Sản xuất chế phẩm hỗn hợp MF1, MF2 ứng dụng trong trồng rừng thông, bạch đàn và keo cung cấp gỗ lớn

Ký hiệu khoVI24_572
Chuyên ngànhCông nghệ sinh học
Địa phươngToàn Quốc
Lĩnh vựcCông nghệ sinh học
Đề tài nghiên cứu khoa họcSản xuất chế phẩm hỗn hợp MF1, MF2 ứng dụng trong trồng rừng thông, bạch đàn và keo cung cấp gỗ lớn
CấpCấp Quốc gia
Mục tiêuHoàn thiện công nghệ, thiết bị sản xuất và ứng dụng chế phẩm MF1 và MF2 trên diện rộng. Mục tiêu cụ thể. - Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân sinh khối và sản xuất chế phẩm hỗn hợp vi sinh vật MF1, MF2 quy mô 1 tấn/ mẻ - Hoàn thiện quy trình sử dụng chế phẩm MF1, MF2 đối với vườn ươm và rừng với các loài cây thông, keo, bạch đàn trên các vùng đất nghèo dinh dưỡng. Cây vườn ươm có đường kính gốc và chiều cao cây vượt tối thiểu 20%. Cây rừng trồng giai đoạn đầu chiều cao cây vượt tối thiểu 15% so với đối chứng. - Sản xuất thương phẩm chế phẩm MF1 là 15 tấn, chế phẩm MF2 10 tấn phục vụ lưu hành thị trường, thời hạn sử dụng chế phẩm thời gian 6 - 9 tháng. - Tập huấn quy trình sản xuất, sử dụng chế phẩm MF1, MF2 cho 160 lượt người.
Ngày bắt đầu2017
Ngày kết thúc2019
Chi tiếtNỘI DUNG 3.1. Hoàn thiện công nghệ 3.1.1. Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm MF1 và MF2. 3.1.1.1. Hoàn thiện bộ chủng giống 20 - Tối ưu hoá quá trình nhân sinh khối các chủng vi khuẩn phân giải lân, vi khuẩn đối kháng nấm gây bệnh. - Hoàn thiện phục tráng khắc phục hiện tượng thoái hóa của các chủng vi sinh vật 3.1.1.2. Hoàn thiện quy trình nhân sinh khối Vi sinh vật trên quy mô công nghiệp - Hoàn thiện quy trình nhân sinh khối vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn đối kháng nấm gây bệnh (Quy mô công nghiệp). - Cải tiến hoàn thiện tối ưu các kỹ thuật và điều kiện nhân nuôi sinh khối (nhiệt độ, độ pH, thời gian nuôi cấy), trên quy mô công nghiêp. 3.1.1.3. Hoàn thiện kỹ thuật chất phụ gia về (thành phần, tỷ lệ, kích cỡ, độ ẩm) trong chế phẩm. 3.1.1.4. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp MF1 và MF2, với phương thức và thời gian bảo quản. 3.1.1.5. Hoàn thiện quy trình nuôi trồng, thu hoạch, nấm cộng sinh. - Thu thập mẫu nấm cộng sinh các loại từ các loại rừng tự nhiên bố trí thí nghiệm sơ chế chọn lọc bào tử nấm cộng sinh. - Nuôi trồng nấm cộng sinh nhân tạo tại rừng trồng thông diện tích 0,5 ha và rừng trồng bạch đàn với diện tích 0,5 ha. Qui trình công nghệ nhân sinh khối và sản xuất chế phẩm MF1. Qui trình công nghệ nhân sinh khối và sản xuất chế phẩm MF2. 3.1.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật, sử dụng 2 chế phẩm MF1 và MF2 cho cây con vườn ươm và rừng trồng cây thông, bạch đàn và keo 3.1.2.1. Kỹ thuật sử dụng chế phẩm MF1, MF2 cho cây thông, bạch đàn và keo ở giai đoạn vườn ươm 3.1.2.2. Kỹ thuật sử dụng chế phẩm MF2 cây thông, bạch đàn và keo ở giai đoạn rừng trồng Quy trình kỹ thuật, sử dụng MF1 cho cây thông Quy trình kỹ thuật, sử dụng MF2 cho cây bạch đàn và cây keo 3.2. Kết quả sản xuất thử nghiệm chế phẩm MF1, MF2 và sử dụng chế phẩm MF1, MF2 cho thông, bạch đàn, keo. 3.2.1. Kết quả sản xuất thử nghiệm chế phẩm MF1, MF2. 3.2.2. Kết quả sử dụng chế phẩm MF1, MF2 cho thông, bạch đàn và keo. 3.3. Kết quả khác của dự án
