Nghiên cứu khảo nghiệm một số xuất xứ Giổi ăn hạt (Michelia Tonkiensis A. Chev) có năng suất tại tỉnh Cao Bắng

Ký hiệu khoVI24_724
Chuyên ngànhLâm sinh
Địa phươngCao Bằng
Lĩnh vựcChọn giống, Kỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu khảo nghiệm một số xuất xứ Giổi ăn hạt (Michelia Tonkiensis A. Chev) có năng suất tại tỉnh Cao Bắng
CấpCấp Tỉnh
Mục tiêuMục tiêu chung: Khai thác và phát triển được nguồn gen Giổi ăn hạt có năng suất và chất lượng hạt cao tại tỉnh Cao Bằng. Mục tiêu cụ thể: - Tuyển chọn được ít nhất 20 cây trội Giổi ăn hạt từ ít nhất 3 xuất xứ, đảm bảo chất lượng và năng suất hạt vượt 15% so với trung bình quần thể; - Xây dựng được 01 ha vườn sưu tập giống Giổi ăn hạt tại tỉnh Cao Bằng; - Xây dựng được 03 ha mô hình trình diễn trồng thâm canh Giổi ăn hạt theo hướng lấy hạt;
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2024
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Điều tra đặc điểm phân bố, sinh thái, hiện trạng và giá trị nguồn gen Giổi ăn hạt. Nội dung 2: Chọn cây trội và xây dựng vườn sưu tập giống kết hợp khảo nghiệm xuất xứ. Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt theo hướng lấy hạt. Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật.
Phương phápPhương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu, điều tra đặc điểm phân bố, sinh thái, hiện trạng và giá trị nguồn gen Giổi ăn hạt. • Công việc 1.1: Điều tra, đánh giá một số đặc điểm phân bố, sinh thái và xác định lập địa trồng rừng thâm canh Giổi ăn hạt tại Cao Bằng; * Điều tra đánh giá một số đặc điểm phân bố, sinh thái Giổi ăn hạt tại các huyện trên địa bàn tỉnh.  Thu thập tổng kết thông tin, tài liệu về đặc điểm sinh thái, phân bố thông qua các nguồn tài liệu trong và ngoài nước đã được công bố, báo cáo, xuất bản khoa học. Tìm kiếm trên mạng, thông qua đồng nghiệp, các thư viện. Ngoài ra, còn thu thập thêm các thông tin về khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương.  Điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương để thu thập thông tin về địa điểm phát hiện và vùng phân bố của Giổi ăn hạt. Trên cơ sở kết quả điều tra, phỏng vấn xác định phạm vi khu vực phân bố của Giổi ăn hạt ở huyện Hòa An và Thạch An tỉnh Cao Bằng; khoanh theo tuyến điều tra và khoanh theo dốc đối diện để khoanh vẽ diện tích phân bố loài; lập các tuyến điều tra chính, mở các tuyến phụ; lập các ô tiêu chuẩn với số lượng 2ÔTC cho mỗi lâm phần rừng. Diện tích ÔTC 1000 m2 (20 m × 50 m). Dự kiến thiết lập là 24 ÔTC (2 ÔTC/điểm × 2 tuyến/điểm × 6 điểm điều tra). (Mỗi huyện điều tra 3 điểm)  Trong mỗi ÔTC tiến hành thu thập các thông tin như độ cao so với mực nước biển, tổ thành các loài cây gỗ, đặc điểm địa hình, đất đai, các đặc điểm về điều kiện sinh thái, đồng thời đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng tất cả các cây gỗ có trong ô (toàn bộ cây có D1,3 ≥ 6 cm). Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: Đường kính D1,3, chiều cao Hvn, mô tả hình dạng và đo đường kính tán lá (Dt). Trong mỗi ÔTC, lập 5 ô dạng bản (2 m × 2 m) để điều tra đánh giá tái sinh. Trong mỗi ô dạng bản xác định số lượng cây tái sinh, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (D00, Hvn, Dt) và đánh giá chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình và xấu). + Tại mỗi khu vực điển hình trong ô dạng bản 4 m2 có cây Giổi ăn hạt phân bố, lấy 1 mẫu đất (độ sâu 0-30 cm), phân tích đánh giá thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ ẩm đất, dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg) và pH từ đó xác định được các lập địa thích hợp cho gây trồng và phát triển Giổi ăn hạt. Dự kiến 6 mẫu đất. Các phương pháp phân tích cụ thể như sau: TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích 1 Độ ẩm khô kiệt TCVN 4048: 2011 2 Dung trọng TCVN 6860: 2001 3 Thành phần cơ giới 3 cấp TCVN 8567: 2010 4 pH- KCl TCVN 5979: 2007 5 Đạm dễ tiêu TCVN 5255: 2009 6 Đạm tổng số TCVN 6498: 1999 7 Lân dễ tiêu (Bray II) TCVN 8942: 2011 8 Kali dễ tiêu TCVN 8662: 2011 9 Canxi trao đổi TCVN 8569: 2010 10 Magiê trao đổi TCVN 8569: 2010  Xác định các điểm, vùng phân bố quần thể bằng máy định vị GPS (hệ tọa độ VN2000), và ghi nhận những đặc điểm về đất, độ cao, độ dốc, kiểu phân bố, hướng phơi, địa hình và một số đặc điểm lâm học như mật độ, tái sinh và tổ thành. Phân loại đất theo Trần Văn Chính (2006) đã mô tả. Xác định tên khoa học, tên địa phương các loài cây mọc cùng Giổi ăn hạt theo Phạm Hoàng Hộ (2003). Mật độ được tính theo công thức N/ha = x 10.000 (cây/ha); n là số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn (OTC); S0 là diện tích OTC (m2). Mức độ bắt gặp của các loài thực vật khác theo công thức: Pi% = , trong đó: Pi% là tỷ lệ % số lần bắt gặp loài i trong tổng số các ÔTC; ni là số lần bắt gặp loài i trong tổng số các OTC; N: Tổng số OTC theo phương pháp Hoàng Chung (2009). Vùng phân bố của Giổi ăn hạt được vẽ trên phần mềm MapInfo. * Xác định lập địa trồng rừng thâm canh Giổi ăn hạt: + Dựa trên các dữ liệu về đặc điểm phân bố, sinh thái của loài Giổi ăn hạt; điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Cao Bằng; Lựa chọn, khảo sát thực tế trên toàn tỉnh, lựa chọn các địa điểm có điều kiện tương đối phù hợp với điều kiện gây trồng Giổi ăn hạt. + Nghiên cứu xác định lập địa cho trồng rừng Giổi ăn hạt theo phương pháp đánh giá đất đai thông qua các chỉ tiêu, tiêu chí lập địa (Đá mẹ; loại đất; tầng đất; địa hình; thực vật...) + Xác định điều kiện lập địa (chủ yếu về đất): Theo phương pháp đào, mô tả phẫu diện đất, kết hợp mô tả xác định các yếu tố lập địa khác: Địa hình, thảm thực vật v.v.. Số lượng 1 phẫu diện/1 loại địa hình/1điểm điều tra (dự kiến 6 điểm). Mẫu đất lấy theo hệ thống từ: 0cm – 10cm, 30cm - 50cm và 70cm -90cm cho mỗi phẫu diện để phân tích các chỉ tiêu cơ bản lý, hoá tính đất. + Xác định 2 loại địa hình: Loại 1: Độ dốc < 100, độ cao 250-700m Loại 2: Độ dốc 10-150, độ cao 250-700m. • Công việc 1.2: Điều tra đánh giá chung về hiện trạng trồng giổi tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Điều tra cơ bản tại huyện Hòa An và Thạch An. - Điều tra về hiện trạng gây trồng và giá trị sử dụng của Giổi ăn hạt, thông qua trao đổi, phỏng vấn bằng các mẫu phiếu (40 chỉ tiêu):  Trao đổi, phỏng vấn 10 người/điểm điều tra × 2 điểm (huyện Hòa An và Thạch An mỗi huyện1 điểm), gồm cán bộ kỹ thuật của Chi cục Kiểm lâm và đại diện các hộ, người dân có trồng Giổi ăn hạt, đầu mối thu mua lâm sản ngoài gỗ,… Tổng số phiếu phỏng vấn là 20 phiếu.  Thông tin thu thập: kiến thức bản địa về hiện trạng gây trồng, khai thác, mua bán, sử dụng và kỹ thuật trồng, nhân giống cây Giổi ăn hạt.  Thông qua phỏng vấn người sản xuất, người sử dụng về kinh nghiệm đánh giá chất lượng hạt Giổi, mùi vị, nguồn gốc nguyên liệu (rừng tự nhiên, rừng trồng, các vùng khác nhau), kỹ thuật chế biến. Với các phương pháp trên nhóm điều tra sẽ có thông tin từ các tài liệu, báo cáo, từ các cơ quan có liên quan và kiến thức bản địa của người dân địa phương. Trên cơ sở đó, tiến hành tổng hợp, đánh giá, xác định được hiện trạng, các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản, chế biến sử dụng các sản phẩm cũng như các mô hình gây trồng hiện có; • Công việc 1.3: Nghiên cứu thành phần hóa học chính trong tinh dầu hạt và giá trị sử dụng nguồn gen Giổi ăn hạt; - Lấy mẫu hạt của 3 xuất xứ: (3 tỉnh) Tại các điểm đại diện cho 3 xuất xứ Giổi ăn hạt ở các tỉnh chọn 3 cây đại diện cho 3 mức sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu), mỗi cây lấy 100 hạt, trộn đều để làm mẫu phân tích (Tổng 5 mẫu, Cao bằng 3 mẫu, Phú thọ 1 mẫu và Hòa Bình 1 mẫu).Mẫu được lấy vào khoảng tháng 10-11 khi đó quả đã chín và chuyển sang màu nâu nhạt. - Xác định hàm lượng tinh dầu trong hạt Giổi: Sử dụng phương pháp lôi cuốn hơi nước để trưng cất tinh dầu của các mẫu đã thu thập. Hàm lượng tinh dầu được xác định theo công thức: (%) Trong đó: P¬td : là hàm lượng tinh dầu; Mtd : là khối lượng tinh dầu; M: là khối lượng mẫu thí nghiệm P¬td được coi là hàm lượng tinh dầu trung bình của các quần thể Giổi ăn hạt và được sử dụng làm căn cứ để tuyển chọn cây trội. - Xác định thành phần các chất trong tinh dầu Giổi ăn hạt: Sử dụng phương pháp sắc kí khí khối phổ để xác định thành phần hóa học của mẫu tinh dầu Giổi ăn hạt. Mẫu tinh dầu của các xuất xứ Giổi ăn hạt được lấy từ kết quả nghiên cứu hàm lượng tinh dầu trong hạt (15 mẫu, 100ml/mẫu). Kết quả được tính bằng phần trăm khối lượng các chất có trong tinh dầu hạt và xác định theo công thức: (%) Trong đó: P¬i : là hàm lượng chất i trong tinh dầu; Mi : là khối lượng chất i; M: là khối lượng mẫu thí nghiệm Chọn cây trội và xây dựng vườn sưu tập giống kết hợp khảo nghiệm xuất xứ. • Công việc 2.1: Tuyển chọn cây trội + Cây trội tại Hòa Bình và Phú Thọ 14 cây, để chọn lọc được cây trội tốt nhất để phục vụ nhân giống. + Chọn cây trội tại Cao Bằng (Dự kiến 4-6 cây) Cây trội Giổi ăn hạt được chọn theo hướng lấy quả theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8755:2017 và thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT ; Mô tả đánh giá cho điểm cây trội như sau:  Thân cây: thẳng 5 điểm, hơi cong 3 điểm, cong 1 điểm, Tán cây: hẹp 1 điểm, hơi rộng 3 điểm, rộng 1 điểm, tròn đều 5 điểm, hơi lệch 3 điểm, lệch 1 điểm.  Độ lớn cành: nhỏ 1 điểm, trung bình 3 điểm, to 5 điểm.  Sinh trưởng: tốt 5 điểm, trung bình 3 điểm, kém 1 điểm.  Kích thước quả: quả to 10 điểm, quả trung bình 7 điểm, quả nhỏ 4 điểm  Kích thước hạt: hạt to 10 điểm, quả trung bình 7 điểm, quả nhỏ 4 điểm.  Độ đồng đều quả hạt: quả hạt đều 10 điểm, tương đối đều 7 điểm, không đều 4 điểm Cây trội được đánh giá chọn lọc phải đảm bảo về sản lượng quả vượt ít nhất 20% và chất lượng từ khá trở lên. (so với trung bình quần thể là 2 tấn/ha/năm). Tổng số cây trội tuyển chọn 20 cây. • Công việc 2.2: Xây dựng vườn sưu tập giống kết hợp khảo nghiệm xuất xứ Giổi ăn hạt bằng cây ghép. (1.100 cây/ha); Địa điểm tại xã Lê Trung - Căn cứ trên kết quả khảo sát đánh giá điều kiện lập địa phù hợp để trồng Giổi ăn hạt trên toàn tỉnh và đặc điểm sinh học, yêu cầu sinh thái học của các xuất xứ hiện có; lựa chọn 2 đến 3 xuất xứ phù hợp với điều kiện lập địa, sinh thái tại Cao Bằng và dễ dàng tìm kiếm nguồn giống đưa vào khảo nghiệm.  Giổi ăn hạt có phân bố tự nhiên tại Cao Bằng và một số xuất xứ Giổi ăn hạt tại Hòa Bình và Phú thọ, số lượng cá thể có trong tự nhiên còn rất hạn chế. Tùy vào điều kiện cụ thể, đề tài sẽ tiến hành các bước sau để lựa chọn được các xuất xứ tốt nhất cho khảo nghiệm xuất xứ kết hợp xây dựng vườn giống phục vụ bảo tồn. Khảo nghiệm xuất xứ kết hợp xây dựng vườn sưu tập giống phục vụ bảo tồn:  Nguồn vật liệu để khảo nghiệm được lấy từ 20 trội(cây mẹ) của 3 xuất xứ.  Sử dụng chương trình phần mềm Cycdesign 2.0 để thiết kế các thí nghiệm khảo nghiệm xuất xứ tại hiện trường. Khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ cho 3 xuất xứ, 7 lần lặp lại, mỗi lần ít nhất 49 cây cho 1 xuất xứ khảo nghiệm, bố trí trồng trong 7 hàng, mỗi hàng 7 cây, tổng số cây khảo nghiệm là 1.100 cây (343 cây/xuất xứ). Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 3.087 m2. Trong mỗi xuất xứ, mỗi lặp được cách ly bằng cộc mốc cách nhau 2 m, và khoảng cách cho mỗi xuất xứ tối thiểu 5 m. Tổng diện tích thí nghiệm là 1 ha, bao gồm lối đi lại và diện tích phân lô giữa các ô thí nghiệm, xuất xứ).  Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng: Tuổi cây xuất vườn từ 4-6 tháng sau khi ghép, chiều cao từ mặt bầu 40 cm, chiều dài của cành ghép 20 cm được lấy từ những cây mẹ được tuyển chọn, cây sinh trưởng tốt, vết ghép liền sẹo, không cong queo, sâu bệnh.  Các xuất xứ Giổi ăn hạt trong mô hình khảo nghiệm và bố trí trồng. Cự ly trồng Giổi ăn hạt (3 x 3 m).  Thời vụ trồng: trồng vào giữa mùa mưa khoảng tháng 5-8  Xử lý thực bì: Phát thực bì toàn diện, để lại không đốt vật liệu hữu cơ sau phát, vật rơi rụng;đào hố kích thước 50x 50x 50 cm;  Bón lót: 10 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 2 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV, trộn với lớp đất mặt lấp hố trước khi trồng 15 ngày.  Sau khi trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm.  Chăm sóc: phát dọn thực bì và cuốc xới vun gốc cây 4 lần/năm.  Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần: lần 1: sau khi trồng 2 tháng tiến hành phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, lần 2: 3 tháng sau khi chăm sóc lần 1 bao gồm phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1mkết hợp bón thúc 5 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 1 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV,vun gốc cho cây.  Các năm sau từ năm thứ 2 mỗi năm chăm sóc 4 lần bao gồm phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, kết hợp bón thúc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa mỗi lần 5 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 1 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố + Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV Theo dõi, thu thập số liệu: Các chỉ tiêu đo đếm và phương pháp thu thập được trình bày trong bảng. Việc thu thập số liệu mỗi năm tiến hành 2 lần/năm Các chỉ tiêu đánh giá giống khảo nghiệm TT Chỉ tiêu Giai đoạn Đơn vị tính Điểm Trạng thái biểu hiện (đối với chỉ tiêu quan sát) Phương pháp xác định (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1. Tỷ lệ sống Định kỳ hàng năm % Đếm số cây sống Tính theo công thức: Tỷ lệ sống = Số cây hiện tại/số cây trồng ban đầu x 100 (%) 2. Đường kính gốc Định kỳ hàng năm cm Đo đường kính thân cây ở độ cao D00cm bằng thước kẹp kính có độ chính xác 0,1 cm. Đo tất cả các cây 3. Chiều cao vút ngọn Định kỳ hàng năm m Đo chiều cao từ gốc tới đỉnh ngọn bằng thước đo cao có độ chính xác 0,1 m. Đo tất cả các cây 4. Chiều cao dưới cành Tại thời điểm đánh giá khảo nghiệm m Đo chiều cao từ gốc tới điểm trên thân cây có cành lớn nhất