Xây dựng mô hình sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ

Ký hiệu khoVI24_711
Chuyên ngànhCông nghiệp rừng
Địa phươngToàn quốc
Lĩnh vựcCông nghiệp rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcXây dựng mô hình sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ
CấpCấp Bộ
Mục tiêuỨng dụng công nghệ sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng nhằm tăng năng suất lao động, khắc phục tình trạng thời tiết bất thuận, giảm tỷ lệ hư hao khi thu hoạch, nâng cao chất lượng ván bóc, cung cấp nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu góp phần nâng cao giá trị gia tăng gỗ rừng trồng.
Ngày bắt đầu2021
Ngày kết thúc2023
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Xây dựng mô hình trình diễn - Xây dựng 05 mô hình sấy và bảo quản ván bóc tại 04 tỉnh (Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn), 01 mô hình/điểm với công suất 1 mô hình là 10m3/mẻ; trung bình 10 hộ/01 mô hình; mô hình triển khai ở các xã thuộc địa bàn khó khăn và miền núi. - Xây dựng 05 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng tại 04 tỉnh (Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn) - Hội nghị sơ kết/tổng kết mô hình: tổ chức 04 hội nghị sơ kết mô hình tại 4 tỉnh (mỗi tỉnh tổ chức 01 lần) và 01 hội nghị tổng kết cho toàn dự án. 2. Đào tạo, tập huấn - Đào tạo, tập huấn trong mô hình: + Số lớp đào tạo: 05 lớp (01 lớp/mô hình x 05 mô hình) + Số lượng: 50 người (10 người /lớp x 05lớp) + Thời gian tập huấn: 02 ngày/lớp + Đối tượng: là các hộ dân trực tiếp tham gia xây dựng mô hình; + Địa điểm: tại các điểm triển khai xây dựng mô hình + Nội dung: tập huấn kỹ thuật sấy và bảo quản ván bóc từ gỗ rừng trồng; - Đào tạo tập huấn ngoài mô hình (nhân rộng mô hình): + Số lớp đào tạo: 04 lớp/4 tỉnh (01 lớp/tỉnh) + Số lượng: 120 người (30 người /lớp x 04 lớp) + Thời gian: 03ngày/lớp + Địa điểm: tại các thành phố/thị trấn trực thuộc tỉnh triển khai dự án. + Nội dung: tập huấn kỹ thuật bảo quản và sấy ván bóc từ gỗ rừng trồng; nghiệp vụ quản lý tổ dịch vụ... 3. Thông tin tuyên truyền - Hội thảo đầu bờ: Hàng năm tại mỗi mô hình sẽ có tổ chức hội nghị đầu bờ, tổng số 05 hội nghị đầu bờ tại 4 tỉnh trong 3 năm. - Xây dựng pano mô hình: tại mỗi mô hình xây dựng 02 pano/mô hình để giới thiệu thông tin về nội dung mô hình, thời gian thực hiện, quy mô mô hình. - Tờ rơi/tờ gấp: Xây dựng nội dung, thiết kế, in và phát hành tờ gấp về kỹ thuật sấy, bảo quản ván bóc; tờ gấp sẽ được phát cho các tỉnh dự án. - Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: mỗi năm tại mỗi tỉnh đơn vị thực hiện sẽ viết 01 bài về kết quả mô hình đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương. 4. Quản lý dự án Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng (đơn vị chủ trì) Đơn vị phối hợp thực hiện dự án là các: Trung tâm Khuyến Nông địa phương các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Đơn vị quản lý: Trung tâm KNQG; Vụ KH&CN; Tổng cục LN; Viện KHLN VN
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiTS. Bùi Duy Ngọc - Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng
Đơn vị
Kết quả1. Xây dựng được 12 mô hình sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng, công suất sấy 10 m3/mẻ. Sản lượng ván bóc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tăng 20%; hiệu quả kinh tế tăng trên 15% so với sản xuất theo phương pháp truyền thống. 2. Xây dựng 12 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng tại các điểm mô hình. 3. Xây dựng 01 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng. 4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]