Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được 73 gia đình loài bạch đàn E.camaldulensis có cấp bệnh từ 1-4 và sinh trưởng khá từ 150 gia đình bạch đàn FORTIP; từ rừng trồng sản xuất đã tuyển chọn được 78 cây trội bạch đàn E.camaldulensis chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh. Đưa vào khảo nghiệm 136 dòng bạch đàn tại các vùng có bệnh nguy hiểm từ đó tuyển chọn được các dòng chống chịu bệnh. Các dòng bạch đàn FORTIP có triển vọng là EF18, EF43, EF29, EF55, E7 và EF23 đều có khả năng sinh trưởng nhanh, đạt tăng trưởng bình quân trên 20m3/ha/năm và chống chịu tốt với bệnh hại lá tại Sông Mây (Đồng Nai) ở giai đoạn 4 năm tuổi. Một số dòng có triển vọng về sinh trưởng và chống chịu bệnh được tuyển chọn từ rừng sản xuất là các dòng EC57 (15m3/ha/năm), EC15, EC26, EC38 và EC63 ở Sông Mây; các dòng EC25 (10m3/ha/năm), EC15, ET1, EC69 và EC66 ở Bình Điền (Thừa Thiên Huế); các dòng EC84, ET1, EC67, EC76 và ET2 ở Đại Lải (Vĩnh Phúc) và dòng EC81 đạt 29,3m3/ha/năm, dòng EC10 đạt 21,9m3/ha/năm và dòng EC82 đạt 20,3m3/ha/năm khảo nghiệm sau 2 năm tuổi ở Minh Đức (Bình Phước).
Từ khoá: Chọn giống chống chịu bệnh, dòng vô tính, bạch đàn.
Mở đầu
Bạch đàn (Eucalyptus L’Herit) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae) bao gồm trên 500 loài và được phân thành nhiều chi phụ khác nhau, chủ yếu gặp ở Ôxtrâylia. Trong những năm vừa qua, diện tích rừng trồng bạch đàn trên thế giới đã tăng lên đáng kể. Với những cố gắng lớn lao về chọn giống, sử dụng các dòng vô tính cao sản và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng bạch đàn đã tăng lên vượt bậc ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Brazil, Công-gô, Nam Phi.
Tuy nhiên việc gây trồng thuần loài bạch đàn trên diện rộng đã dẫn tới nhiều bệnh hại lá và thân cây. Năm 1976, Pitkethley đã phát hiện ra nấm Cylindrocladium quinqueseptatumtrên các cây non họ Sim (Myrtaceae) tại Ôxtrâylia. Tiến sĩ Sharma trong các năm 1982, 1985 cùng đồng nghiệp đã đề cập` về bệnh bạch đàn và loài nấm hại Cylindrocladium ở ấn Độ. Các nghiên cứu ở Ôxtrâylia (Bolland et al., 1985), Brazil (Alfenas et al., 1997; Junghans et al., 1999) và Nam Phi (Crous and Swart, 1995; Crous et al., 1993) đều đã đề cập về bệnh ở bạch đàn. Đối với các rừng trồng đơn dòng vô tính ở Thái Lan, loại bệnh nguy hiểm nhất lại là Cryptosporiopsis và nó đã gây hại cho nhiều rừng trồng ở đây trong đó có 40ha rừng trồng bạch đàn dòng T5 năng suất cao ở gần Pataya bị chết hoàn toàn. Trên cơ sở đó các nghiên cứu về chọn giống kháng bệnh cũng đã bước đầu được triển khai, đặc biệt là ở Brazil cho bệnh “stem canker”. Nhìn chung chọn giống kháng bệnh cho các loài bạch đàn ở vùng Đông Nam á mới chỉ là những bước khởi đầu, trong khi ở các nước nổi tiếng về trồng bạch đàn như Brazil, Nam Phi lại đã thu được một số thành công nhất định.
ở Việt Nam từ cuối những năm 1980, đầu 1990 đến nay dịch bệnh cháy lá, chết ngọn đã xuất hiện trên diện rộng đối với một số loài bạch đàn và một số loài keo, đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và miền Trung (gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế). Theo kết quả điều tra, đánh giá của một số tác giả (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992; Sharma, 1994; Old and Yuan, 1995) cho thấy diện tích rừng bạch đàn bị bệnh lên tới 50% tổng diện tích với các mức độ hại khác nhau và đều cảnh báo nguy cơ gây hại lớn đối với rừng trồng tập trung.
Rừng trồng mô hom bạch đàn nhập nội ở nước ta cũng đã cho thấy dấu hiệu bệnh hại ở nhiều nơi, do vậy bên cạnh các biện pháp gây trồng phù hợp thì việc tuyển chọn giống chống chịu bệnh là yêu cầu cấp thiết của sản xuất. Để tiến hành công tác chọn giống kháng bệnh cần phải điều tra xác định các loại bệnh, phân loại bệnh nguy hiểm và bệnh tiềm năng trên cơ sở đó tuyển chọn cây trội không bị bệnh hoặc không bị các bệnh nguy hiểm.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông Hà Quảng trị
- Nghiên cứu thăm dò khả năng sử dụng mùn cưa tre để tạo cốt cho một số khay, đĩa sơn mài xuất khẩu bằng công nghệ ép định hình
- Về chính sách Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản
- Kết quả bước đầu nghiên cứu về thị trường hàng hóa lâm sản Việt Nam
- Một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây lâm nghiệp