Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) sau khai thác trắng tại vùng Đồng Tháp Mười

Ký hiệu khoVI24_716
Chuyên ngànhLâm sinh
Địa phươngĐồng Tháp Mười
Lĩnh vựcKỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) sau khai thác trắng tại vùng Đồng Tháp Mười
CấpCấp Tỉnh
Mục tiêuXác định được kỹ thuật tái sinh chồi Tràm lá dài
Ngày bắt đầu2021
Ngày kết thúc2025
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Đánh giá hiện trạng rừng trồng Tràm lá dài trước khi khai thác trắng. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của số chồi để lại cũng như thời điểm tỉa chồi đến sinh trưởng và năng suất rừng tái sinh chồi Tràm lá dài sau khai thác trắng. Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón cũng như lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất rừng tái sinh chồi Tràm lá dài sau khai thác trắng. Nội dung 4. Xây dựng mô hình trình diễn rừng tái sinh chồi Tràm lá dài sau khai thác trắng. Nội dung 5. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tái sinh chồi rừng Tràm lá dài sau khai thác trắng.
Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Nội dung 1. Đánh giá hiện trạng rừng trồng Tràm lá dài trước khi khai thác trắng. - Khảo sát hiện trường và chọn 2,8 ha (80 m x 350 m) triển khai thí nghiệm. Địa điểm khảo sát là khu vực rừng trồng tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã đến tuổi khai thác trắng. Thiết lập phần diện tích 2,8 ha để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trước khi khai thác trắng, làm cơ sở đối chứng với rừng tái sinh chồi trên chính các gốc cây trong diện tích đó (cùng mật độ và độ tuổi). - Lập 40 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 100 m2 để thu thập và xử lý số liệu sinh trưởng trước khi khai thác trắng. Các chỉ tiêu sinh trưởng về thể tích thân cây, chiều cao, năng suất có thể đó đếm được gồm: + Đường kính ngang ngực ở vị trí 1,3 mét (D1.3) với đơn vị là (cm) + Chiều cao vút ngọn (Hvn) với đơn vị đo là (m) + Tỉ lệ sống: Số cây còn lại trong mỗi ô tiêu chuẩn với đơn vị là (cây) Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của số chồi để lại cũng như thời điểm tỉa chồi đến sinh trưởng và năng suất rừng Tràm lá dài sau khai thác trắng. - Thiết lập 2 ha và bố trí các ô công thức thí nghiệm (ÔTN). Các ÔTN được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ của nhân tố là số chồi để lại cũng như thời điểm tỉa chồi, 10 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. 10 nghiệm thức như sau: ·         DC: không tỉa chồi ·         T1: tỉa để lại 1 chồi sau khai thác 06 tháng ·         T2: tỉa để lại 2 chồi sau khai thác 06 tháng ·         T3: tỉa để lại 3 chồi sau khai thác 06 tháng ·         T4: tỉa để lại 1 chồi sau khai thác 12 tháng ·         T5: tỉa để lại 2 chồi sau khai thác 12 tháng ·         T6: tỉa để lại 3 chồi sau khai thác 12 tháng ·         T7: tỉa để lại 1 chồi sau khai thác 18 tháng ·         T8: tỉa để lại 2 chồi sau khai thác 18 tháng ·         T9: tỉa để lại 3 chồi sau khai thác 18 tháng - Tỉa chồi theo các công thức thí nghiệm - Thu thập số liệu sinh trưởng của các công thức mỗi năm 1 lần vào tháng 12 (thời gian bắt đầu thu thập số liệu là từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2025). Các chỉ tiêu thu thập gồm: + Đường kính ngang ngực ở vị trí 1,3 mét (D1.3) với đơn vị là (cm) + Chiều cao vút ngọn (Hvn) với đơn vị đo là (m) + Tỉ lệ sống: Số chồi còn lại trên gốc thí nghiệm với đơn vị là (chồi) Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón cũng như lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất rừng Tràm lá dài sau khai thác trắng. - Thiết lập 0,8 ha và bố trí các ô công thức thí nghiệm (ÔTN). Các ÔTN được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ của nhân tố là loại phân bón cũng như lượng phân bón, 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. 