Trong vài thập niên qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công tác trồng rừng tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi, để từng bước nâng cao độ che phủ của rừng (28% – 35%), giải quyết kịp thời nhu cầu nguyên liệu gỗ các ngành công nghiệp (giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ dăm, gỗ dán…) thì công tác trồng cây phân tán cũng không ngừng gia tăng. Hàng năm cả nước trồng được khoảng 250 triệu đến 300 triệu cây phân tán tương đương với trồng 100.000 ha rừng (Báo cáo của Cục Phát Triển Lâm Nghiệp – Hội thảo Hoà Bình năm 2003). Cây trồng phân tán đã đóng góp một phần đáng kể vào cung cấp gỗ củi tại chỗ, giảm sức ép với rừng tự nhiên đồng thời có tác dụng phòng hộ đồng ruộng, điều hoà khí hậu cho các vùng dân cư, đặc biệt là vùng đồng bằng. Tuy nhiên do sự giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích lẫn chất lượng rừng tự nhiên cùng với sức ép tăng dân số như hiện nay, vấn đề trồng cây phân tán giải quyết nhu cầu gỗ củi để làm chất đốt, đóng đồ gia dụng vẫn luôn là một vấn đề nan giải. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra ở đây là phải làm thế nào để có thể phát triển các mô hình trồng cây phân tán có hiệu quả với những loài cây gỗ mọc nhanh, cho năng suất cao đáp ứng được nhu cầu năng lượng của người dân vùng đồng bằng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thời kỳ đổi mới.
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng
- Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng mỡ trồng thuần loài tại vùng Trung tâm Bắc bộ, Việt Nam
- Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên
- Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam