Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng Keo tai tượng (A. mangium) sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ

Ký hiệu khoVI24_17
Chuyên ngànhKeo tai tượng
Địa phươngĐông Nam Bộ
Lĩnh vựcTrồng rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu kỹ thuật tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng Keo tai tượng (A. mangium) sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ
CấpCấp Bộ
Mục tiêuLựa chọn phương pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Keo tai tượng sau khai thác. -Lựa chọn biện pháp kích thích cây con sinh trưởng, xác định biện pháp tốt nhất. -Xác định hiệu quả kinh tế của biện pháp tái tạo lại rừng bằng lợi dụng tái sinh tự nhiên. -
Ngày bắt đầu1/6/2000
Ngày kết thúc12/31/2004
Chi tiếtĐiều tra, khảo sát sự gieo giống tự nhiên hiện có của rừng Keo tai tượng đến tuổi khai thác ở 73 khu vực nghiên cứu. -Thiết kế các thí nghiệm đồng ruộng. *Lựa chọn phương pháp xúc tiến tái sinh : Kich thích hạt nẩy mầm và làm cho hạt giống phân bố tập tru
Phương phápĐiều tra khảo sát tình hình gieo giống tự nhiên của rừng trồng Keo tai tượng đến tuổi khai thác bằng các ô dạng bản trong lâm phần sau khai thác (kích thước 0,5 m2 bố trí theo hệ thống ngẫu nhiên) số lượng điều tra 10% diện tích rừng trồng sau khai thác.
Chủ nhiệm đề tàiKS. Kiều Thanh Tịnh
Đơn vịTT Đông Nam Bộ
Kết quảRừng Keo tai tượng từ tái sinh tự nhiên bằng hạt. -Hướng dẫn kỹ thuật. Báo cáo khoa học
Tiến bộ được công nhậnKết quả đạt được - Tiềm năng tái sinh hạt của keo tai tượng từ tuổi 6 đến tuổi 11- tuổi rừng kinh doanh của keo tai tượng phổ biến hiện nay- là rất lớn, đủ đảm bảo cho tái sinh hạt tự nhiên của cây Keo tai tượng - Khai thác rừng trồng keo tai tượng để thực hiện tái sinh hạt (ở vùng Đông Nam Bộ) phải thực hiện vào cuối mùa khô ( tháng 3-4) là tốt nhất. Nếu chậm lắm cũng phải kết thúc vào tháng 5. - Xúc tiến tái sinh hạt : sau khai thác nên dọn thực bì, trải đều trên diện tích và đốt. Nếu có điều kiện về nhân công có thể gom thực bì thành hàng sau đó đốt. - Nuôi dưỡng cây tái sinh nên thực hiện tỉa thưa với cường độ tỉa trung bình (mỗi lần tỉa 1/5 số cây tái sinh, có 5 lần tỉa thưa) định hình mật độ để lại cuối cùng sau 1-1,5 năm. - Những đơn vị kinh doanh rừng trồng hay các chủ trang trại ở Đông Nam Bộ trước đây có trồng keo tai tượng, nay muốn gây tạo lại rừng có thể áp dụng các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng tái sinh từ hạt trong điều kiện vốn đầu tư thấp (không có điều kiện thâm canh, không có giống tốt hơn, có khó khăn trong trồng lại rừng) vẫn có thể đạt năng suất và chất lượng rừng tương đối khá.
Phạm viVùng Đông Nam Bộ
[logo-slider]