còn sống, bằng thước đo cao có độ chính xác 0,1 m. Đo tất cả các cây 5. Mức độ bị sâu bệnh Định kỳ hàng năm Không bị sâu, bệnh hại, cây khỏe có trị số R(%) < 10 % Bị sâu, bệnh hại nhẹ có trị số R(%) từ 10 đến < 25 % Bị sâu, bệnh hại vừa có trị số R(%) từ 25 đến < 50 % Điều tra trên toàn khảo nghiệm. Tính mức độ bị sâu bệnh theo công thức: -R (%) là mức độ bị sâu bệnh -ni là số cây bị sâu hại ở cấp hại i, có giá trị từ 0 đến 4 -vilà trị số của cấp hại i, có giá trị từ 0 đến 4 -N là tổng số cây điều tra -V trị số cấp bị hại cao nhất (V=4) .Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt theo hướng lấy hạt. • Công việc 3.1:Mô hình trồng tập trung Giổi ăn hạt; Địa điểm trồng tại xã Lê Trung  Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng: Tuổi cây xuất vườn từ 4-6 tháng sau khi ghép, chiều cao từ mặt bầu 40 cm, chiều dài của cành ghép 20 cm được lấy từ những cây mẹ được tuyển chọn, cây sinh trưởng tốt, vết ghép liền sẹo, không cong queo, sâu bệnh.  Mật độ trồng 500 cây/ha. Cự ly trồng Giổi ăn hạt (5 x 4 m).  Thời vụ trồng: trồng vào giữa mùa mưa khoảng tháng 5-8  Xử lý thực bì: Phát thực bì toàn diện, để lại không đốt vật liệu hữu cơ sau phát, vật rơi rụng;đào hố kích thước 50x 50x 50 cm;  Bón lót: 10 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 2 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV.  Sau khi trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm.  Chăm sóc: phát dọn thực bì và cuốc xới vun gốc cây 4 lần/năm.  Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần lần 1: sau khi trồng 2 tháng tiến hành phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, lần 2: 3 tháng sau khi chăm sóc lần 1 bao gồm phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1mkết hợp bón thúc 5 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 2 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV, vun gốc cho cây.  Các năm sau từ năm thứ 2 mỗi năm chăm sóc 4 lần bao gồm phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, kết hợp bón thúc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa 10 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 1 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV.. + Thu thập số liệu: định kỳ mỗi năm 02 lần, vào đầu mùa mưa tháng 4-5 và cuối mùa sinh trưởng (tháng 11-12) đo 30 cây ở trung tâm ô thí nghiệm. Các chỉ tiêu đo gồm Doo, Hvn, Hdc, Dt, chất lượng (sâu bệnh hại, cụt ngọn, chết, ...). • Công việc 3.2:Mô hình trồng vườn hộ (2ha). Địa điểm dự kiến trồng: huyện Hòa An và Thạch An + Trồng Nông lâm kết hợp:  Giổi ăn hạt trồng trong vườn tạp kết hợp với cây ăn quả (hoặc cây công nghiệp) có sẵn  Giổi ăn hạt + Cây nông nghiệp (Ngô) * Tất cả các phương thức đều trồng theo:  Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng: Tuổi cây xuất vườn từ 4-6 tháng sau khi ghép, chiều cao từ mặt bầu 40 cm, chiều dài của cành ghép 20 cm được lấy từ những cây mẹ được tuyển chọn, cây sinh trưởng tốt, vết ghép liền sẹo, không cong queo, sâu bệnh.  Mật độ trồng 500 cây/ha. Cự ly trồng Giổi ăn hạt (5 x 4 m).  Thời vụ trồng: trồng vào giữa mùa mưa khoảng tháng 5-8  Xử lý thực bì: Phát thực bì toàn diện, để lại không đốt vật liệu hữu cơ sau phát, vật rơi rụng;đào hố kích thước 50x 50x 50 cm;  Bón lót: 10 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 2 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV, trộn với lớp đất mặt lấp hố trước khi trồng 15 ngày.  Sau khi trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm.  