Báo cáo kết quả Dự án SXTN: Xây dựng mô hình sản xuất thử trồng rừng keo, bạch đàn bằng các giống có năng suất cao đã được công nhận

Đỗ Văn Nhạn, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đình Hải,

Mai Trung Kiên, Nguyễn Hữu Sỹ và Đỗ Hữu Sơn

 I. Đặt vấn đề

Trong các giai đoạn nghiên cứu trước đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã có hệ thống khảo nghiệm loài/xuất xứ, hệ thống khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm tăng thu di truyền, vườn giống và rừng giống tương đối đồng bộ, nhằm xác định được các loài/xuất xứ có triển vọng, qua đó chọn lọc và nhân giống được các giống có triển vọng, giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia cho trồng rừng tại Việt Nam.

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đó, trong giai đoạn 2006 – 2010 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng triển khai dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thử trồng rừng Keo, Bạch đàn bằng các giống có năng suất cao đã được công nhận”

Từ năm 2006 – 20010 dự án đã xây dựng được 97ha mô hình trồng thử nghiệm các giống keo lai BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75, TB1, TB7 và TB11; Keo tai tượng, Bạch đàn lai và Bạch đàn uro tại 02 địa điểm Lâm trường Quế Phong, Nghệ An và Trạm thực nghiệm giống Ba Vì, Hà Nội.

Kết quả trồng rừng sản xuất thử của, một lần nữa khẳng định tính ưu việt, khả năng thích ứng về sinh trưởng của các dòng Keo lai đã được công nhận và một số giống Keo tai tượng, Bạch đàn uro và Bạch đàn lai có triển vọng.

UP35

II. Mục tiêu

Mục tiêu chung.

Xây dựng được các mô hình rừng trồng có năng suất cao ở quy mô sản xuất thử nghiệm trên cơ sở áp dụng các giống mới kết hợp với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp.

Mục tiêu cụ thể.

  • Xác định được giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất cao
  • Hoàn trả được vốn có lãi, kinh doanh rừng hiệu quả
  • Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất mở rộng

III. Các nội dung cần triển khai

Để đạt được mục tiêu đề ra nội dung dự án được xác định như sau.

  • Khảo sát hiện trường lựa chọn vùng và lập địa sản xuất thử
  • Tiến hành xây dựng các khu rừng trồng thử.
  • Chăm sóc và bảo vệ rừng
  • Theo dõi đánh giá năng suất rừng trồng
  • Phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng thử

 IV. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp bố trí thí nghiệm cho các khảo nghiệm giống bố trí theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-147-2006: thiết kế thí nghiệm khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 – 4lần lặp, 30 – 49 cây/ô.
  • Phương pháp thu thập số liệu:
    • Các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính ngang ngực (Dbh), chiều cao vút ngọn (Ht) và chiều cao dưới cành được đo đếm theo các phương pháp thông dụng trong điều tra rừng (100 cây/giống).
    • Đánh giá các chỉ tiêu về độ thẳng thân, độ nhỏ cành, sâu bệnh theo phương pháp cho điểm (thang điểm 5) của Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (1998).
    • Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo các phương pháp của Williams et al (2002) sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 7.0 (CSIRO).

 V. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

 1. Các kết quả về mặt thực tiễn

Dự án đã tiến hành điều tra khảo sát tại 6 điểm là Ba Vì, Hà Nội; Quảng Ninh; Nghệ An; Thanh Hóa; Quảng Bình và Hà Tĩnh. Sau khi xem xét tất cả các điều kiện thuận lợi và khó khăn của từng địa điểm, dự án đã quyết định chọn 2 địa điểm chính để thực hiện là Ba Vì, Hà Nội và Quế Phong, Nghệ An.

Nâng cấp cơ sở vật chất  phục vụ sản xuất:

  • Sửa chữa cải tạo hệ thống khống chế ánh sáng cho các vườn huấn luyện cây hom đã có tại Ba Vì, Hà Nội
  • Xây dựng 01 nhà tác nghiệp tại Cẩm Quỳ, Ba Vì, Hà Nội
  • Sửa chữa cải tạo hệ thống tưới phun cho 02 vườn ươm tại Cẩm Quỳ và Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội
  • Xây dựng 01 nhà giâm hom tại Cẩm Quỳ, Ba Vì, Hà Nội
  • Mở đường, sửa chữa đường đi lại trong khu trồng rừng sản xuất thử để vận chuyển cây giống và sản phẩm 50km tại Cẩm Quỳ, Ba Vì, Hà Nội.
  • Mở đường, sửa chữa đường đi lại trong khu trồng rừng sản xuất thử để vận chuyển cây giống và sản phẩm 30km tại Quế Phong, Nghệ An.

Sản xuất cây con phục vụ trồng rừng: Để phục vụ cho trồng 97ha mô hình rừng trồng sản xuất thử, dự án đã tiến hành gieo ươm và chăm sóc cho 167.400 cây con:

Năm

Loại giống

Số lượng (cây)

2006

BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75; Keo tai tượng và Bạch đàn uro

79.800

2007

BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75; Keo tai tượng, Bạch đàn lai và Bạch đàn uro

56.100

2008

 BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75 và Keo tai tượng

31.500

Tổng số:

167.400

Trồng rừng sản xuất thử: Trong 3 năm 2006 – 2008 dự án đã tiến hành trồng và chăm sóc 97ha mô hình rừng tại Ba Vì, Hà Nội và Quế Phong, Nghệ An, kết quả trồng rừng cụ thể như sau:

 

Năm trồng

Địa điểm

Loài cây (Ha)

Tổng cộng

Keo lai

Keo tai tượng

Bạch đàn uro

Bạch đàn lai

2006

Hà Nội, Nghệ An

27

5

5

5

42

2007

Hà Nội, Nghệ An

20

10

2

2

34

2008

Hà Nội, Nghệ An

10

5

3

3

21

Tổng cộng:

57

20

10

10

97

 

Lưu giữ giống gốc: Dự án đã tiến hành xây dựng được 02 vườn vật liệu lưu giữ giống gốc trên hiện trường bằng cây hom và 14 giống trong phòng thí nghiệm bằng cây mô tại Hà Nội (BV10, BV16, BV32, BV33, BV71, BV73, BV75, TB1, TB7, TB11 và một số dòng  Keo lá tràm như: BVlt 25, BVlt 83, BVlt 84, BVlt 85).

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật:

  • 02 lớp tập huấn chuyển giao nhân giống Keo lai, Bạch đàn lai bằng phương pháp giâm hom và kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng cho 15 học viên là cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật của Lâm trường Quế Phong, Nghệ An.
  • 01 lớp tập huấn về biện pháp kỹ thuật lâm sinh kinh doanh rùng trồng Keo lai tại Miền trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Ngoài ra dự án cũng đã tiến hành xây dựng 02 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom và kỹ thuật trồng chăm sóc cho Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn lai và Bạch đàn uro. 2 bài tham luận được đăng trên kỷ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật lâm nghiệp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Một số kết quả nghiên cứu và hiệu quả kinh tế của dự án

 

a. Sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo tai tượng tại khảo nghiệm ở Quế Phong – Nghệ An 

Các dòng Keo lai 36 tháng tuổi, có đường kính trung bình là 11.5cm, chiều cao trung bình là 12.5m, năng suất trung bình là 30.2m3/ha/năm. Đánh giá chất lượng thân cây (bảng 1) cũng cho thấy các dòng Keo lai được công nhận vừa có sinh trưởng tốt đồng thời có dạng thân thẳng, đẹp với điểm trung bình là từ 3.8 đến 4.1 điểm (điểm 5 là cây có thân rất thẳng).

Bảng 01: Sinh trưởng của các dòng Keo lai tại Quế Phong, Nghệ An (8/2007 – 8/2010)

TT

Dòng

D1.3    (cm)

Hvn  

 (m)

(dm3)

Độ thẳng thân

Năng suất  m3/ha/năm

1

BV73

12.2

12.5

75.8

3.8

33.6

2

BV33

11.8

12.8

73.3

3.9

32.5

3

KTT

11.4

13.1

69.7

3.4

30.9

4

BV71

11.7

12.4

69.3

3.8

30.7

5

BV10

11.4

13.0

69.2

4.1

30.7

6

BV16

11.4

12.5

66.3

4.0

29.4

7

BV75

11.3

11.9

63.8

3.8

28.3

8

T5

11.5

11.8

63.3

3.6

28.1

9

BV32

11.3

12.1

62.7

3.9

27.8

Tb :

11.5

12.5

68.2

3.8

30.2

Fpr :

<0,026

<0,121

<0,071

<0,203

<0,044

Ghi chú: KTT: giống Keo tai tượng thu từ vườn giống; D1,3: đường kính ngang ngực, Hvn: chiều cao vút ngọn; V: Thể tích; Fpr: Xác suất F tính toán

b. Sinh trưởng của các giống Bạch đàn uro tại Quế Phong – Nghệ An 

Khảo nghiệm giống Bạch đàn được trồng vào tháng 8 năm 2007 nhằm so sánh sinh trưởng giữa cây hạt lấy từ vườn giống (VG), cây mô dòng U6, cây mô dòng PN14 và cây sản xuất đại trà (DT) với 4 lần lặp lại và 49 cây/công thức/lặp.

Bảng 02: Sinh trưởng của các dòng/lô hạt Bạch đàn uro tại Quế Phong, Nghệ An

(9/2007 – 8/2010)

TT

Dòng

D1.3      (cm)

Hvn       (m)

V      (dm3)

Năng suất  m3/ha/năm

1

U6

9.0

9.0

34.4

15.3

2

PN14

8.7

8.8

31.6

14.0

3

Uro

8.5

8.5

29.3

13.0

4

DT

8.6

8.5

29.3

13.0

TB:

8.6

8.7

31.2

13.8

Fpr:

<0.206

<0.316

<0.155

<0.211

Ghi chú: Uro: giống Bạch đàn uro thu từ vườn giống; DT: giống đại trà

Sau 35 tháng tuổi, sinh trưởng các các giống Bạch đàn uro không có sự phân hóa quá lớn và gần như không có nhiều sai khác của các dòng và các lô hạt trên.

c. Tác động của một số biện pháp lâm sinh tới sinh trưởng của Keo lai

+ Tác động của tỉa thưa tới phát triển đường kính

Kết quả khảo nghiệm tỉa thưa tại Đồng Hới –Quảng Bình, đã khẳng định tỉa thưa có thể cải thiện sinh trưởng đường kính của Keo lai trong mô hình khảo nghiệm. Sau 2 năm tỉa thưa, các cây trong ô tỉa thưa đạt đường kính ngang ngực trung bình trên 16cm, trong khi các cây trong ô đối chứng (không tỉa) có đường kính chỉ là 14,5 cm. Các ô tỉa thưa xuống mật độ 300 và 450 cây/ha tuy có đường kính và tỷ lệ gỗ xẻ lớn hơn ô 600 cây/ha, nhưng hiện tượng gẫy ngọn và phân thân sớm lại khá phổ biến. Do đó, tỉa thưa xuống mật độ 300 và 450 cây/ha không phù hợp với kinh doanh rừng trồng gỗ xẻ.

+ Tác động của tỉa cành tới khuyết tật gỗ

Để nghiên cứu tác động của tỉa cành tới khuyết tất gỗ, 15 cây được tỉa cành trong các ô thí nghiệm của khảo nghiệm tỉa thưa và 15 cây không được tỉa cành ở rừng cạnh khu khảo nghiệm tỉa thưa (cùng tuổi) đã được chặt hạ. Các cây được chọn phải có kích thước phù hợp với gỗ xẻ (đường kính cả vỏ trên 20cm). Các khúc gỗ 2m của các cây bị chặt hạ được xẻ bằng cưa vòng đứng. Kết quả cho thấy các ván từ các cây được tỉa cành và cây không được tỉa cành có tỷ lệ khuyết tật gỗ khác biệt rõ ràng ở phần phía ngoài của ván.

d. Năng suất của các dòng Keo lai tại  mô hình ở Ba Vì – Hà Nội:

Mô hình rừng trồng sản xuất này được trồng vào tháng 8/2006, số liệu thu thập tháng 8/2010, bao gồm 7 dòng Keo lai đã được công nhận giống (Bảng 03), các dòng được trồng theo đám với mật độ 1.650 cây/ha, phân bón: 2kg hữu cơ + 100g NPK.

Bảng 03: Năng suất của các dòng Keo lai tại Ba Vì, Hà Nội (8/006 – 8/2010)

TT

Dòng

D1.3    (cm)

Hvn

(m)

(dm3)

Độ thẳng thân

Năng suất  m3/ha/năm

1

BV33

10.9

12.9

60.7

3.8

28.8

2

BV32

10.6

12.5

58.2

3.9

27.6

3

BV71

10.7

11.8

54.6

4.0

25.9

4

BV10

10.2

11.8

49.0

4.4

23.2

5

BV73

10.0

11.5

45.3

3.9

21.5

6

BV75

9.6

10.8

39.1

4.0

18.5

7

BV16

9.5

10.9

38.6

4.0

18.3

Tb :

10.2

11.7

48.4

4.0

23.4

Fpr :

<0,001

<0,001

<0,01

<0,01

<0,001

Qua bảng 03 có thể thấy sinh trưởng của các dòng Keo lai là có sự sai khác đáng kể, D1.3 và Hvn của các dòng được phân chia thành các nhóm khác nhau (Fpr < 0,001). Sau 48 tháng tuổi, đường kính trung bình của các dòng Keo lai là 10.2cm, chiều cao trung bình là 11.7m, năng suất trung bình là 23.4 m3/ha/năm.

e. Năng suất Bạch đàn urophylla và Bạch đàn lai tại Ba Vì – Hà Nội và Quế Phong-Nghệ An

Cũng với mục tiêu như tại Ba Vì, Hà Nội. Dự án cũng xây dựng thử nghiệm hai mô hình nhỏ cho Bạch đàn lai và Bạch đàn uro tại Quế Phong, Nghệ An. Mô hình được xây dựng với mật độ 1650 cây/ha, bón 2kg phân hữu cơ và 100g NPK. Năng suất đạt từ 17 đến 18m3/ha/năm sau 36 tháng tuổi và không có tác động của sâu bệnh hại.

f. Hiệu quả kinh tế của dự án

+ Trữ lượng của các loài tại Ba Vì, Hà Nội ( tính toán ở thời điểm 4 năm tuổi)

TT

Loài

Năng suất trong khu thực nghiệm (m3/ha/năm)

Năng suất trong mô hình (tỷ lệ cây còn 85%)

Diện tích

Trữ lượng hiện tại (m3)

1

Keo lai

23.4

19.9

10

795.6

2

Keo tai tượng

18.1

15.4

5

307.7

3

Bạch đàn uro

11.7

9.9

5

198.9

4

Bạch đàn lai

12.5

10.6

5

212.5

+  Trữ lượng của các loài tại Quế Phong, Nghệ An ( tính toán ở thời điểm 3 năm tuổi)

TT

Loài

Năng suất trong khu thực nghiệm (m3/ha/năm)

Năng suất trong mô hình (tỷ lệ cây còn 85%)

Diện tích

Trữ lượng hiện tại (m3)

1 Keo lai

29

25.7

47

3475.7

2 Keo tai tượng

29.2

24.8

15

1116.9

3 Bạch đàn uro

17.1

14.5

5

218

4 Bạch đàn lai

18.5

15.7

5

235.9

+ Hiệu quả kinh tế của dự án:

TT

Loài cây

Trữ lượng (m3)

Đơn giá  (1.000 đồng)

Thành tiền (1.000 đồng)

1

Các loài Keo

5.695,9

490

2.790.966

2

Các loài Bạch đàn

865,3

520

449.956

Tổng cộng

3.240.922

 

 

Hiệu quả kinh tế của dự án tính đến thời điểm hiện tại:

1. Tổng thu: 3.240.922.000 đồng

2. Tổng chi phí: 1.978.628.000 đồng

3. Lãi gộp: 1.262.294.000 đồng (Tổng thu – tổng chi phí)

4. Lãi dòng: 1.136.065.000 đồng (Lãi gộp – Thuế, lãi NH, chi phí….) 10%

5. Tỷ lệ lãi so với tổng doanh thu =(Lãi dòng/Tổng doanh thu) x 100

= (1.136.065.000 / 3.240.922.000) x 100 = 35,06%

Tỷ lệ lãi dòng này được tính cho 5 năm, tức là mỗi năm lãi 7,01%

VI. Kết luận và đề nghị

1. Kết luận

Mục tiêu ban đầu đặt ra cho Keo lai sau chu kỳ 6 năm là 18 m3/ha/năm tại Ba Vì, Hà Nội và 24m3/ha/năm tại Nghệ An, hiện tại năng suất trung bình của các dòng tại Ba Vì, Hà Nội và Nghệ An đều vượt mức này, đây chính là cơ sở để dự án có thể hạch toán kinh tế và hoàn trả vốn. Keo tai tượng, Bạch đàn uro và Bạch đàn lai mới chỉ được trồng thử nghiệm nhưng có năng suất tốt, đây là nguồn giống có thể bổ sung cho bộ giống vùng Quế Phong, Nghệ An.

Dự án đã góp phần hoàn thiện được quy trình sản xuất giống, trồng, chăm sóc rừng và đã chuyển giao cho cơ sở phối hợp. Đồng thời cung cấp thêm những tài liệu quan trọng về các biện pháp lâm sinh như bón phân, tỉa thưa và tỉa cành cho các cơ sở sản xuất lâm nghiệp tham khảo.

Đến thời điểm hiện tại, căn cứ theo mật độ hiện còn qua đó tính được năng suất thực tế và trữ lượng hiện tại. Theo giá trị tại thời điểm tính toán thì có thể thu được: 3.240.922.500đ, lãi dòng 7,01%. Như vậy, nếu không bị thiên tai hoặc những biến động xấu khác thì dự án hoàn toàn có đủ khả năng hoàn trả vốn và có lãi.

2. Đề nghị

            Do đặc điểm của ngành, kinh doanh cây rừng có chu kỳ dài hơn với các loài cây nông nghiệp khác, kinh phí được cấp không đều theo kế hoạch hàng năm nên để trồng được 97 ha rừng phải tiến hành trong 3 năm (2006: 42 ha, 2007: 34 ha, 2008: 21 ha). Trong khi đó sản phẩm lại khó bảo vệ, chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên (Như gió bão và các điều kiện khắc nghiệt khác). Dự án có kế hoạch khai thác thu hồi sản phẩm và hoàn trả vốn cho nhà nước sau chu kỳ 6 năm và cùng một đợt là rất khó khăn. Nên chăng, những dự án sản xuất thử tương tự nên đề nghị có kế hoạch thu hồi vốn thành nhiều đợt phù hợp với kế hoạch vốn và diện tích trồng rừng hàng năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh và công tác viên, 2005. Giống keo lai và triển vọng gây trồng. KHCN NN&PTNT 20 năm đổi mới – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tập 5, trang 146 – 154.
  2. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 127 trang.
  3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997. Kết quả khảo nghiệm các loài keo Acacia ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng, Tập 2. Chủ biên Lê Đình Khả, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 3 – 16.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]