4 nghiệm thức như sau: ·         L1: bón 300 kg phân lân/1 ha ·         L2: bón 700 kg phân lân/1 ha ·         NPK1: bón 300 kg phân NPK/1 ha ·         NPK2: bón 700 kg phân NPK/1 ha - Tỉa chồi và bón phân theo các công thức thí nghiệm - Thu thập số liệu sinh trưởng của các công thức mỗi năm 1 lần vào tháng 12 (thời gian bắt đầu thu thập số liệu là từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2025). Các chỉ tiêu thu thập gồm: + Đường kính ngang ngực ở vị trí 1,3 mét (D1.3) với đơn vị là (cm) + Chiều cao vút ngọn (Hvn) với đơn vị đo là (m) + Tỉ lệ sống: Số chồi còn lại trên gốc thí nghiệm với đơn vị là (chồi) Nội dung 4. Xây dựng mô hình rừng tái sinh chồi Tràm lá dài sau khai thác trắng. - Thiết lập 13 ha mô hình trình diễn. Mô hình rừng tái sinh chồi Tràm lá dài sau khai thác trắng được tỉa chồi vào thời điểm sau khai thác 12 tháng với số chồi để lại là 2 chồi. - Theo dõi và đánh giá sinh trưởng định kỳ hàng năm. Nội dung 5. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tái sinh chồi rừng Tràm lá dài sau khai thác trắng. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài, kết hợp với việc tổng kết các kinh nghiệm đã có để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật kinh doanh rừng tái sinh chồi Tràm lá dài sau khai thác trắng cho vùng Đồng Tháp Mười. Đủ luận cứ khoa học và thực tiễn, theo đúng quy định hiện hành. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, có hình ảnh minh họa. Phù hợp với điều kiện lập địa. Được Hội đòng khoa học nghiệm thu. 2. Thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng có liên quan đến sinh trưởng thể tích thân cây, năng suất và chất lượng, nghĩa là cả chỉ tiêu định tính và định lượng cần quan tâm có thể đo đếm được. Chúng bao gồm: tỷ lệ sống (TLS%), đường kính ngang ngực (D1.3, cm), chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và thể tích thân cây (Vcây, m3). Các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao (D1.3, Hvn) được thu thập trên tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn đối với đánh giá hiện trạng rừng trước khi khai thác trắng và trong ô tiêu chuẩn nằm ở chính giữa ô thí nghiệm đối với các công thức thí nghiệm: + Đường kính ngang ngực (D1.3): Đo chu vi thân cây nơi độ cao 1,3m bằng thước dây với sai số 0,1cm, sau đó quy đổi ra đường kính, đơn vị là cm. + Chiều cao vút ngọn: Đo bằng thước đo cao chuyên dụng có độ chính xác đến cm. Tính toán - Tỉ lệ sống (TLS): TLS (%) = Số cây hoặc chồi hiện tại (Nht)/số cây hoặc chồi để lại ban đầu (N) x 100 (%) - Tính toán giá trị trung bình mẫu của các chỉ tiêu quan sát theo công thức: Trong đó: là giá trị trung bình mẫu; Xi là giá trị phần tử thứ i; n là số lượng mẫu quan sát. - Thể tích thân cây (V): Vcây = (π×D1,32×Hvn×f )/40.000 Vcây: thể tích thân cây (m3) π = 3,14 Hvn: chiều cao vút ngọn (m) D1.3: đường kính ngang ngực (cm) f : hình số thân cây (≈ 0,5) - Trữ lượng ô thí nghiệm (M) M/ôtn = ∑ Vcây/ÔTN Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần mềm Statgrapphics 15.1 và Excel 2013. Phân tích phương sai (ANOVA) để đánh giá sự sai khác giữa các yếu tố thí nghiệm dựa theo chỉ số P. Nếu P < 0.05 thì sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê. Nếu p > 0.05 thì sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chủ nhiệm đề tàiKS. Nguyễn Văn Lưu - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ : - Hướng ẫn kỹ thuật tái sinh chồi Tràm lá dài được công nhận TBKT - 15,8 ha mô hình thí nghiệm kỹ thuật tái sinh chồi ràm lá dài - 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]