Về rừng thôn bản ở tỉnh Cao bằng

Vũ Long

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

1. Thôn bản là tổ chức xã hội cơ bản trong nông thôn nước ta. Rừng thôn bản đã được đề cập đến trong Nghị định số 17/HDBT, ngày 17/1/1992của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991). Trong đó, điều 3 nêu: Rừng làng, rừng bản thuộc quyền sử dụng công cộng của làng, bản theo quy định của pháp luật, và những làng bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật BV&PTR, mà không trái với những quy định của Luật này và Luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng và đất trồng rừng đang quản lý (điều 9). Nhưng trong Luật đất đai (sửa đổi) và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành giao đất lâm nghiệp (Nghị định 02/CP, Nghị định 163) đã không đề cập đến vấn đề rừng làng, rừng bản nữa. Thôn bản không thuộc đối tượng được giao đất lâm nghiệp. Nhưng trong thực tiễn, ở rất nhiều tỉnh phía Bắc, rừng làng, rừng bản vẫn tồn tại và có xu hướng phát triển, được người dân đồng tình và chính quyền địa phương chấp nhận. Để làm rõ vấn đề này, trong bài viết sau đây chúng tôi trình bày tóm tắt một nghiên cứu về rừng thôn bản ở tỉnh Cao Bằng.

2. Vài đặc điểm của tỉnh Cao Bằng

– Tỉnh Cao Bằng có hơn 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó Tày chiếm tỷ lệ 42,58%, Nùng: 32,8%, Dao: 9,6%, H’Mông: 8,4%, Kinh: 4,67% và một số dân tộc khác. Mỗi dân tộc có tập quán sản xuất riêng, do sự phân bố dân cư như trên đã tạo ra những vùng có kiểu canh tác khác nhau ở từng vùng.

Bảng 1: Quy hoạch 3 loại rừng

Tổng Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất
Tổng số 337.000 129.500 10.100 197.400
Có rừng 208.600 94.490 6.800 106.900
Không rừng 128.400 34.600 3.300 90.500

– Đã hoàn thành cơ bản công tác giao đất giao rừng: 319.435,9ha ( 94,7% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh), chủ yếu giao cho hộ gia đình và “tập thể” ( 55.362 hộ và tập thể)

3. Thực trạng rừng thôn bản tỉnh Cao Bằng

3.1 Phương pháp điều tra.

Trên cơ sở những đặc điểm nêu trên, để đánh giá đúng thực trạng rừng thôn bản của Cao Bằng chúng tôi đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

– Chọn 3 huyện đại diện (mẫu) để nghiên cứu:

Tên huyện Đặc điểm

1. Thông Nông . Tiểu vùng núi đá, phía Đông, dân tộc Tày là chính

2. Quảng Uyên . Tiểu vùng núi đá, phía Tây, dân tộc Nùng là chính

3. Nguyên Bình . Tiểu vùng núi đất phía Tây Nam, dân tộc Dao là chính.

ởmỗi huyện lấy từ 1- 2 xã khảo sát điển hình;

Tên huyện Tên xã Đặc điểm

1. Thông Nông 1. Ngọc Động vùng núi đá, dân tộc Tày và H’Mông

2. Đa Thông vùng núi đất, đầu nguồn Dẻ rào, Tày

2. Quảng Uyên 1. Quảng Hưng phía Bắc huyện, Nùng

2. Hoàng Hải phía Đông huyện, Nùng

3. Nguyên Bình 1. Thị trấn huyện dân tộc Dao là chính

3.2 Rừng thôn bản ở huyện Thông Nông

Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả giao đất lâm nghiệp của huyện Thông Nông

đến 7/2002

TT Tên xã Diện tích đất LN đã giao
1 Đa Thông 3.135,95
2 Ngọc Động 2.088,86
3 Lương Can 897,34
4 Yên Sơn 1.467,04
5 Cần Yên 2.177,62
6 Lương Thông 4.145,79
7 Thanh Long 560,60
8 Bình Lãng 1.346,10
9 Vị Quang 847,6
Tổng cộng 16.666,90

( Nguồn: Hạt kiểm lâm Thông Nông,8/2002)