Chăm sóc: phát dọn thực bì và cuốc xới vun gốc cây 4 lần/năm.  Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần, lần 1: sau khi trồng 2 tháng tiến hành phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, lần 2: 3 tháng sau khi chăm sóc lần 1 bao gồm phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1mkết hợp bón thúc 10 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 1 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV, vun gốc cho cây.  Các năm sau từ năm thứ 2 mỗi năm chăm sóc 4 lần bao gồm phát cỏ toàn diện, xới đất quanh gốc rộng 1m, kết hợp bón thúc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa 10 kg phân chuồng hoai/hố, (hoặc 2 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố+ Chế phẩm sinh học/thuốc BVTV. + Thu thập số liệu: định kỳ mỗi năm 02 lần, vào đầu mùa mưa tháng 4-5 và cuối mùa sinh trưởng (tháng 11-12) đo 30 cây ở trung tâm ô thí nghiệm. Các chỉ tiêu đo gồm Doo, Hvn, Hdc, Dt, chất lượng (sâu bệnh hại, cụt ngọn, chết, ...). 18.2.4. Tập huấn kỹ thuật Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố về Giổi ăn hạt, tài liệu hóa các kỹ thuật: (i) Kỹ thuật nhân giống Giổi ăn hạt; (ii) Kỹ thuật trồng rừng thâm canh Giổi ăn hạt, bằng tập huấn chuyển giao kỹ thuật. • Nội dung các lớp tập huấn: (i) Tập huấn kỹ thuật nhân giống Giổi ăn hạt (ii) Tập huấn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Giổi ăn hạt •Địa điểm các lớp tập huấn: + Huyện Hòa An:tổ chức 2 lớp; 1 ngày/lớp + Huyện Thạch An: tổ chức 2 lớp; 1 ngày/lớp • Số lượng tham gia tập huấn dự kiến: 30 lượt người/lớp/huyện; • Đối tượng: được tập huấn chủ yếu là nông dân, đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình: nhân giống; Trồng rừng, chăm sóc rừng; thu hái, sơ chế và bảo quản hạt của các hộ gia đình, song đây cũng là đối tượng ít được tiếp cận khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, còn có cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật làm công tác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. • Giảng viên: Chuyên gia/Nhóm cán bộ thực hiện đề tài; • Phương pháp: gắn lý thuyết với thực hành.
Chủ nhiệm đề tàiThS. Trần Hoàng Quý - Viện nghiên cứu Lâm sinh
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 1. Báo cáo kết quả điều tra về phân bố, sinh thái 2. Báo cáo kết quả điều tra tri thức bản địa 3. Báo cáo thành phần hóa học chính trong tinh dầu hạt và giá trị sử dụng nguồn gen Giổi ăn hạt tại Cao Bằng. 4. Báo cáo tuyển chọn cây trội 5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vườn giống gốc 6. Báo cáo kết quả mô hình trồng tập trung 7. Báo cáo kết quả mô hình trồng kết hợp 8. Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài
Tiến bộ được công nhậnĐịa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các cơ sở ứng dụng có thêm nguồn giống tốt để phục vụ cho sản xuất mở rộng. Kết quả nghiên cứu của đề tài với các bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, theo hướng sản xuất an toàn sẽ góp phần không nhỏ trong phát triển và sử dụng bền vững, có hiệu quả loài Giổi ăn hạt. - Một số cán bộ thuộc Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế hạ tầng, Chi cục Kiểm lâm, cán bộ khuyến nông, các hộ gia đình nông dân chủ chốt được chuyển giao kỹ thuật từ kết quả nghiên cứu của đề tài như: chọn giống; nhân giống; kỹ thuật trồng thâm canh Giổi ăn hạt, từ đó sẽ có kiến thức cần thiết để phát triển cây Giổi ăn hạt hiệu quả, bền vững.
Phạm vi
[logo-slider]