rẫy

· Chọc tỉa, tra hạt

· Làm cỏ, chăm sóc, bảo vệ

· Thu hoạch

Các đỉnh điểm bận rộn nhất là thời gian phát hạ cây (tháng 1 và tháng 2 dương lịch), thời gian làm cỏ, chăm sóc (tháng 5, 6 và 7 dương lịch) và thời gian thu hoạch (tháng 9 và 10 dương lịch).

Theo điều tra tại làng Mơng số công cần cho các công đoạn canh tác nương rẫy như sau (tính cho 1ha): Phát hạ cây: 30-40 công, tất cả các thành viên trong gia đình đều tham gia làm; đốt và dọn: 2-5 công chủ yếu nam giới làm; gieo tỉa: 20-28 công, làm đổi công với anh em trong làng (mỗi gia đình làm một ngày); làm cỏ, chăm sóc: 35-45 công, các thành viên trong gia đình và có khi đổi công làm tập trung; thu hoạch: 25-30 công, các thành viên trong gia đình. Như vậy, vào các thời điểm phát nương, gieo tỉa, làm cỏ và thu hoạch thì công việc rất bận rộn và thiếu lao động. Tuy nhiên, hầu hết các làng trong xã không thuê thêm lao động và cũng không đi làm thuê, chỉ đi làm đổi công cho nhau để kịp thời vụ. Thực tế này phản ánh việc tổ chức lao động trong gia đình còn thiếu khoa học, tốn nhiều công mà hiệu quả và năng suất lao động không cao.

Ba tháng nông nhàn là tháng 11, 12 và đầu tháng 1. Hoạt động chủ yếu của đồng bào là lễ hội, thăm viếng họ hàng ở xa và vào rừng thu hái lâm sản hoặc săn bắn. Trừ một số hộ có nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát còn lại vào các tháng này thiếu việc làm.

Dạng rừng đồng bào Ja Rai ở Ia M’nông làm rẫy là rừng thứ sinh sau nương rẫy; thời gian canh tác 1 đến hai vụ, thời gian bỏ hóa 5-6 năm.

* Canh tác nương rẫy của dân tộc Xê Đăng

Dân tộc Xê Đăng thuộc dòng ngôn ngữ Môn -Khơ me có khoảng 9,6 vạn người. Địa bàn cư trú chính là tỉnh Kon Tum và một số huyện miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Dân tộc Xê Đăng chia làm các nhóm địa phương như sau: Xơ teng, Ca dong, Tơ drăng, Ha lăng, Mơ Mân.

+ Đặc điểm kinh tế và canh tác nương rẫy:

Đại đa số người dân trong xã Rờ Kơi thuộc dân tộc Xê Đăng, nhóm địa phương Ha Lăng, sống tập trung, có điều kiện kinh tế – xã hội và văn hoá, tập quán sản xuất, sinh hoạt tương tự nhau nên những tác động vào rừng của các thôn cũng giống nhau. Cuộc sống của người dân Ha Lăng rất gắn bó với rừng. Trước đây cuộc sống của họ mang tính tự cung tự cấp, sử dụng rất nhiều sản phẩm từ rừng. Theo kết quả điều tra công dụng các loại sản phẩm từ rừng nhận thấy người dân thu hái rất nhiều loại sản phẩm, từ thân, lá, rễ, vỏ cây, thú rừng và các lâm sản khác.

Về mặt công dụng, các loại lâm sản được lấy với mục đích để bán có tổng số điểm cao nhất (57 điểm), kế tiếp là để ăn (55 điểm), để làm nhà (41 điểm), để chữa bệnh (39 điểm), cuối cùng là để làm công cụ lao động và sinh hoạt (18 điểm).

Về mặt chủng loại, mây rừng được người dân cho số điểm cao nhất (27 điểm) do có nhiều công dụng nhất. Các loại có số điểm tiếp theo là gỗ, tre, mật ong, thú rừng, cá suối, măng và các loại lá rừng. Các loại có số điểm thấp hơn là tranh, nấm, rau rừng, trái cây rừng, chai cục, các loại vỏ và rễ cây. Nói chung loại lâm sản nào càng có nhiều công dụng, càng quan trọng đối với đời sống thì càng được thu hái nhiều.

Thời gian khai thác các loại sản phẩm cũng khác nhau. Những loại sử dụng cho việc làm nhà, làm chòi, làm công cụ lao động như gỗ, tranh, tre thì chỉ khi nào cần họ mới đi lấy. Một số loại chỉ có thể lấy theo mùa như mật ong, nấm, măng, trái cây. Các loại sản phẩm có quanh năm và công dụng để ăn, bán thì được khai thác vào bất cứ lúc nào khi người dân rảnh rỗi, thiếu tiền hoặc khi bệnh tật cần thuốc.

Người Ha Lăng ở xã Rờ Kơi, Kon Tum canh tác rẫy theo phương thức: phát, đốt, chọc lỗ, bỏ hạt trồng chay. Địa bàn canh tác của họ thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Chư Mo Ray. Đối với người Ha Lăng, giữa các thôn không có sự phân chia ranh giới đất canh tác. Nếu ai khai phá trước thì được quyền sử dụng, trường hợp đang canh tác mà bỏ đi không làm nữa thì người khác có thể đến canh tác trên đó. Hiện nay trên địa bàn xã, hầu hết diện tích ruộng đều nằm gần khu dân cư, thuận tiện cho việc đi làm. Riêng về diện tích rẫy, do không được xâm phạm vào vùng lõi của khu bảo tồn nên nhiều hộ gia đình phải đi làm rẫy rất xa, có thể trên 10 km. Trong những trường hợp đó, người dân phải đem gạo đến rẫy nấu ăn, từ 5 đến 10 ngày mới về nhà một lần để giảm tối đa thời gian đi lại và tăng thời gian làm việc. Đối với những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, trẻ em thường phải phụ giúp cha mẹ trong sản xuất, nếu rẫy ở xa thì những đứa trẻ không có điều kiện đến trường. Đây là một thiệt thòi lớn cho họ.

Sơ đồ mô phỏng chu kỳ canh tác của người dân tộc Xê Đăng như sau:

Ph¸t, ®èt
Bá ho¸
Trång s¾n
Trång lóa, ng«

8-9 năm

1-2 năm 3-4 năm

* Canh tác nương rẫy của dân tộc M’nông

Dân tộc M’nông thuộc dòng ngôn ngữ Môn Khơ me với khoảng 6,7 vạn dân gồm các nhóm địa phương sau: Gar, Prăng, Preh, Biat, Bu-dâng, Chil, Si-tô, Nong, Kuyênh… ; cư trú chủ yếu ở vùng Tây Nam tỉnh Đắc Lắc và một bộ phận ở Bắc Bình Dương và Tây Bắc Lâm Đồng

+ Đặc trưng canh tác rẫy:

Người M’nông tại địa điểm khảo sát có hai dạng canh tác chính: canh tác rẫy và canh tác ruộng nước. Lúa nước được trồng ở những nơi gần khu dân cư, tiện nguồn nước; trong khi rẫy thường được phát ở ven đồi, đất dốc vì vậy độ phì giảm nhanh. Những nơi ít dốc, cũng đã hình thành rẫy cố định (đất nà thổ), nhưng năng suất vẫn rất thấp. Diện tích rẫy ổn định thường gần khu dân cư và đã được quy hoạch cấp quyền sử dụng. Tuy vậy, hầu hết các gia đình vẫn còn những diện tích rẫy không cố định trên rừng, rất xa nơi ở. Một điểm cần được lưu ý về tập quán sở hữu (hay chiếm dụng đất) của người M’Nông là: trước đây đất canh tác nương rẫy nằm trong lãnh địa của buôn làng thành một vùng khép kín nhưng do những biến động xã hội từ năm 1954 lại đây, hầu hết các buôn đã thay đổi, di chuyển chổ ở. Hiện nay, sau khi đã về làng cũ, hoặc được định cư chỗ khác, người dân vẫn có xu hướng tìm về đất của dòng họ (ở buôn cũ) để canh tác. Vì vậy, nương rẫy của nhiều hộ thường xa nơi ở, thậm chí sang cả địa phận hành chính xã khác. Trước năm 1954, thời gian bỏ hóa của rẫy thường trên 40 năm, nghĩa là rừng đã hoàn toàn hồi phục trở lại. Ngày nay, thời gian bỏ hóa chỉ còn từ 2-3 năm, nghĩa là khi mới hình thành trảng cỏ, trảng cây bụi là đã được khai thác trở lại. Chính vì vậy, năng suất rẫy rất thấp (khoảng 1,2 tấn/ha). Sơ đồ canh tác rẫy một luân kỳ của dân tộc M’Nông như sau:

Ph¸t, ®èt rõng ®Ó t¹o rÉy
Lóa, ng«, ®Ëu xanh trång xen
Bá ho¸

2-3 năm

3-4 năm

 

* Đặc điểm dân tộc và canh tác nương rẫy của dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng thuộc dòng ngôn ngữ Môn Khơ me có dân số khoảng 2,7 vạn người, phân bố chủ yếu ở huyện Đắc Lây tỉnh Kon Tum và vùng miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam; có các nhóm địa phương như: Ve, Tơ riêng, Bnoong, Giẻ , Triêng. Địa điểm khảo sát được tiến hành ở xã Đắc Môn, huyện Đắc Lây. Nằm trong vùng địa hình núi cao trung bình và địa hình thung lũng sông Pôkô và sông Đakmi xen kẽ với các địa hình chia cắt bởi các suối Đak Long, Đak Wek, Đak Se. Độ cao trung bình từ 1.400-2000m, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao nhất là đỉnh Ngọc Linh (2.598m). Tổng diện tích tự nhiên của xã là 6.810 ha, trong đó diện tích canh tác nông nghiệp là 724 ha, diện tích rẫy 412 ha (chiếm gần 57% diện tích canh tác nông nghiệp), ruộng 132 ha, cây công nghiệp dài ngày 180 ha. Dân số của xã là 3341 khẩu sống trong 590 hộ gia đình, trên 95% dân số của xã là dân tộc Giẻ Triêng.

Rẫy của người Giẻ Triêng ở xã Đắc Môn thường phát trên dạng rừng gỗ thứ sinh nghèo kiệt, có độ dốc không cao, thuộc địa hình đồi lượn sóng. Cây trồng chủ yếu trên rẫy là lúa nương, ngô và sắn. So với các nơi khác thời gian sử dụng rẫy tương đối lâu, trên 3 vụ trồng lúa, sau đó trồng một vụ sắn trước khi bỏ hóa. Thời gian bỏ hóa chừng 2-3 năm. Luân kỳ canh tác rẫy của dân tộc Giẻ Triêng như sau:

2-3 năm

Canh t¸c rÉy giai ®o¹n ®Çu: Trång lóa ng«
Bá ho¸
3 vô
2-3 vô
Ph¸t, ®èt rõng gç thø sinh nghÌo kiÖt
Canh t¸c rÉy giai ®o¹n sau: Trång s¾n

 

* Canh tác rẫy của dân tộc Churu

Người Chu Ru thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Malayo-Polinesien) theo mẫu hệ, có dân số khoảng 10.402 người, cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Vào khoảng trung tuần tháng 1 đến hạ tuần tháng 2, người dân bắt đầu chọn đất phát rừng làm rẫy. Theo cách truyền thống, người bản địa ở xã Ka Đô thường ưa chọn những khu rừng già (rừng Rlau), có nhiều cây cổ thụ, trên những sườn núi có độ dốc từ 30-400 để phát đốt làm rẫy. Lý do chọn những khu rừng già có độ dốc là đất tốt hơn ở những khu rừng non, đỡ tốn công làm cỏ. Trong kỹ thuật phát rẫy, đầu tiên những người phụ nữ dùng xà gạc phát những cây nhỏ và dây leo, thường thì họ chỉ chặt vài lát chứ không cần chặt đứt hoàn toàn thân cây. Sau đó những người đàn ông dùng rìu đốn những thân cây lớn lần lượt theo thứ tự từ phía dưới lên phía trên sườn dốc, nhằm hướng những cây lớn ngả theo chiều từ trên dốc xuống, cuốn theo các cây nhỏ và dây leo đã được chặt nửa. Sau khi chặt, phát khoảng 1 tháng, tức vào cuối tháng 3 họ bắt đầu đốt để đón những trận mưa đầu vào khoảng tháng tư là bắt đầu chọc lỗ, tỉa hạt. Khoảng từ những năm 1950 trở về trước, khi mật độ dân số còn thấp, thời gian bỏ hóa dài trên 10 năm, hệ canh tác truyền thống này còn là một phương thức bền vững; nhưng ngày nay, dân số tăng lên nhanh, diện tích rừng tự nhiên đã thu hẹp lại hệ canh tác luân canh kép kín đã bị phá vỡ.

Rừngnhiều Dân ít Luật tục Rừng ít Dân đông Luật pháp
RÉy tiÕn triÓn

(du canh, du c­)

RÉy truyÒn thèng

(cæ truyÒn)

RÉy quay vßng dµi (du canh ®Þnh c­)

 

4. Những chính sách và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý đất rừng ở Tây Nguyên

* Những chính sách đã có trong những năm qua

Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách với những nỗ lực rất lớn nhằm ưu tiên cho sự phát triển nông thôn miền núi, xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân tộc đang gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện không ít những trở ngại liên quan tới đời sống, văn hoá của người dân tộc. Có thể điểm qua một số nét chính như sau:

+ Luật đất đai: Không chính thức thừa nhận quyền sở hữu đất đai theo phong tục, tập quán. Các chính sách giao đất, giao rừng theo Nghị định 01 và 02 của Chính phủ đã được triển khai ở nhiều nơi và bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng, tạo động lực thu hút người dân tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, do nhiều cản trở về phương pháp tiến hành và nhận thức của người dân tộc nên tới nay ở nhiều nơi quyền sử dụng đất (QSDĐ) chính thức vẫn chưa được xác định.

+ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng là hàng rào pháp lý hạn chế việc phát nương làm rẫy một cách tự do, giới hạn sự lựa chọn của cộng đồng về địa bàn canh tác.

+ Chính sách định canh định cư (ĐCĐC) và vùng kinh tế mới với những nỗ lực rất lớn nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm,… để ổn định nơi ở, khai hoang đồng ruộng, xây dựng thủy lợi, quy hoạch vùng nương rẫy,… nhằm ổn định địa bàn canh tác, hạn chế du canh.

+ Các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, khuyến nông, khuyến lâm, xóa đói giảm nghèo được lồng ghép với các chương trình trọng điểm về phát triển rừng như 327, 661,… cũng tạo nhiều thay đổi lớn trong môi trường chính sách/thể chế.

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trước hết phải nói đến các cản trở trong quá trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng đến nông hộ. Khung pháp lý về vấn đề này đã được quy định rất rõ trong luật đất đai 1993 và hàng loạt các văn bản dưới luật (như Nghị định 01, 02, 64/CP,…). Thế nhưng trong thực tế cụ thể ở vùng nghiên cứu, việc giao đất và xác định quyền sở hữu vẫn chưa thể thực hiện được. Tại sao lại có tình trạng này? Có thể nêu một số nguyên nhân từ các cản trở sau đây:

(1) Các bảng phân loại đất đang được sử dụng hiện nay chưa phản ánh được tình hình thực tiễn ở cấp địa phương, đặc biệt là chưa mang lại sự hữu ích cho người sử dụng đất. Không có các tiêu chí rõ ràng để phân biệt đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, chúng chỉ phản ánh hiện trạng sử dụng tức thời. Ví dụ làm thế nào để phân biệt đất đang du canh và đất đang bỏ hóa? Và chúng thuộc đất lâm nghiệp hay nông nghiêp? Trong nhiều trường hợp, đất đang bỏ hóa trong chu trình nông nghiệp du canh lại được thống kê v&agrave

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]