Diện tích đất lâm nghiệp đã giao chiếm 52,54% đất lâm nghiệp toàn huyện

Bảng 3: Tình hình giao đất lâm nghiệp cho các thôn bản ở huyện Thông Nông 7/2002

TT Tên xã Tổng số xóm Số xóm có rừng thôn bản % xóm có rừng thôn bản Diện tích rừng thôn bản Diện tích đất LN đã giao % diện tích rừng thôn bản Diện tích rừng của tổ chức được giao % diện tích rừng thôn bản so với tổ chức
Toàn huyện 164 74 45,00 3.855,44 16.666,90 23,0 359,88 11,6lần
1 Ngọc Động 16 8 50,00 678,96 3.135,95 21,6, 0
2 Đa Thông 26 15 57,64 615.14 2.088,86 29,45 19,04 32,3
3 Lương Can 12 5 41,00 132,02 897,34 15 217,66 0,60
4 Yên Sơn 9 4 44,00 317,26 1.467,04 25,28 0 1,0
5 Cần Yên 29 17 58,60 1.088,62 2.177,62 50,00 90,48 12lần
6 Lương Thông 32 9 28,00 553,26 4.145,79 12,34 32, 17,2lần
7 Thanh Long * 13 1 25,8 560,6 4,5 0
8 Bình Lãng 15 10 66,60 217,3 1.346,1 32,2 0
9 Vị Quang 12 6 50,00 253,35 847,6 59,79 0

(*) Mới bắt đầugiao năm2000, còn tiếp tục giao)

Biểu đồ: Tỷ lệ xóm có rừng thôn bản

1: xóm không có rừng thôn bản

2: Xóm có rừng thôn bản

Biểu đồ:Cơ cấu về diện tích các loại chủ rừng

1

2

3

1: Rõng hé gia ®×nh

2: Rõng th«n b¶n

3: Rõng tæ chøc kh¸c

Nhận xét:

1) Tỷ lệ số xóm có rừng thôn bản là 48,68%, diện tích rừng thôn bản là 3.855,44 ha, chiếm 23% diện tích đất lâm nghiệp đã giao trong toàn huyện. Diện tích bình quân rừng thôn bản của một xóm là 52,08 ha, xóm có diện tích lớn nhất là176,56 ha (xóm Nà Thin xã Cầu Yên), xóm có diện tích nhỏ nhất là 0,8 ha (xóm Kéo xã Bình Lãng). So với diện tích rừng giao cho các tổ chức chính trị – xã hội cơ sở và lực lượng vũ trang thì diện tích rừng thôn bản lớn hơn gấp nhiều lần (11,6 lần). Như vậy rừng thôn bản có vị trí thứ 2 sau rừng hộ gia đình về diện tích.

2) Đất lâm nghiệp thôn bản chủ yếu là rừng ở trạng thái Ib,IIa,b,c , IIIc và những chòm cây cổ thụ.

Rừng thôn bản thường bao gồm một số loại chính sau đây:

+ Rừng thiêng (tiếng Tày là đông slấn, có nghĩa là rừng thần, rừng thờ)

+ Rừng ma : nghĩa địa của xóm, thường lập dưới tán rừng già.

+ Rừng nguồn nước ( cốc bó)

+ Rừng phòng hộ xóm làng.

+Rừng lâm sản gia dụng và rừng kết hợp bãi chăn thả

3.3 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho các thôn bản ở huyện Quảng Uyên (12/2001)

Bảng 4: Tình hình giao đất lâm nghiệp cho các thôn bản ở huyện Quảng Uyên

TT
Tªn x·
Tổng số xãm Số xóm có rừng thôn b¶n % xóm có rừng thôn b¶n Diện tích rừng thôn b¶n Diện tích đất LN đã giao % diện tích rừng thôn b¶n
Toàn huyện 197 182 92,4 2.905,68 17.884,7 16,2
1 Chi Thảo 27 21 77 355,78 1.890,1 18,8
2 Hồng Định 17 12 70 161,20 1.025,7 15,7
3 Độc Lập 10 10 100 86,70 943,5 9,2
4 Tự Do 13 9 69,2 250,00 1.063,3 23,5
5 Cái Bộ 14 14 100 426,90 1.687,3 25,3
6 Quốc Dân 10 10 100 37,20 782,4 4,7
7 Phi Hải 26 26 100 351,30 3.917,4 8,9
8 Quốc Phong 10 10 100 258,60 962,4 26,8
9 Quảng Hưng 15 15 100 292,50 1.293,9 22,5
10 Hoàng Hải 26 18 413,50 1.738,0 23,7
11 Hồng Quang 18 18 100 180,00 1.650,0 10,9
12 Bình Lăng 11 11 100 92,00 937,7 9,8

Biểu đồ: Tỷ lệ xóm có rừng thôn bản

1: Xóm có rừng thôn bản

2: Xóm không có rừng thôn bản

Biểu đồ:Cơ cấu về diện các loại chủ rừng

1: Diện tích rừng hộ gia đình

2: Diện tích rừng thôn bản

3.4 Rừng thôn bản ở huyện Nguyên Bình

Bảng 5: Bảng tổng hợp kết quả giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và thôn bản, 8/2002

TT
Tên xã
Tổng số xóm Số xóm có rừng thôn bản % xóm có rừng thôn bản Diện tích rừng thôn bản

(ha)

Diện tích đất LN đã giao

(ha)

% diện tích rừng thôn bản Dân tộc chiếm tỷ lệ>-50% dân số Dân tộc chiến tỷ lệ <50-30% dân số
1 TT Nguyên Bình 14 2 14, 106,0 228 46,5 Tày
2 Tam Kim 16 4 25, 163,8 2.316,0 7,0 Tày- Dao
3 Thịnh Vượng 4 0 0 0 3.839,9 0 Dao
4 Ca Thành 14 9 64,3 225,5 2.824,2 8,0 Dao
5 Bắc hợp 9 0 0 0 1.279,6 0 Tày
6 Phan Thanh 14 1 7,1 4,3 3.675,4 Dao
7 Quang Thành 16 0 0 0 3.390,4 0 Dao
8 Triệu Nguyên 10 0 0 0 2.163,0 0 Dao
9 Minh Thanh 7 0 0 0 1.356,9 0 Tày
10 Hưng Đạo 9 3 33,3 73,7 2.022,4 3,6 Dao
11 TT Tĩnh Túc 6 2 33,3 142,5 996,86 14,3 Tày Kinh
12 Vũ Nông 15 5 33,3 143,6 970,7 14,4 Dao
13 Minh Tâm 12 0 0 0 416,8 0 Tày
14 Thái Học 13 0 0 0 1.008,5 Dao
15 Mai Long 16 0 0 0 3.391,7 0 Dao
16 Yên Lạc 7 0 0 0 1.039,5 0 Dao
17 Hoa Thám 9 4 44,0 173,7 3.402,6 5,8 Dao
18 Thể Dục 13 0 0 0 1.561,8 0 Dao Tày
19 Lang Môn 7 0 0 0 950 0 Tày
20 Thành Công 15 4 26,6 143,4 4.465,8 3,2 Dao
Toàn huyện 226 34 15,4 1.204, 41.299,8 2,91

Biểuđồ: Xóm có rừng thôn bản

Biểu đồ: Cơ cấu về diện tích của chủ rừng

1: Rừng thôn bản

2: Rừng hộ gia đình

3.5 Đánh giá thực trạng rừng thôn bản của tỉnh Cao Bằng.

3.5.1. Tổng hợp số liêụ rừng thôn bản của 3 huyện: Thông Nông, Quảng Uyên và Nguyên Bình

Bảng 6: Số liêụ rừng thôn bản của 3 huyện: Thông Nông, Quảng Uyên và Nguyên Bình

TT Huyện Tổng số xóm Số xóm có rừng thôn bản % xóm có rừng thôn bản Diện tích rừng thôn bản

(ha)

Diện tích đất LN đã giao

(ha)

% diện tích rừng thôn bản
1 Thông Nông 164 74 45,0 3.855,44 16.666,90 23,0
2 Quảng Uyên 197 182 92,4 2.905,68 17.884,7 16,2
3 Nguyên Bình 226 34 15,4 1.204,0 41.299,8 2,91
Tổng hợp 587 290 59,5 7.965,12 75.851,4 10,5

Biểu đồ: Xóm có rừng thôn bản

1: Xóm có rừng thôn bản

2: Xóm không có rừng thôn bản

Biểu đồ: Cơ cấu diện tích của chủ rừng

1: Rừng thôn bản

2: Rừng hộ gia đình

 

3.5.2 Tổng hợp kết quả phỏng vấn cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản

– Cán bộ cấp tỉnh và huyện:

Bảng 7: Tổng hợp kết quả phỏng vấn cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản (15 phiếu)

TT Câu hỏi phỏng vấn Kêt quả trả lời
1 Sự tồn tại của rừng thôn bản Có: 93,3%, không: 6,67%
2 Rừng thôn bản có phổ biến không Có: 86,7% không: 13,3%
3 Có ở những nhóm dân tộc nào Tày: 93,3%,Nùng: 66,7%, Dao:53,3%, H’Mông: 46,7%.
4 Cách thức xác lập quyền quản lý . Theo tập quán:73,3%

. Được giao : 53,3%

. Khác : 33,3%

5 Các loại rừng thôn bản phổ biến

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]