Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) ở Lai Châu và một số tỉnh vùng núi phía Bắc.

Ký hiệu khoVI24_592
Chuyên ngànhTahor quả
Địa phươngTỉnh Lai Châu, Vùng núi phía Bắc
Lĩnh vựcTrồng rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) ở Lai Châu và một số tỉnh vùng núi phía Bắc.
CấpCấp Quốc gia
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu: 13.1. Mục tiêu chung: Xác định được các nguyên nhân làm suy giảm năng suất, chất lượng và đề xuất được các giải pháp khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng Thảo quả ở Lai Châu và các tỉnh vùng núi phía Bắc theo hướng bền vững. 13.2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được nguyên nhân làm suy giảm năng suất, chất lượng Thảo quả ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật cần áp dụng ngay để ngăn chặn việc suy giảm năng suất, chất lượng Thảo quả ở Lai Châu và một số tỉnh vùng núi phía Bắc; - Chọn được ít nhất 3 giống Thảo quả có năng suất cao hơn giống đang sản xuất đại trà tại địa phương ít nhất 20% (tương đương 300kg quả khô/ha/năm), hàm lượng tinh dầu đạt trên 1,5%, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi cao tại vùng núi phía Bắc; - Mô hình trồng thâm canh kết hợp vườn cung cấp giống có năng suất cao hơn giống đang sản xuất đại trà tại địa phương ít nhất 20% (tương đương 300kg quả khô/ha/năm), hàm lượng tinh dầu đạt trên 1,5%. - Xây dựng được các qui trình kỹ thuật: nhân giống (vô tính và hữu tính); trồng thâm canh các giống đã chọn đạt năng suất cao hơn 20% so với sản xuất đại trà, hàm lượng tinh dầu đạt trên 1,5%; cải tạo vườn Thảo quả có năng suất cao hơn 20% so với trước cải tạo; công nghệ thu hoạch, sơ chế và bảo quản Thảo quả khô đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngày bắt đầu2019-01-01T00:00:00.000
Ngày kết thúc31/12/2023
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các giống/xuất xứ Thảo quả (đặc điểm sinh thái, hình thái, di truyền, thành phần hóa học chính): Nội dung 2. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xác định nguyên nhân suy giảm năng suất, chất lượng sản phẩm Thảo quả gây trồng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc suy giảm năng suất chất lượng Thảo quả ở Lai Châu và các tỉnh vùng núi phía Bắc: Nội dung 3. Nghiên cứu chọn giống, nhân giống Thảo quả có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc: Nội dung 4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh và cải tạo vườn Thảo quả đã suy giảm năng suất: Nội dung 5. Nghiên cứu công nghệ thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm quả Thảo quả (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu): Nội dung 6. Xây dựng qui trình công nghệ nhân giống, trồng thâm canh, cải tạo vườn Thảo quả suy giảm năng suất, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thảo quả:
Phương phápPhương pháp nghiên cứu: - Kế thừa số liệu: thu thập và kế thừa tài liệu, số liệu hiện có có liên quan từ các báo cáo khoa học, báo cáo thống kê, bản đồ,… của các nhà khoa học, các cơ quan chức năng ở địa phương (Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khuyến nông, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên,..), số liệu khí tượng thủy văn kế thừa từ các Trạm khí tượng thủy văn gần nhất,... - Áp dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA), phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA) với các công cụ như phỏng vấn, thảo luận,.. để thu thập các thông tin cần thiết có liên quan. Cơ quan được điều tra gồm các Sở NN&amp;PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Ban quản lý dự án địa phương, các Công ty Lâm nghiệp, Hạt kiểm lâm, cán bộ nông lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn, người trồng rừng,... - Sử dụng phương pháp chuyên gia để tổng hợp, phân tích và đánh giá các vấn đề có liên quan đến cây Thảo quả. - Điều tra ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời (OTC), diện tích 500m<sup>2</sup> (20m x 25m) được kế thừa trên các mô hình sẵn có trong sản xuất. - Sử dụng phương pháp điều tra nhanh thị trường (RMA) để thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến thị trường. Cụ thể, phỏng vấn người sản xuất, cơ sở sơ chế, chế biến, công ty xuất nhập khẩu, khảo sát các siêu thị và chợ kết hợp phỏng vấn về kỹ thuật khai thác, sơ chế, chế biến, nhu cầu tiêu thụ và sử dụng sản phẩm Thảo quả và tinh dầu, tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm Thảo quả,.... - Bố trí thí nghiệm về khảo nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên 3 lần lặp, dung mẫu đủ lớn (n≥ 30). - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mền chuyên dụng trên máy tính như: Excel, SPSS,…
Chủ nhiệm đề tàiThs. Nguyễn Thị Hiền
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ - 02 ha mô hình khảo nghiệm hậu thế kết hợp với làm vườn giống sinh trưởng và phát triển tốt, sau 4 năm ra hoa, quả, sau 7 năm chọn được ít nhất 3 giống có năng suất cao hơn giống đang sản xuất đại trà tại địa phương ít nhất 20% (tương đương với 300 kg quả khô/ha/năm), hàm lượng tinh dầu đạt trên 1,5%, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi cao. - 02 ha mô hình cải tạo vườn Thảo quả đạt năng suất cao hơn 20% so với trước khi cải tạo. - 02 ha mô hình trồng thâm canh Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên có năng suất quả cao hơn 20% so với trồng mới sản xuất đại trà tại địa phương. - 02 ha mô hình trồng thâm canh Thảo quả dưới tán rừng trồng có năng suất quả cao hơn 20% so với trồng mới sản xuất đại trà tại địa phương. - 01 mô hình sơ chế Thảo quả khô, công suất đạt ít nhất 500kg quả tươi/mẻ, kết hợp với kỹ thuật bảo quản sau khi sấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; hiệu quả kinh tế vượt 15% so với các mô hình sản xuất đại trà đang có ở địa phương. 2/ Báo cáo/ quy trình - 01 Báo cáo đặc điểm sinh học của các giống/xuất xứ Thảo quả (đặc điểm sinh thái, hình thái, di truyền, thành phần hóa học chính). - 01 Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xác định nguyên nhân suy giảm năng suất, chất lượng sản phẩm Thảo quả gây trồng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc suy giảm năng suất chất lượng Thảo quả ở Lai Châu và các tỉnh vùng núi phía Bắc. - 01 Báo cáo kết quả chọn giống, nhân giống Thảo quả có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc - 01 Báo cáo kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh và cải tạo vườn Thảo quả đã suy giảm năng suất - 01 Báo cáo kết quả nghiên cứu công nghệ thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm quả Thảo quả (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) - Các quy trình kỹ thuật: + Quy trình kỹ thuật nhân giống Thảo quả (cả nhân giống vô tính và hữu tính); + Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh các giống đã chọn đạt năng suất cao hơn 20% so với giống sản xuất đại trà, hàm lượng tinh dầu đạt trên 1,5%; + Quy trình kỹ thuật cải tạo vườn Thảo quả năng suất cao hơn 20% so với trước cải tạo; + Quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế, bảo quản Thảo quả khô đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 3/ Bài báo: 03 bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Tiến bộ được công nhậnThs. Nguyễn Thị Hiền
Phạm vi60
[logo-slider]