Nghiên cứu khả năng lưu trữ cacbon của các kiểu rừng tại khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Ký hiệu khoVI24_690
Chuyên ngànhCacbon rừng
Địa phươngĐồng Nai
Lĩnh vựcKỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu khả năng lưu trữ cacbon của các kiểu rừng tại khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
CấpCấp Quốc gia
Mục tiêu1. Định lượng được khả năng lưu trữ các bon cho các trạng thái rừng của các kiểu rừng khác nhau tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; 2. Xây dựng được bản đồ phân bố lượng các bon tích lũy tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; 3. Xây dựng được các mô hình toán để xác định khả năng lưu trữ các bon cho các kiểu rừng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. 4. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ các bon phục vụ quản lý rừng bền vững; 5. Xây dựng được quy trình xác định khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2023
Chi tiếtNội dung 1: Định lượng khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng tự nhiên tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Công việc 1.1: Đánh giá bổ sung hiện trạng rừng tự nhiên (kiểu rừng và các trạng thái rừng) hiện có tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Công việc 1.2: Xác định khối lượng riêng gỗ của các loài cây gỗ ở các kiểu và trạng thái rừng trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Công việc 1.3: Xác định sinh khối và khả năng tích lũy các bon của cây cá lẻ/loài và nhóm loài ưu thế cho các trạng thái rừng khác nhau của kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Công việc 1.4: Xác định sinh khối và khả năng tích lũy các bon của cây cá lẻ/loài và nhóm loài ưu thế cho các trạng thái rừng khác nhau của kiểu rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá. Công việc 1.5: Xác định sinh khối và khả năng tích lũy các bon của cây cá lẻ/loài và nhóm loài ưu thế cho các trạng thái rừng khác nhau của kiểu rừng tự nhiên hỗn giao cây gỗ lá rộng thường xanh và tre nứa. Công việc 1.6: Xác định sinh khối và khả năng lưu trữ các bon trong các trạng thái rừng của kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Công việc 1.7: Xác định sinh khối và khả năng lưu trữ các bon trong các trạng thái rừng của kiểu rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá. Công việc 1.8: Xác định sinh khối và khả năng lưu trữ các bon trong các trạng thái rừng của kiểu rừng hỗn giao cây gỗ lá rộng thường xanh và tre nứa. Công việc 1.9: Xác định sinh khối trên mặt đất cây dây leo trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Công việc 1.10: Xác định sinh khối trên mặt đất cây dây leo trong rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá. Công việc 1.11: Xác định sinh khối trên mặt đất cây dây leo trong rừng tự nhiên hỗn giao cây gỗ lá rộng thường xanh và tre nứa. Công việc 1.12: Xây dựng báo cáo định lượng khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng tự nhiên tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Nội dung 2 : Định lượng khả năng lưu trữ các bon của kiểu rừng trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Công việc 2.1: Đánh giá hiện trạng rừng trồng Keo tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Công việc 2.2: Đánh giá hiện trạng rừng trồng Cao su tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Công việc 2.3: Đánh giá hiện trạng rừng trồng cây bản địa tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Công việc 2.4: Xác định sinh khối và khả năng tích lũy các bon của cây cá lẻ và lâm phần rừng trồng Keo. Công việc 2.5: Xác định sinh khối và khả năng tích lũy các bon của cây cá lẻ và lâm phần rừng trồng cây Cao su. Công việc 2.6: Xác định sinh khối và khả năng tích lũy các bon cây cá lẻ rừng trồng cây bản địa. Công việc 2.7: Xác định sinh khối và khả năng lưu trữ các bon trong lâm phần rừng trồng cây bản địa. Công việc 2.8: Xây dựng báo cáo định lượng khả năng lưu trữ các bon rừng trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Nội dung 3 : Dự báo khả năng lưu trữ các bon của các giai đoạn diễn thế rừng tự nhiên tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Công việc 3.1: Xác định,theo dõi sinh khối và các bon trên mặt đất của cây gỗ trong các kiểu diễn thế rừng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (trong 3 năm). Công việc 3.2: Xác định,theo dõi sinh khối và khả năng lưu trữ các bon trong lâm phần các kiểu diễn thế khác nhau tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (trong 3 năm).. Công việc 3.3: Xây dựng mô hình xác định tăng trưởng sinh khối và các bon tầng cây gỗ cho các kiểu diễn thế rừng khác nhau tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Công việc 3.4: Xây dựng mô hình xác định tăng trưởng sinh khối và các bon lâm phần cho các kiểu diễn thế rừng khác nhau tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Công việc 3.5: Xây dựng báo cáo định lượng khả năng lưu trữ các bon cho các kiểu diễn thế khác nhau tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Nội dung 4: Xây dựng bản đồ phân bố lượng các bon tích lũy tại Khu Dự trữ Sinh quyền Đồng Nai Công việc 4.1: Thu thập và chuẩn hóa dữ liệu bản đồ, ảnh vệ tinh của Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Công việc 4.2: Xây dựng bổ sung mẫu khóa ảnh các kiểu rừng và các trạng thái rừng Công việc 4.3: Rà soát và xây dựng bản đồ hiện trạng các trạng thái rừng Công việc 4.4: Xây dựng và hoàn thiện bản đồ phân bố lượng các bon tích lũy tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai bằng công nghệ viễn thám và GIS Công việc 4.5: Xây dựng phương pháp, quy trình công nghệ thiết lập bản đồ sinh khối và tích trữ các bon cho các kiểu rừng và trạng thái rừng Nội dung 5 : Xây dựng các mô hình toán để xác định khả năng lưu trữ các bon cho các kiểu rừng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Công việc 5.1: Thu thập tài liệu thứ cấp liên quan về xây dựng các mô hình toán (phương trình sinh trắc) Công việc 5.2: Xây dựng mô hình toán (phương trình sinh trắc) xác định sinh khối và các bon của các bộ phận cây cá lẻ và lâm phần trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh Công việc 5.3: Xây dựng mô hình toán (phương trình sinh trắc) xác định sinh khối và các bon của các bộ phận cây cá lẻ và lâm phần trong rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá Công việc 5.4: Xây dựng mô hình toán (phương trình sinh trắc) xác định sinh khối và các bon của các bộ phận cây cá lẻ và lâm phần trong rừng tự nhiên hỗn giao cây gỗ lá rộng thường xanh và tre nứa Công việc 5.5: Xây dựng mô hình toán (phương trình sinh trắc) xác định sinh khối và các bon của các bộ phận cây cá lẻ và lâm phần rừng trồng Keo Công việc 5.6: Xây dựng mô hình toán (phương trình sinh trắc) xác định sinh khối và các bon của các bộ phận cây cá lẻ và lâm phần rừng trồng cây Cao su Công việc 5.7: Xây dựng mô hình toán (phương trình sinh trắc) xác định sinh khối và các bon của các bộ phận cây cá lẻ và lâm phần rừng trồng cây bản địa Công việc 5.8: Xây dựng Báo cáo các mô hình toán để xác định khả năng lưu trữ các bon cho các kiểu rừng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Nội dung 6 : Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ các bon phục vụ quản lý rừng bền vững Công việc 6.1: Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ các bon của rừng Công việc 6.2: Đánh giá tác động của hệ thống chính sách và thể chế quản lý và phát triển rừng đến khả năng lưu trữ các bon của rừng Công việc 6.3: Đánh giá tác động của yếu tố con người đến đến khả năng lưu trữ các bon của rừng Công việc 6.4: Đánh giá ảnh hưởng của mô hình và hoạt động quản lý rừng đến khả năng lưu trữ các bon của rừng Công việc 6.5. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố lập địa đến khả năng lưu trữ các bon ở các trạng thái rừng và kiểu rừng khác nhau Công việc 6.6: Xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ các bon phục vụ quản lý rừng bền vững Nội dung 7 : Quy trình xác định khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng Công việc 7.1: Xây dựng Quy trình xác định khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng tự nhiên Công việc 7.2: Xây dựng Quy trình xác định khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng trồng C. Xây dựng báo cáo tổng kết đề tài Viết báo cáo tổng kết đề tài (Sản phẩm là báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt)
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiTS. Nguyễn Văn Thịnh - Viện nghiên cứu Lâm sinh
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: 1. Báo cáo định lượng khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. 2. Bản đồ phân bố lượng các bon tích lũy tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai 3. Các mô hình toán xác định khả năng lưu trữ các bon cho các kiểu rừng tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai 4. Báo cáo phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ các bon phục vụ quản lý rừng bền vững 5. Quy trình xác định khả năng lưu trữ các bon của các kiểu rừng 6. 03 bài báo khoa học trong nước 7. 01 bài báo khoa học quốc tế Tham gia đào tạo sau đại học
Tiến bộ được công nhận
Phạm vi
[logo-slider]