Ảnh hưởng của kỹ thuật tạo rừng đến sinh trưởng của rừng trồng thâm canh gỗ mỏ ở Quảng Ninh.

Trương Tất Đơ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nguyễn Thanh Phương

Trung tâm ứng dụng KH&SX Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh

Việc áp dụng đồng loạt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng thâm canh quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như rút ngắn chu kỳ kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng. Sinh trưởng của rừng trồng chịu ảnh hưởng rất lớn của giống, lập địa, kỹ thuật tạo rừng, phân bón, chăm sóc, vv… Từ năm 1999 đến năm 2002 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Sản xuất Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp thâm canh rừng trồng gỗ mỏ trên một số địa bàn trọng điểm tại Quảng Ninh“. Trong bài viết này chúng tôi nêu lên một số kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của kỹ thuật tạo rừng đến sinh trưởng của rừng trồng thâm canh gỗ mỏ ở Quảng Ninh.

I. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

a) Nội dung nghiên cứu

– ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng.

– ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng rừng trồng.

– ảnh hưởng của phương thức làm đất đến sinh trưởng rừng trồng.

b) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 2 loài cây trồng rừng gỗ mỏ chủ yếu: bạch đàn mô U6 và keo lai mô, trên một số địa bàn trọng điểm của Quảng Ninh như: miền Đông (Vân Đồn, Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ) và miền Tây ( Uông Bí, Hoành Bồ),

Cuốc hố 30x30x30cm, bón lót phân NPK 0,2kg/hố, cây con 4 tháng tuổi đủ tiêu chuẩn trồng rừng.

c) Phương pháp nghiên cứu

– Sử dụng phương pháp sinh thái thực nghiệm, bố trí thí nghiệm theo nguyên tắc đồng nhất các yếu tố, xếp theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp, dung lượng mẫu tối thiểu 49 cây/ô.

– Các chỉ tiêu theo dõi là D1.3, Do , Dt, Hvn, V, M theo phương pháp thống kê thông thường trong nghiên cứu lâm nghiệp.

– Kết quả thí nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học, ứng dụng phần mềm Excell 5.0 cho các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng.

II. Kết quả nghiên cứu.

a) ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng.

Mật độ trồng rừng ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng đầu tư ban đầu của người trồng rừng. Mật độ hợp lý giúp cho rừng trồng sinh trưởng tốt, tận dụng hết không gian dinh dưỡng và giảm được chi phí cây giống đặc biệt là với những giống tốt đã được cải thiện trong trồng rừng thâm canh. Thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố mật độ đến sinh trưởng rừng trồng được tiến hành vào năm 2000 và 2001, các công thức (CT) mật độ bố trí là CT1: 2000 cây/ha; CT2: 1650cây/ha; CT3:1330 cây/ha và CT4: 1100 cây/ha. Kết quả được thể hiện ở bảng 1

Bảng 1. ảnhhưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng

bạch đàn và keo lai tại Quảng Nghĩa – Móng Cái

CT

TN

Bạch đàn Keo lai
Năm 2000

(27 tháng tuổi)

Năm 2001

(20 tháng tuổi)

Năm 2000

(27 tháng tuổi)

Năm 2001

(20 tháng tuổi)

Đường kính (cm) Chiều cao (m) Đường kính (cm) Chiều cao (m) Đường kính (cm) Chiều cao (m) Đường kính (cm) Chiều cao (m)
D1.3 Vd% Hvn Vh% D1.3 Vd% Hvn Vh% D1.3 Vd% Hvn Vh% D1.3 Vd% Hvn Vh%
1 5,3 14,5 4,6 8,9 4,7 16,2 2,9 8,5 6,4 16,7 6,5 13,3 5,3 12,5 4,5 15,4
2 5,5 15,0 4,5 8,5 4,9 20,9 3,1 10,3 7,0 18,5 6,6 12,3 5,7 14,1 4,5 17,2
3 5,9 17,2 4,5 12,5 5,0 18,7 3,2 4,7 7,3 17,3 6,7 11,5 5,9 16,9 4,6 16,9
4 6,1 17,5 4,4 10,6 5,2 17,4 3,4 2,7 7,4 18,2 6,7 13,5 6,0 20,3 4,6 10,8

Tiến hành kiểm tra sai khác về sinh trưởng đường kính của các công thức thí nghiệm theo phương pháp thống kê, kết quả phân tích phương sai cho thấy:

Đối với bạch đàn:

Trồngnăm 2001: D1.3 Fkhối =”0,81″ < F05tra bảng = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4)

Ftính =”1,04″ < F05tra bảng = 6,94

Trồngnăm 2000: D1.3 Fkhối = 4,5 < F05tra bảng = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4)

Ftính =”11,45″ > F05tra bảng = 6,94

Đốivới keo lai:

Trồngnăm 2001: D1.3 Fkhối = 0,77 < F05tra bảng = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4)

Ftính =”2,8″ < F05tra bảng = 6,94

Trồngnăm 2000: D1.3 Fkhối =”1,06″ < F05tra bảng = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4)

Ftính =”15,6″ > F05tra bảng = 6,94

Từ kết quả sinh trưởng của hai loài bạch đàn mô và keo lai mô cho thấy: trong trồng rừng thâm canh gỗ mỏ, mật độ đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng trồng. ở 20 tháng tuổi chưa có sự sai khác lớn về các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức mật độ; nhưng ở 27 tháng tuổi khi rừng trồng bắt đầu khép tán thì đối với cả bạch đàn và keo lai sự sai khác đã thể hiện rõ rệt. Trồng rừng thâm canh gỗ mỏ bằng bạch đàn mô U6 và keo lai mô đến năm thứ 3 bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cá thể gần nhau trong quần thể, khi mật độ lớn chúng làm giảm sức sinh trưởng của quần thể. Từ những kết quả trên có thể khẳng định mật độ trồng 1100 cây/ha và 1330 cây/ha sinh trưởng tốt hơn so với các mật độ 1650 cây/ha và 2000 cây/ha.

Kiểm tra sự khác biệt giữa 2 công thức thí nghiệm 3 và 4 bằng tiêu chuẩn student, kết quả t tính = 2,1< t tra bảng = 2,45 (với bậc tự do = 6). Kết quả đó cho thấy, sinh trưởng của rừng trồng bạch đàn và keo lai ở 27 tháng tuổi mật độ trồng 1100 cây/ha và 1330 cây/ha chưa có sự sai khác rõ rệt. Như vậy, đối với trồng rừng thâm canh gỗ mỏ nên trồng với mật độ 1330 cây/ha. Đây là mật độ có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn so với các mật độ 1650 cây/ha và 2000 cây/ha nhưng sinh trưởng không sai khác lớn so với mật độ 1100 cây/ha.

Hiện nay, rừng trồng gỗ mỏ thường được trồng phổ biến với mật độ 1650 cây/ha. Theo chúng tôi trồng với mật độ 1330 cây/ha là hợp lý, vừa tăng mức độ sinh trưởng vừa giảm được chi phí trồng rừng ban đầu, bởi vì giống cây trồng rừng thâm canh là các giống ưu trội giá thành cao nhưng sinh trưởng nhanh hơn các giống đại trà, cùng với chế độ thâm canh cao, quản lý chăm sóc và bảo vệ tốt, mật độ ban được duy trì hoặc giảm không đáng kể cho đến khi khai thác nên giảm mật độ trồng rừng xuống 1330 cây/ha nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh giảm được đầu tư về giống, nhân công và vốn cho người trồng rừng.

b) ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng rừng trồng.

Phương thức trồng hỗn giao giữa hai hay nhiều loài cây được biết đến như là việc mô phỏng một cách khôn ngoan cấu trúc tự nhiên của rừng nhằm mục đích phát huy tác dụng hỗ trợ của một số loài cây, tận dụng không gian dinh dưỡng, tạo nên một khu rừng trồng bền vững, giảm dịch sâu bệnh hại và lửa rừng, vv…. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức trồng rừng được bố trí trồng thuần loài và hỗn giao bạch đàn + keo lai, trên đất feralit phát triển trên đá mẹ sa thạch, phát đốt thực bì toàn diện. Kết quả nghiên cứu được thể hiện tại bảng 2.

Bảng 2. ảnhhưởng của phương thức trồng rừng đến sinh trưởng rừng trồng

bạch đàn và keo lai 42 tháng tuổi Uông Bí – Quảng Ninh.

TT Phương thức Đường kính (cm) Chiều cao (m) Đường kính tán (m)
D1.3 VD1.3 (%) Hvn VHvn (%) Dt VDt (%)
1 Hỗn giao:

– Bạch đàn mô

– Keo lai mô

10,1

9,2

12,5

14,5

11,0

10,8

11,5

13,4

2,1

2,2

12,6

13,0

2 Thuần loài:

– Bạch đàn mô

– Keo lai mô

9,4

10,5

12,6

14,0

10,0

11,0

10.7

12,9

1,9

2,3

12,9

13,5

Kết quả bảng ghi 2 cho thấy: ở 42 tháng tuổi bạch đàn trồng hỗn giao sinh trưởng nhanh hơn so với bạch đàn trồng thuần loài trong khi đó keo lai trồng thuần sinh trưởng nhanh hơn so với trồng hỗn giao. Do bạch đàn mô U6 là loài cây sinh trưởng nhanh, đặc biệt là những năm đầu, nó đòi hỏi rất cao về dinh dưỡng nên đã hấp thu phần lớn dinh dưỡng trong đất, trong khi keo là loài cây có khả năng cố định đạm, hỗ trợ cho bạch đàn phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh hại so với trồng rừng thuần loài.

Từ kết quả nghiên cứu tại một số mô hình trình diễn tại miền Tây (Uông Bí, Hoành Bồ), miền Đông (Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Móng Cái) cho thấy bạch đàn là loài cây kén đất, chỉ sinh trưởng tốt ở nơi đất tốt, có tầng đất dày, thành phần cơ giới cát pha, trong khi đó cây keo vẫn có thể sinh trưởng trên đất nghèo xấu. Do vậy, nếu trồng rừng hỗn giao 1:1 hàng cách hàng bạch đàn và keo lai tại một số vùng đất quá xấu sẽ xảy ra sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng, đến tuổi 3 – 4 bạch đàn bị chèn ép ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng.

c) ảnh hưởng của phương thức làm đất đến sinh trưởng rừng trồng.

Đối với trồng rừng thâm canh, phương thức làm đất được xem như là một khâu quan trọng trong các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Khi làm đất trồng rừng, các kết cấu chặt, bí của đất bị phá vỡ tạo nên khoảng đất tơi xốp quanh bộ rễ cây, tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, phân huỷ các chất hữu cơ, kích thích, tăng cường sự phát triển của hệ rễ. Với điều kiện đất dốc, không có khả năng thực hiện cày ngầm thì phương pháp làm đất cục bộ tỏ ra có hiệu quả trong trồng rừng thâm canh gỗ mỏ ở Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức làm đất được tiến hành tại Quảng Nghĩa – Móng Cái được thể hiện tại bảng 3.

Bảng 3. ảnhhưởng của phương thức làm đất đến sinh trưởng rừng trồng

bạch đàn và keo lai 17 tháng tuổi tại Quảng Nghĩa – Móng Cái.

TT

Công thức thí nghiệm

Bạch đàn Keo lai
D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3 (cm) Hvn (m)
1 CT1: Cuốc hố 30x30x30 cm 4,17 3,12 5,71 4,72
2 CT2: Cuốc hố 40x40x40cm 4,55 3,40 6,03 4,91
3 CT3: Cuốc hố 50x50x50 cm 4,82 3,63 6,31 4,95
4 CT4: Cuốc hố 60x60x60 cm 4,91 3,57 6,42 4,90

Để khẳng định ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến sinh trưởng của rừng trồng chúng tôi tiến hành kiểm tra sai khác theo phương pháp thống kê kết quả cho thấy:

Đốivới bạch đàn: D1.3 Fkhối =”3,32″ < F05tra bảng = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4)

Ftính =”7,02″ > F05tra bảng = 6,94

Đốivới keo lai: D1.3 Fkhối =”0,03″ < F05tra bảng = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4)

Ftính =”6,98″ < F05tra bảng = 6,94

Từ kết quả phân tích thống kê cho phép khẳng định: phương thức làm đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của bạch đàn và keo lai. Hố cuốc ở kích cỡ lớn 60x60x60 cm sinh trưởng tốt hơn so với cỡ nhỏ 30x30x30cm.

Kiểm tra sự khác biệt của 2 công thức thí nghiệm 3 và 4 bằng tiêu chuẩn student, kết quả t tính < t tra bảng, có nghĩa là sinh trưởng của rừng trồng bạch đàn và keo lai ở 17 tháng tuổi kích thước hố cuốc 50x50x50cm và 60x60x60cm chưa có sự sai khác rõ rệt.

Như vậy, đối với trồng rừng thâm canh gỗ mỏ nên cuốc hố 50x50x50cm (hoặc 40x40x40cm tuỳ từng điều kiện đất đai và nhân lực trồng rừng). Đây là kích thước hố có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn so với kích thước 30x30x30cm, trong khi sinh trưởng không sai khác lớn so với kích thước hố 60x60x60cm.

III. Kết luận.

Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi đi đến kết luận:

– Mật độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng trồng. Trồng rừng thâm canh gỗ mỏ đối với bạch đàn mô U6 và keo lai mô ở Quảng Ninh mật độ 1330 cây/ha có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn mật độ 1650 cây/ha và 2000 cây/ha trong khi sinh trưởng không sai khác lớn so với mật độ 1100 cây/ha.

– Bạch đàn trồng hỗn giao với keo lai sinh trưởng nhanh hơn trồng thuần loài trong khi keo lai trồng thuần loài sinh trưởng nhanh hơn trồng hỗn giao. Tại một số vùng đất quá xấu khi trồng hỗn giao bạch đàn + keo lai đến tuổi 3-4 keo lai sinh trưởng nhanh, cạnh tranh không gian dinh dưỡng nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của bạch đàn. Do đó, khi trồng hỗn giao cần xem xét điều kiện đất trồng rừng bạch đàn, nên trồng theo phương thức hỗn giao theo băng từ 2-3 hàng bạch đàn hỗn giao với 1-2 hàng keo.

– Trên một số lập địa tốt có thể trồng rừng thâm canh bạch đàn mô U6 và keo lai mô thuần loài.

– Kích thước hố có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rừng trồng. Cuốc hố với kích thước là 50x50x50cm hoặc 40x40x40cm có các chỉ tiêu sinh trưởng khác xa so với kích thước hố 30x30x30cm, nhưng sinh trưởng không sai khác lớn so với kích thước hố 60x60x60cm.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Giáo trình điều tra rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Quát (1995), Trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng. Kiến thức lâm nghiệp xã hội tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Hải Tuất (1992), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 290 trang.

4. Nguyễn Hữu Vĩnh, Ngô Quang Đê (1998), Giáo trình trồng rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Summary

Establishment of intensive forest plantation together with application of successive silvicultural techniques is aimed at raising the productivity and quality of the forest as well as shortening the management rotation bringing about high economic efficiency for forest planting people. The research subject: “Research on technical measures for intensive management of forest plantation supplying mine-props in focused areas in Quang Ninh” has been carried out at the Quang Ning Centre for science application and forest and agricultural production from 1999 to 2002. Research results on effect of forest establishment technique on growth of forest plantation supplying mine-props in Quang Ninh show that planting density, forest planting system, size of planting holes markedly affect the forest plantation growth. As regards intensive forest plantation supplying mine-props with 2 Urphylla and Acacia it is advisable to raise mixed plantation by bands, initial density 1330 trees/ha, planting holes 40x40x40cm.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]