Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV376, BV586, BV523, BV434)

Ký hiệu khoVI24_675
Chuyên ngànhGiống, Keo
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcGiống, Kỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcSản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV376, BV586, BV523, BV434)
CấpCấp Bộ
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Phát triển các giống Keo lai mới được công nhận vào sản xuất - Mục tiêu cụ thể: - Công nhận mở rộng được Ít nhất 02 giống được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận, có năng suất tương đương hoặc vượt 10% so với các giống đã được công nhận (01 giống/vùng cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ). - Hoàn thiện được 01 hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho các giống Keo lai mới (BV584, BV523, BV434, BV350 cho vùng Bắc Trung Bộ), (BV376, BV586, BB055 cho vùng Nam Trung Bộ) đảm bảo năng suất tối thiểu đạt 20m3/ha/năm. - Sản xuất được 58.000 cây giống để trồng khảo nghiệm giống, thí nghiệm hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm. - Xây dựng được 32 ha khảo nghiệm và mô hình, gồm 6ha khảo nghiệm giống, 02 ha thí nghiệm hoàn kỹ thuật trồng rừng và 24 ha mô hình trồng rừng sản xuất thử nghiệm. - Xây dựng được 02 vườn vật liệu cho 2 vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (500 m2/vườn/vùng) - Tổ chức được 04 lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng tại 4 vùng (1 lớp/vùng, 30 người/lớp); 02 lớp tập huấn kỹ thuật lưu giữ và sử dụng giống gốc, nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các đơn vị ở 2 vùng (01 lớp/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; 10 người/lớp).
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2024
Chi tiết6 Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Khảo nghiệm mở rộng các giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350) để công nhận giống mở rộng tại 04 vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. 2. Hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng cho các giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350) cho 2 vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. 3. Xây dựng mô hình trồng rừng sản xuất thử nghiệm. 4. Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật lưu trữ và sử dụng giống gốc, nhân giống bằng nuôi cấy mô và kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng cho các đơn vị ở 04 vùng
Phương pháp7 Phương pháp nghiên cứu: - 06 ha khảo nghiệm giống: Xây dựng khảo nghiệm Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-1:2017, thiết kế theo hàng cột, với 8 công thức thí nghiệm cả đối chứng, 4-5 lần lặp lại, 49-100 cây/ô, mật độ 1.660 cây/ha (khoảng cách trồng 3m x 2m), bón phân: bón lót phân hữu cơ vi sinh 500g/cây và phân Supe lân 200g/cây, bón thúc năm thứ nhất 150 g Đạm/cây (50 g bón sau trồng 1 tháng và 100 g sau trồng 3 tháng). Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 02 lần kết hợp bón thúc khi chăm sóc năm thứ hai và năm thứ ba với lượng phân bón là 200g Supe lân/cây. - 24 ha mô hình trồng rừng sản xuất thử nghiệm: phát dọn toàn diện, đào hố (40 x 40 x 40 cm), mật độ trồng 1.660 cây/ha (khoảng cách trồng 3m x 2m); bón phân: bón lót phân hữu cơ vi sinh 500g/cây và phân Supe lân 200g/cây, bón thúc năm thứ nhất 150 g Đạm/cây (50 g bón sau trồng 1 tháng và 100 g sau trồng 3 tháng). Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 02 lần kết hợp bón thúc khi chăm sóc năm thứ hai và năm thứ ba với lượng phân bón là 200g Supe lân/cây. - 02ha thí nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bao gồm các thí nghiệm quản lý lập địa nhằm duy trì, nâng cao độ phì đất và năng suất rừng trồng, thí nghiệm các công thức bón phân để tìm ra công thức bón phân tối ưu nhất cho trồng rừng Keo lai tại Quảng Bình và Quảng Nam (01ha/điểm) với thiết kế thí nghiệm như sau: Thiết kế thí nghiệm khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 công thức, 100 cây/công thức, 4 lần lặp, mật độ trồng 1.660 cây/ha, cuốc hố 40x40x40cm: Công thức thí nghiệm 1- Để lại vật liệu sau khai thác (S1): Chỉ lấy đi phần gỗ thương phẩm, giữ lại toàn bộ vật liệu sau khai thác gồm vỏ, cành nhỏ, lá, cỏ dại; phát dọn thực bì toàn diện. Công thức thí nghiệm 2 (đối chứng)- Dọn sạch vật liệu sau khai thác (S2): Lấy đi hết vật liệu hữu cơ trên mặt đất bao gồm vật liệu sau khai thác, phát dọn thực bì toàn diện và đốt. Công thức thí nghiệm 3 - Bón phân (F1): Bón lót: 500g phân vi sinh + 200 g supe lân/hố; Bón thúc năm 1: 150g đạm ure/cây (50g sau trồng 1 tháng và 100g sau trồng 3 tháng); Bón thúc năm thứ 2, năm thứ 3: 200g supe lân/cây. Công thức thí nghiệm 4 - Bón phân (đối chứng) (F2): Bón lót: 500 g phân vi sinh+ 250g supe lân/cây; Bón thúc năm 1: 200g NPK 16:16:8/cây (100g sau trồng 1 tháng và 100g sau trồng 3 tháng); Bón thúc năm thứ 2, năm thứ 3: 200g supe lân + 200g NPK 16:16:8/cây.
Chủ nhiệm đề tàiThS. Ngô Văn Chính - Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Đơn vị
Kết quả4.2 Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Ít nhất 02 giống được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận, có năng suất tương đương hoặc vượt 10% so với các giống đã được công nhận (01 giống/vùng cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ). - 01 Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các giống Keo lai mới (BV584, BV523, BV434, BV 350) cho vùng Bắc Trung Bộ, (BV376, BV586, BV055) tại vùng Nam Trung Bộ đảm bảo năng suất rừng tối thiểu đạt 20 m3/ha/năm được hoàn thiện. - 58.000 cây giống phục vụ trồng mô hình khảo nghiệm mở rộng, hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng và trồng sản xuất thử nghiệm. - 06 ha khảo nghiệm mở rộng các giống Keo lai mới công nhận tại 4 vùng sinh thái là Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (02ha/vùng cho vùng Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ, 01ha/vùng cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ), tỷ lệ sống trên 85% trong năm thứ nhất. - 02 ha hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng các giống Keo lai mới được công nhận (01ha/vùng cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ). - 24 ha mô hình trồng sản xuất thử nghiệm (12 ha/vùng cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ), tỷ lệ sống trên 85% trong năm thứ nhất, đảm bảo năng suất đạt tối thiểu 20 m3/ha/năm. - 02 vườn vật liệu, 500 m2/vườn/vùng (01 vườn/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ). - 02 lớp tập huấn kỹ thuật lưu trữ, sử dụng giống gốc và nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các giống Keo lai mới (01 lớp/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ;10 người/lớp). - 04 lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng cho 04 vùng (01 lớp/vùng, 30 người/lớp). - Báo cáo định kỳ hàng năm (10 báo cáo), báo cáo sơ kết (01 báo cáo) và tổng kết (01 báo cáo).
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]