Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp – 21 năm xây dựng và định hướng phát triển

Phạm Đình Tam

Giám đốc Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trung tâm có con dấu riêng, có trụ sở chính đóng tại 365 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tiền thân của Trung tâm là “Xưởng công cụ mẫu” trực thuộc Viện nghiên cứu Lâm nghiệp (nay là Viện KHLN Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 1011/TCCB ngày 26/9/1983 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT); sau đó được chuyển thành “Trung tâm dịch vụ KHKT Lâm nghiệp” theo Quyết định số 73/TCCB ngày 17/1/1986 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT). Đến ngày 15/5/1990có Quyết định số 277/TC-LĐ của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) cho phép đổi tên thành “Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp”.

Nhân dịp Trung tâm vừa tròn 21 tuổi chúng tôi xin điểm lại một số thành quả đạt được trong thời gian qua và hướng đi trong thời gian tới.

I./ Một số đặc điểm của Trung tâm trong thời gian qua:

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp đã có nhiều thay đổi cả về cơ cấu tổ chức đến chức năng nhiệm vụ. Chúng tôi xin điểm qua một số đặc điểm qua các thời kỳ của Trung tâm:

· Giai đoạn Xưởng chế tạo công cụ mẫu (1983-1986)

Năm1983 Xư­ởng chế tạo công cụ mẫu ra đời với 17 CBCNV được chuyển từ Phân viện Cơ giới trồng rừng. Xưởng có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở đóng tại Hà Nội, trực thuộc Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp (nay là Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) có chức năng nhiệm vụ: nghiên cứu cải tiến các máy móc cơ giới phục vụ sản xuất cây con và trồng rừng; chế tạo các loại công cụ thủ công phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp; liên kết với các cơ quan khác trong và ngoài ngành trong phạm vi chuyên môn của mình để tạo công ăn việc làm cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Thời gian này các hoạt động bộ máy chủ yếu là dựa hoàn toàn vào ngân sách nhà nước.

· Giai đoạn Trung tâm dich vụ (1986-1988)

Theo yêu cầu phát triển chung của Viện, X­ưởng chế tạo công cụ mẫu đư­ợc chuyển thành Trung tâm Dịch vụ KHKT Lâm nghiệp, chức năng nhiệm vụ được bổ sung thêm, số lượng cán bộ được tăng cường. Tuy nhiên, chủ yếu là tiếp nhận số CBCNV do Viện điều xuống; hầu hết số cán bộ này đều trong diện sắp xếp của Viện: diện chính sách, yếu sức khỏe, chờ nghỉ hưu, không có việc làm,v.v..Số lượng CBCNV của Trung tâm thời gian này lên tới 100 ngư­ời. Trung tâm phải đảm nhận tự chi trả 80% lương cho CBCNV, Viện chỉ cấp xuống 20%. Cơ cấu tổ chức bao gồm 1 xư­ởng cơ khí, 1 xư­ởng sản xuất túi bầu, 1 xư­ởng chế biến gỗ, 1 đội bảo vệ thực vật, 1 xư­ởng cót ép.

· Giai đoạn Trung tâm ứng dụng (1988 – nay)

Để tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm, và để phù hợp với tình hình phát triển chung của Viện, đến tháng 5/1988 Trung tâm Dịch vụ KHKT Lâm nghiệp được đổi tên thành Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp. Giai đoạn này được chia làm hai thời kỳ phát triển khác nhau:

– Thời kỳ đầu (từ 1988 đến 1999)

Thời kỳ này chức năng của Trung tâm là ứng dụng và triển khai những thành quả nghiên cứu của Trung tâm và của Viện; thực hiện một số đề tài về ứng dụng mở rộng và chuyển giao công nghệ về lâm sinh, bảo vệ thực vật, và cải tiến công cụ; tổ chức hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được phân công; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của đơn vị như chế biến lâm sản, túi bầu, công cụ cải tiến,… Trung tâm được sắp xếp lại gồm 3 phòng và 1 trạm cây cảnh quan tại Chèm (nằm trong khuôn viên của Viện). Số cán bộ công nhân viên gồm 26 người, trong đó có 10 kỹ sư, 4 trung cấp, còn lại là nhân viên và công nhân. Trình độ và năng lực cán bộ có cải thiện hơn so với trước, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, Trung tâm vẫn trong tình trạng khó khăn, định hướng phát triển chưa phù hợp, kết quả hoạt động là Trung tâm vẫn ít việc làm, đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên thấp, cán bộ ít được đào tạo.

– Thời kỳ từ năm 2000 đến nay:

Trung tâm được bổ sung thêm lãnh đạo, đội ngũ cán bộ được trẻ hóa (50% số cán bộ dưới 30 tuổi). Tổng sốcán bộ công chức có 30 ngư­ời, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 66%. Chức năng nhiệm vụ được bổ sung thêm, phạm vi hoạt động mở rộng hơn cả về nội dung chuyên môn đến địa bàn. Cuối năm 2000, Trạm thực nghiệm hiện trường tại Tân Lạc, Hòa Bình được thành lập để phục vụ cho việc xây dựng các mô hình trình diễn về kỹ thuật lâm sinh và chuyển giao KHKT cho địa phương. Tổ chức của Trung tâm có 1 phòng chức năng, 3 phòng chuyên môn và 1 trạm hiện trường tại Tân Lạc, Hòa Bình. Cơ sở vật chất hạ tầng được xây dựng khang trang đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho địa phương. Từ năm 2003 Trung tâm chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu theo tinh thần của Nghị định 10 của Chính phủ. Với tinh thần đó Trung tâm đang có nhiều nỗ lực để tìm kiếm thêm công ăn việc làm, phát huy các thế mạnh và tiềm năng sẵn có để từng bước khẳng định vị thế của mình, xây dựng Trung tâm phát triển bền vững như Định hướng đã được Viện phê duyệt, từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên để họ yên tâm và gắn bó với Trung tâm.

II./ Một số thành tựu của Trung tâm sau 21 năm qua:

1. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:

Trung tâm đã thực hiện 12 đề tài cấp Bộ, 5 dự án, 10 nhiệm vụ và nhiều hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực: công cụ phục vụ trồng rừng, lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, năng lượng sinh khối và lâm nghiệp xã hội. Kết quả có thể tóm tắt như sau:

– Về cải tiến công cụ: đã cải tiến và sản xuất được các loại công cụ thủ công phục vụ trồng rừng như dao phát, cuốc cải tiến; nghiên cứu và sản xuất máy cưa đĩa mi ni để phục vụ cho các xưởng chế biến nhỏ; khảo nghiệm và cải tiến các loại máy cày, máy phun nước cầm tay và máy kéo nhỏ cho các trang trại nông lâm nghiệp phục vụ bà con nông dân miền núi, v.v.v.. Các công cụ này đều đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và được người dân chấp nhận.

– Về lâm sinh đô thị: Đã nghiên cứu đề xuất các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và tôn tạo cho vườn cây di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; đề xuất giải pháp sử dụng bền vững đa dạng sinh học của tài nguyên thực vật, phục vụ cho việc tôn tạo cảnh quan các công trình lịch sử văn hóa Việt Nam; đã nghiên cứu xác định danh lục thực vật ở một số di tích lịch sử tôn giáo chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam; đã hoàn thành việc điều tra, khảo sát, qui hoạch, thiết kế lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho một số khu vực trong các chương trình đầu tư cây xanh cảnh quan môi trường của tỉnh và Nhà nước như: Khu kỷ niệm chiến thắng Đống Đa Ngọc Hồi, di tích văn hóa Thánh Gióng – Sóc Sơn, nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội, Khu trung tâm thị xã Tam Điệp, vườn thực vật Núi Thúy – Ninh Bình, Khu di tích Đền Trần – Nam Định, tham gia một phần lập luận chứng Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam – Đồng Mô, Hà Tây, Thảm cỏ quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thi công hạng mục cây xanh cây cảnh khu di tích lăng mộ cố Tổng bí thư Trần Phú tại Hà Tĩnh nhân dịp kỷ niệm 100 ngày sinh của người; thi công hạng mục cây xanh thuộc dự án cải tạo sân trường Đại học Thủy lợi phục vụ kỷ niệm 40 ngày thành lập trường,v.v.v..

– Về năng lượng sinh khối: Đã nghiên cứu tuyển chọn được bếp đun cải tiến “BLN ” ứng dụng cho các hộ gia đình ở các vùng sinh thái khác nhau và mẫu bếp đun tiết kiệm sưởi ấm ” BLNS ” cho vùng trung du, miền núi, thuộc nhiều dân tộc khác nhau như : Thái, Mường, H’mông, Cao Lan, Tày, M’nông, Ê đê, Tà ôi, Cà Tu, Kinh… . “BLN” đã thực sự có hiệu quả thiết thực nên được người dân tiếp nhận. Trung tâm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao và nhân rộng mô hình. Kết quả đã triển khai xây dựng mô hình hơn 80 xã của 20 tỉnh từ Bắc vào Nam, với số lượng hàng ngàn bếp mẫu.

– Về lĩnh vực lâm sinh: Đây là lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Trung tâm xuyên suốt trong thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2000 trở đi. Trước năm 2000, năng lực hoạt động của Trung tâm còn nhiều hạn chế, cán bộ khoa học được đào tạo chuyên ngành lâm sinh ít, hiện trường nghiên cứu không có, do vậy mà số đề tài nghiên cứu do Trung tâm chủ trì ít, kinh phí lại quá hạn hẹp. Từ năm 2000, số cán bộ lâm sinh được tăng cường, các thiết bị, phương tiện và cơ sở hạ tầng được nâng cấp nên số đề tài dự án tăng lên gấp nhiều lần, trong đó chủ yếu là lĩnh vực lâm sinh phục vụ cho việc phát triển rừng nói chung và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng nói riêng. Kết quả hoạt động lâm sinh đã đạt được: hoàn thành đề tài nghiên cứu trồng rừng Trám trắng phục vụ mục tiêu cung cấp gỗ công nghiệp, kết quả đề tài đã được ứng dụng nhân rộng cho nhiều địa phương trong cả nước; ứng dụng tiến bộ KHKT xây dựng mô hình trồng rừng Trám trắng bằng cây con từ hạt và bằng cây ghép phục vụ cho dự án 661; xây dựng mô hình trồng cây mọc nhanh nhằm cung cấp gỗ củi cho vùng đồng bằng Bắc Bộ; xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ ven các hồ nước ngọt phía Bắc Việt Nam; nghiên cứu trồng rừng Trám đen cho mục tiêu lấy gỗ và lấy quả; nhập giống và trồng thử nghiệm Bạch đàn Brazin tại Trạm Tân Lạc, Hòa Bình; thực hiện dự án điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm hiện có và quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ trồng rừng trong cả nước; dự án điều tra tuyển chọn tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các vùng kinh tế lâm nghiệp trong cả nước. Ngoài ra, Trung tâm còn tham gia biên soạn nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành thuộc lĩnh vực lâm sinh, tổ chức các lớp tập huấn chuyên giao kỹ thuật trồng rừng, chiết ghép cây lâm nghiệp cho các địa phương và các dự án Trồng rừng Việt Đức, dự án EU Cao Bằng – Bắc Kạn, dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại Miền Bắc Việt Nam,v.v.v..

– Về lâm nghiệp xã hội: Lâm nghiệp xã hội cũng là hướng đi mới trong định hướng của Trung tâm và cũng là đúng hướng với một đơn vị nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của ngành từ khi chuyển từ lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội. Kết quả đã xây dựng bổ sung được định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng để áp dụng trong phạm vị cả nước; thực hiện dự án xây dựng mô hình phát triển nông lâm ngư nghiệp cho vùng đồng bào khó khăn tại 2 xã thuộc huyện Bạch Thông và Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; lập dự án khả thi xây dựng Lâm viên Vạn Tường thuộc khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi v.v…

2. Về thực hiện các dự án quốc tế .

Trung tâm đã thực hiện một số nội dung về kỹ thuật lâm sinh, tiết kiệm chất đốt, khảo nghiệm công cụ như các dự án VIE 86-027, GCP/RAS/131/NET, GCP/RAS/154/NET, UNESCO 8030, KFW và DED, IMRP,JTZ, NAV PDI. SCFUSA, ROUSEL-UCLAP, Việt-úcNambộ, hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Thụy Điển. Gần đây, Trung tâm cũng đã tham gia đánh giá các hoạt động đào tạo lâm nghiệp, các mô hình trồng rừng, khoanh nuôi và làm giàu rừng của Hợp phần lâm nghiệp thuộc dự án Phát triển nông thôn Cao Bằng- Bắc Kạn do Cộng đồng chung Châu Âu tài trợ; tham gia một số nội dung trong dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, v.v…

3. Về tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ:

Hầu hết cán bộ của Trung tâm trong thời gian đầu thuộc diện sắp xếp của Viện, trình độ năng lực yếu lại có nhiều hoàn cảnh đặc biệt nên hiệu suất công tác thấp, cộng thêm đó là cơ chế bao cấp kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Trung tâm. Tuy nhiên, được sự ủng hộ của cấp trên, sự đoàn kết nhất trí của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể, Trung tâm đã có những giải pháp tổ chức phù hợp, vượt qua được khó khăn để khẳng định được vị thế của mình. Có thể điểm qua một số kết quả cụ thể như sau:

– Về cơ cấu tổ chức: đã 3 lần thay đổi tên cho phù hợp với cơ chế mới và yêu cầu phát triển của Viện và đơn vị. Theo đó các đơn vị trực thuộc cũng đã sắp xếp lại để phát huy hiệu quả hoạt động.

– Về đội ngũ cán bộ: đã giảm biên chế từ chỗ 100 người xuống hiện tại có 30 người. Chất lượng cán bộ được nâng lên rõ rệt, từ chỗ cán bộ năng lực yếu kém, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên mới 30% năm 1990, 40 năm 2000, chưa có cán bộ trên đại học và tuổi đời bình quân trên 40 tuổi đến nay đội ngũ cán bộ viên chức đã được cải thiện đáng kể. Trong tổng số 30 cán bộ viên chức có 20 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 66%), trong đó có 3 người đang theo học Cao học. Số cán bộ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 50%.

4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

– Về xây dựng cơ bản: năm 1995 được Bộ Lâm nghiệp đầu tư xây dựng nhà làm việc và thí nghiệm tại 365 Minh Khai trên cơ sở nâng cấp nhà làm việc tạm trước đây của xưởng chế tạo công cụ mẫu, từ đó cũng đã tạo điều kiện ổn định cho Trung tâm hoạt động. Đến năm 2000 theo quyết định của Viện cho phép Trung tâm thành lập thêm trạm thực nghiệm hiện trường tại Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình. Trạm được giao 150 ha đất lâm nghiệp để xây dựng hiện trường nghiên cứu và đã được Bộ phê duyệt dự án đầu tư trụ sở, hệ thống vườn ươm và một số hạng mục khác. Đến nay cơ sở khá khang trang và đang mở ra nhiều triển vọng trong hợp tác nghiên cứu và thu hút đầu tư.

– Về trang thiết bị nghiên cứu: cùng với đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu và kiện toàn bộ máy và cơ cấu tổ chức theo định hướng mới, từ năm 2000 Trung tâm cũng đã được Bộ phê duyệt dự án tăng cường trang thiết bị nghiên cứu và chuyển giao cho Trung tâm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm việc và học tập.

5. Các hoạt động khác:

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao, Trung tâm cũng thường xuyên quan tâm củng cố và xây dựng tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh niên vững mạnh để tạo sức mạnh tập thể vượt qua khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ. Trung tâm có một chi bộ Đảng đoàn kết nhất trí, luôn luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, một Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn lao động Hai Bà Trưng cũng nhiều năm đạt danh hiệu Công đoàn 4 tốt. Từ năm 2000, do lực lượng trẻ được tăng cường nên các phong trào văn thể cũng được khơi dậy, nhất là phong trào thể thao quần chúng. Nhiều năm Trung tâm đã dành được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ hội thao của Viện.

6. Về thành tích thi đua:

– Về chính quyền: Trung tâm đã nhiều năm nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ và một lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Hai cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều người nhận được Bằng khen của Bộ trưởng.

– Về Công đoàn: Công đoàn cơ sở Trung tâm nhiều năm liền nhận được cờ thi đua của Liên đoàn lao động Quận, 3 cá nhân nhận được huy chương vì sự nghiệp Công đoàn

– Công tác Đảng: Chi Bộ thường xuyên là chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, một số đảng viên được Đảng ủy cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy khen và Đảng ủy khối kinh tế Trung ương tặng Bằng khen.

III./ Định hướng phát triển Trung tâm đến 2020:

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, lanh đạo Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam về việc rà soát, bổ sung và xây dựng định hướng phát triển của Viện của các đơn vị trực thuộc Viện. Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp đã xây dựng xong đề án phát triển Trung tâm đến 2010 và định hướng phát triển Trung tâm đến 2020 và đã được Viện trưởng Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam phê duyệt đầu năm 2004.Trọng tâm hoạt động của Trung tâm trong giai đoạn này là: “đi sâu vào các lĩnh vực lâm sinh phục vụ cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng nói riêng và phát triển ngành Lâm nghiệp nói chung, tăng cường các hoạt động về lâm sinh đô thị và lâm nghiệp xã hội. Phát huy tiềm năng về cơ sở vật chất hiện có, đẩy mạnh t­ư vấn và dịch vụ KH, gắn việc nghiên cứu ứng dụng với công tác chuyển giao công nghệ nhằm từng bước nang cao vị thế của Trung tâm và xây dựng Trung tâm phát triẻn bền vững”. Sau đây chúng tôi xin tóm tắt nội dung cơ bản của định hướng phát triển Trung tâm đến 2020:

3.1. Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm đến 2020:

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã đư­ợc Bộ và Viện giao, căn cứ vào tiềm năng của Trung tâm và yêu cầu thực tế của sản xuất, trong giai đoạn 10-15 năm tới định hư­ớng phát triển Trung tâm đư­ợc xác định cơ bản như­ sau:

· Về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:Khai thác các đề tài ứng dụng kỹ thuật lâm sinh nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại của các cơ sở sản xuất thuộc vùng Tây Bắc phục vụ các chương trình, mục tiêu và dự án nhà n­ước như­: dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, ch­ương trình phát triển Nông thôn miền núi phía Bắc, ch­ương trình xóa đói giảm nghèo,…

· Về dịch vụ và chuyển giao KHCN:Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và chuyển giao KHCN thuộc các lĩnh vực kỹ thuật lâm sinh, cây xanh đô thị, phòng chống mối mọt, sản xuất nấm ăn, sản xuất cây con,…nhằm đư­a nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xẫ hội vùng đồng bào miền núi các tỉnh phía Bắc.

· Hợp tác quốc tế:Khai thác các dự án nhỏ về hợp tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật lâm sinh nhằm khôi phục và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, tạo điều kiện cho cán bộ Trung tâm tiếp cận với công nghệ mới và nâng cao kỹ năng làm việc.

· Công tác tổ chức cán bộ: Tổchức giữ nguyên nh­ư giai đoạn 2004-2010, nh­ưng nhân lực (biên chế + hợp đồng dài hạn) tăng thêm từ 20-40%, chuyển một bộ phận sang sản xuất dịch vụ và tự túc l­ương 100%. Quy hoạch dài hạn đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ đầu đàn, cán bộ và kỹ thuật viên từng lĩnh vực đủ mạnh để đảm đ­ương nhiệm vụ đư­ợc giao.

· Xây dựng cơ sở hạ tầng:Hoàn thiện việc xây dựng trụ sở làm việc tại 365 Minh Khai, Hà Nội và Trạm thực nghiệm Tân Lạc, Hòa Bình. Khai thác triệt để quỹ đất lâm nghiệp đ­ược giao để lấy đó làm nguồn thu cho đơn vị. Sử dụng có hiệu quả số vật t­ư thiết bị đã có, mua sắm thêm các thiết bị, ph­ương tiện cần thiết phục vụ nghiên cứu và chuyển giao.

· Về đời sống cán bộ công viên chức cơ quan: Nâng cao một bước đời sống, thu nhập cho ng­ời lao động, đảm bảo cho họ yên tâm gắn bó với cơ quan. Phấn đấu năm sau có thu nhập bằng hoặc cao hơn năm tr­ước và đảm bảo hệ số l­ương bình quân từ 1,5-2,0.

 

3.2. Các nhiệm vụ cụ thể từ nay đến 2010:

3.2.1. Hoạt động chuyên môn:

· Lĩnh vực lâm sinh:

– Tiếp tục thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các đề tài KHCN và các dự án điều tra cơ bản đã đ­ược phê duyệt

– Xây dựng các đề tài nghiên cứu trồng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao và có chu kỳ kinh doanh ngắn nhằm phục cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc.

– Tham gia một số nội dung lâm sinh thuộc dự án “Phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA)” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

– Xây dựng các mô hình trình diễn trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã thành công của các đề tài thuộc lĩnh vực cải thiện giống, kỹ thuật lâm sinh và sử dụng bền vững đất dốc nhằm khẳng định lại các kết quả nghiên cứu tr­ước khi nhân rộng. Đồng thời thông qua các mô hình cũng để chuyển giao công nghệ cho sản xuất, nhằm phục vụ phát triển lâm nghiệp các tỉnh vùng Tây Bắc

· Lĩnh vực cây xanh đô thị:

– Tập trung giải quyết các vấn đề về nghiên cứu chọn tập đoàn cây và hoàn thiện kỹ thuật gây trồng cho các khu đô thị, công sở, khu di tích lịch sử và khu công nghiệp,…

– Nâng cao kỹ năng từ khâu thiết kế, quy hoạch đến thi công các hạng mục cây xanh, cây cảnh để khai thác các hợp đồng dịch vụ và chuyển giao cho các khu đô thị, khu di tích lịch sử, khu công nghiệp,…

· Lĩnh vực năng lư­ợng sinh khối:

– Hoàn thiện các mẫu bếp lâm nghiệp đã có và tiếp tục nghiên cứu cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của ng­ười dân vùng miền núi.

– Tăng c­ường công tác chuyển giao công nghệ dư­ới các hình thức chuyên gia tư­ vấn, tập huấn chuyển giao, xây dựng mô hình mẫu,…nhằm tạo việc làm và tăng nguồn thu cho đơn vị.

· Lĩnh vực lâm nghiệp XH:

– Tiếp tục thực hiện các đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế phục vụ cho phát triển lâm nghiệp đã đư­ợc phê duyệt.

– Khai thác các đề tài về chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp xã hội, chính sách quản lý và sử dụng rừng cộng đồng…

– Thực hiện tốt dự án xóa đói giảm nghèo đã được phê duyệt tại Bắc Kạn, tìm kiếm thêm các dự án phục vụ chư­ơng trình xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn miền núi phía Bắc.

3.2.2. Tăng cư­ờng năng lực làm việc:

· Trang thiết bị và phư­ơng tiện:

– Phát huy hiệu quả thiết bị đã có, nâng hiệu suất sử dụng trên 50%

– Xây dựng hoàn thiện bộ phận can vẽ bản đồ để phục vụ cho việc lập quy

hoạch, thiết kế các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và môi tr­ường

– Hoàn thiện phòng thí nghiệm nhân giống nấm để sản xuất giống cấp II,III

– Sửa chữa, mua sắm mới ph­ương tiện đi lại để đảm bảo văn phòng có 01 xe

con, 01 xe bán tải, 1-2 xe máy; Trạm Hoà Bình 01 xe bán tải, 1-2 xe máy.

– Mua sắm các thiết bị thông tin, tuyên truyền phục vụ chuyển giao.

· Xây dựng cơ sở hạ tầng:

– Nâng cấp sửa chữa khu văn phòng 365 Minh Khai

– Mua sắm vật t­ư thiết bị cho các phòng làm việc tại trạm Tân Lạc, HB

· Đào tạo nguồn nhân lực:

– Quy hoạch cán bộ quản lý:

+ Ban lãnh đạo: 2-3 ng­ười

+ Cán bộ chủ chốt các phòng ban, trạm trại: 5-8 ng­ười

– Đào tạo cán bộ chuyên môn:

+ Cán bộ đầu đàn (có trình độ Ths. trở lên): 5-6 ng­ười

+ Cán bộ hiện trư­ờng làm công tác chuyển giao CN: 5-6 ngư­ời

– Trình độ ngoại ngữ:

+ Ngoại ngữ có khả năng làm việc độc lập với ng­ười nư­ớc ngoài: 4-5 ngư­ời

– Trình độ vi tính:

+ Thành thạo vi tính thông dụng: 8-10 ngư­ời

· Hợp tác quốc tế:

– Tham gia một số nội dung trong dự án “Phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam” (RENFODA) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

– Tìm kiếm 1-2 dự án nhỏ HTQT do Trung tâm làm chủ trì.

· Thông tin t­ư liệu:

– Nối mạng máy tính Viện-Trung tâm, nội bộ Trung tâm

– Xây dựng phòng đưọc, tủ sách.

– Xây dựng phòng truyền thống Trung tâm từ khi thành lập (Xư­ởng công cụ

mẫu) 26/9/1983

3.2.3. Hoạt động chuyển giao KHCN, sản xuất và dịch vụ

· Chuyển giao KHCN:

– Chuyển giao kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị kinh tế phục vụ phát triển KTXH nói chung và phát triển ngành lâm nghiệp nói riêng cho vùng Tây Bắc. Trong đó quan tâm đến những cây lâm nghiệp đa mục đích nh­ư: Giẻ ăn quả, Trám trắng, Trám đen, Sấu….

– Chuyển giao kỹ thuật làm nấm ăn cho bà con vùng nông thôn miền núi.

– Chuyển giao kỹ thuật xây bếp lâm nghiệp cải tiến tiết kiệm chất đốt cho ngư­ời dân

· Sản xuất và dịch vụ KHCN:

– Phát huy tiềm năng của Trạm thực nghiệm KHKT Tân Lạc, Hòa Bình để sản xuất cây con phục vụ trồng rừng của các tỉnh Tây Bắc, dự án “Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở miền Bắc Việt Nam (RENFODA).

– Thiết kế kỹ thuật và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường,…

– Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong cơ quan và liên kết với địa phư­ơng để trồng rừng kinh tế.

– Dịch vụ phòng chống mối cho cây xanh và các công trình xây dựng.

3.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai:

Hiện nay Trung tâm đang quản lý 370 m2 đất tại 365 Minh Khai, Hai Bà Trư­ng, Hà Nội và 150,31 ha đất lâm nghiệp tại xã Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình. Phư­ơng án quy hoạch sử dụng đất đến 2010 nh­sau:

· Tại 365 Minh Khai, Hà Nội (Khu A):

– Khai thác, sử dụng hợp lý 270 m2 nhà 2 tầng đã xây dựng hoàn chỉnh làm trụ sở làm việc của các phòng chuyên môn và nghiệp vụ.

– Xây dựng mới nhà cấp III, 3 tầng (khoảng 100 m2 mặt bằng) để tăng thêm phòng làm việc cho CBCC cơ quan và làm nhà kho, hội tr­ường.

· Tại Tân Lạc, Hòa Bình (Khu B):

* Đất đư­ợc cấp sổ đỏ (3.100 m2):

– Khai thác sử dụng hiệu quả khu trụ sở làm việc nằm trong khuôn viên 1.600 m2 đư­ợc đầu tư­ theo dự án xây dựng Trạm (2001-2003).

– Tổ chức sản xuất và dịch vụ cây giống lâm nghiệp trong diện tích 1500 m2 đư­ợc quy hoạch làm v­ườn ư­ơm.

* Đất lâm nghiệp đ­ược giao khoán 50 năm (150 ha):

+ Xây dựng thành rừng tự nhiên “Rừng kín thường xanh”: 50 ha

+ Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ KHKT: 50 ha

+ Xây dựng các hiện trư­ờng của các đề tài: 30 ha

+ Đất giành để sản xuất: 20 ha

IV – Giải pháp thực hiện:

4.1. Giải pháp hành chính, tổ chức:

– Hoàn thiện việc phê duyệt chính thức đề án xây dựng định hướng phát triển trung tâm.

– Quảng cáo năng lực hoạt động của Trung tâm trên các tờ thông tin của Viện và ngành nhằm thúc đẩy phối hợp nghiên cứu KH và tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực chuyển giao và dịch vụ KH &CN.

– Sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả theo theo tinh thần của nghị định 10 của Chính phủ.

– Quy hoạch trung và dài hạn đội ngũ cán bộ công chức của Trung tâm để đảm đương các các nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

– Chọn và gửi cán bộ đi đào tạo các lĩnh vực Quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ để đủ điều kiện hoàn thành tốt công việc được giao.

4.2. Giải pháp về vốn:

– Thường xuyên liên hệ với Viện và Bộ để đăng ký thực hiện các đề tài, dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

– Mở rộng quan hệ với các cơ quan ngoài ngành để hợp tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN, đặc biệt là tiếp tục giữ các mối quan hệ với các đối tác cũ như: BQL rừng cảnh quan môi trường khu Công nghiệp Dung Quất, các sở ban ngành thuộc Tỉnh Hoà Bình, Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng- Bắc Cạn do EU tài trợ, dự án trồng rừng Việt Đức,…

– Tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình ĐCĐC, dự án 661,…

– Tăng cường hoạt động sản xuất, dịch vụ và chuyển giao KHCN: hướng dẫn kỹ thuật, làm bản đồ, quy hoạch thiết kế và thi công các công trình cây xanh đô thị cảnh quan môi trường, lập và thiết kế dự án đầu tư, xây dựng bếp lò, sản xuất cây con, trồng nấm,…

– Tăng cường thu hút đầu tư để sử dụng hiệu quả quỹ đất tại trạm Tân Lạc, Hoà Bình. Lấy Trạm Hoà Bình làm cơ sở để xây dựng nguồn thu ổn định cho Trung tâm.

4.3. Các giải pháp khác:

– Tăng cường mối quan hệ với các đơn vị trong Viện và các cơ quan ngoài Viện.

– Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan cấp trên và địa phương có liên quan – Tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ phát huy năng lực chuyên môn. Xin một tình nguyện viên người nước ngoài nói tiếng Anh để nâng cao khả năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ khoa học.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]