Phương phápPHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 4.1. Phương pháp hoàn thiện công nghệ Phương pháp hoàn thiện công nghệ nhân sinh khối và sản xuất chế phẩm MF1 và MF2. 4.1.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật, sử dụng 2 chế phẩm MF1 và MF2 cho cây con vườn ươm và rừng trồng cây thông, bạch đàn và keo 4.1.3. Quy trình kỹ thuật, sử dụng MF1 cho cây thông 4.1.4. Quy trình kỹ thuật, sử dụng MF2 cho cây bạch đàn và cây keo 4.2. Phương pháp sản xuất thử nghiệm 2 chế phẩm MF1 và MF2 và sử dụng 2 chế phẩm MF1 và MF2 cho thông, bạch đàn và keo. 4.3. Phương pháp kết quả khác của dự án. 4.3.1. Tập huấn đào tạo và tập huấn - Đào tạo tập huấn Quy trình công nghệ nhân sinh khối và sản xuất chế phẩm MF1 và MF2, cho 80 lượt người. - Đào tạo tập huấn Quy trình sử dụng chế phẩm MF1 và MF2 cho các loài cây trồng thông, keo, bạch đàn và các loài cây Lâm nghiệp và cây khác, cho 80 lượt người. 4.3.2. Hội nghị và quảng bá sản phẩm. - Đề tài tiếp cận các hội nghị và quảng bá sản phẩm rộng rãi đến các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và tiêu dùng. 4.3.3. Hiệu quả kinh tế - Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi - Tỷ suất lợi nhuận = Lãi thuần/tổng chi 30 - Hiệu suất sử dụng phân bón = khi bón chế phẩm vi sinh MF1, MF2 cho 1ha rừng/1năm, rẻ hơn so với bón phân hoá học NPK/1 ha rừng trồng. - Hiệu suất sử dụng phân bón = số tấn gỗ tăng trưởng lên so với đối chứng khi đầu tư chế phẩm vi sinh MF1, MF2 cho 1ha rừng/1năm. 4.3.4. Phương pháp xử lý số liệu. Kết quả thu được được xử lý trên phần mềm SPSS 15.0, xử lý số liệu, phân tích phương sai, so sánh trị trung bình giữa các công thức bằng bằng phần mềm phần mềm Ecxel và Genstat 5.
Chủ nhiệm đề tàiTS. Nguyễn Thị Thúy Nga
Đơn vị
Kết quảSản phẩm của Dự án: – 25 tấn Chế phẩm vi sinh vật MF1 và MF2 – 10 ha Mô hình ứng dụng rừng trồng thông, bạch đàn và keo – Quy trình công nghệ nhân sinh khối vi sinh vật và sản xuất chế phẩm MF1 – Quy trình công nghệ nhân sinh khối vi sinh vật và sản xuất chế phẩm MF2 – Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1  cho cây thông ở vườn ươm và rừng trồng – Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF2 cho cấy Bạch đàn, Keo ở vườn ươm và rừng trồng – 160 lượt Cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành công nghệ thiết bị, được tập huấn sử dụng chế phẩm MF1 và MF2 – Bộ hồ sơ số liệu đủ điều kiện đăng ký lưu hành – Báo cáo sơ kết và Báo cáo Tổng kết Dự án.
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]