Phạm Quang Thu1, Lê Văn Bình1 và Lê Văn Sinh2
(1 )Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
(2) Trưởng Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
TÓM TẮT
Sự thay đổi điều kiện sinh thái đã kéo theo sự xuất hiện của côn trùng gây hại là những lý do chính làm diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ có thể bị thu hẹp. Sâu đục thân thuộc họ Cossidae được xác định là loài Zeuzera conferta và một loài sâu khác gây u bướu thân, cành cũng thuộc họ Cossidae gây hại rừng Đước ở các lập địa có điều kiện sinh thái thay đổi này. Những nghiên cứu mới đây cho thấy rừng Đước trồng trên 20 năm tuổi bị xén tóc gây hại. Loài xén tóc đục thân cây Đước được xác định là loài Trirachys bilobulartus Gressitt & Rondon (Cerambycidae, Coleoptera). Loài xén tóc này lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, loài cây chủ được ghi nhận là cây Đước Rhizophora apiculata. Xén tóc trưởng thành có màu đen, cánh trước và râu đầu có những mảng màu nâu đen bất định làm toàn thân có hình loang lổ. Chân của xén tóc trưởng thành có màu nâu hơi đỏ. Toàn thân được phủ một lớp lông tơ mịn màu vàng da bò có ánh bạc. Những mảng màu trang trí trên cánh có thể bị thay đổi màu sắc khi ở các góc nhìn khác nhau. Râu đầu của con đực dài gấp 2 lần chiều dài cơ thể. Sâu non mới nở gặm vỏ, sâu tuổi 2 đục thẳng vào trong thân, sâu non ngừng ăn để hóa nhộng vào cuối tháng 2. Xén tóc trưởng thành vũ hóa cuối tháng 3 đến giữa tháng 4. Xén tóc trưởng thành cái đục máng đẻ trứng chiều dài 10-12 mm, sâu 4-6mm, mỗi máng 1 trứng.
Từ khóa: Cây Đước, rừng trồng, sinh thái, xén tóc
(Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2008, trang 79-83)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Sử dụng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp trong nghiên cứu quan hệ di truyền của một số xuất xứ cây Lim xanh Erythrophleum fordii Oliv
- Phytogeographic review of Vietnam and adjacent areas of Eastern Indochina
- Conservation prospects for threatened Vietnam tree species: results from a demographic study
- Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài sao lá hình tim (Hopea cordata Vidal) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) bằng chỉ thị phân tử
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định đường kính khai thác tối thiểu hợp lý đối với cây rừng tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên