Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceace) phân bố tự nhiên ở vùng núi cao có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất đất rừng, được gây trồng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Hạt Thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1-1,5%, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dùng làm gia vị thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. ở nước ta, năm 2001 giá quả Thảo quả khô lên tới 150.000 đồng/kg, năm 2002-2004 có giá từ 40.000 đ – 60.000 đồng/kg, nhiều hộ gia đình hàng năm thu được 30-50 triệu đồng từ Thảo quả. Vì vậy nhiều địa phương coi Thảo quả là cây đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và là cây trồng chính thay thế cây Thuốc Phiện ở vùng cao.
Chính vì Thảo quả có giá trị kinh tế cao như vậy nên diện tích trồng loài cây này những năm qua tăng rất nhanh nhưng chủ yếu theo lối tự phát trong dân, nên kỹ thuật trồng khác nhau, do đó bên cạnh những diện tích có năng suất tương đối cao, còn tồn tại nhiều diện tích cho năng suất thấp. Một số địa phương đã có hướng dẫn kỹ thuật gây trồng nhưng chỉ là bản hướng dẫn kỹ thuật tạm thời và mang tính địa phương. Việc chưa thống nhất kỹ thuật gây trồng, cách chăm sóc, độ tàn che,… là nguyên nhân làm cho Thảo quả có năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng, thậm chí nhiều hộ gia đình do không hiểu đặc tính sinh thái của cây Thảo quả đã tự động mở tán rừng, làm suy giảm vốn rừng, giảm chức năng phòng hộ và năng suất Thảo quả.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Bệnh tuyến trùng hại thông ba lá Pinus kesiya Royle, nguyên nhân và giảI pháp phòng trừ
- Đánh giá ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật khai thác đến tái sinh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Đông Trường Sơn
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng
- Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả phòng hộ rừng trồng trên đất cát ven biển
- Kết quả Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà