Nghiên cứu hoàn thiện các mô hình trồng Tràm (Malaleuca cajuputy và Malaleuca leucadendra) trên vùng U Minh Hạ, Cà Mau

Ký hiệu khoVI24_160
Chuyên ngànhTràm
Địa phươngTây Nam Bộ
Lĩnh vựcTrồng rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu hoàn thiện các mô hình trồng Tràm (Malaleuca cajuputy và Malaleuca leucadendra) trên vùng U Minh Hạ, Cà Mau
CấpCấp Cơ sở
Mục tiêuHoàn thiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng tràm (Melaleuca cajuputy) năng suất cao ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm tăng năng suất và rút ngắn chu kỳ kinh doanh rừng tràm.
Ngày bắt đầu1/1/2004
Ngày kết thúc12/5/2009
Chi tiếtNội dung đề tài: Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu cần giải quyết 2 vấn đề chủ yếu là làm đất và bón phân. 2 yếu tố làm đất và bón phân được bố trí như sau: -Về yếu tố làm đất: (có 3 phương pháp làm đất và 1 đối chứng). -Phương ph
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiKS.Võ Ngươn Thảo
Đơn vịTT RN Minh Hải
Kết quả1. Thí nghiệm làm đất: Trên nền đất phèn ngập nước theo mùa, mặt đất được nâng cao bằng các biện pháp làm đất. Vấn đề đặt ra là kích thước và cao độ của líp ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của rừng tràm. Biện pháp làm đất như thế nào là phù hợp cho sinh trưởng và đạt hiệu quả kinh tế. Sinh trưởng rừng tràm sau 3 năm trồng tại Cà mau Các chỉ tiêu sinh trưởng rừng tràm trồng định kỳ 6 tháng sau 3 năm trồng được thể hiện ở bảng 1.1. Thông qua chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (D1,3) đối với 4 phương pháp làm líp và độ cao của mặt líp, ở từng thời điểm thu mẫu sinh trưởng, các trung bình mẫu có phản ứng khác nhau. Nhìn chung, phản ứng của sinh trưởng đường kính và chiều cao đối với líp có cao độ và độ rộng của líp là khác nhau. Khi mặt líp được nâng cao từ 20 đến 40cm cây tràm sinh trưởng tốt hơn. Đối với líp cao 40cm chiều cao (Hvn) đạt 5,6 m, đường kính D1,3 đạt 4,6 cm sau 3 năm trồng. Tăng hơn 1,3 lần về chiều cao và 1,4 về đường kính so với đối chứng; Đối với líp cao 20cm. Chiều cao (Hvn) đạt 5,4 m, đường kính D1,3 đạt 3,7 cm sau 3 năm trồng. Tăng hơn 1,2 lần về chiều cao và 1,2 về đường kính so với đối chứng Cây tràm trồng sinh trưởng tốt khi áp dụng phương pháp làm líp bằng cơ giới. mặt líp được nâng cao từ 20 - 40 cm so với mặt đất tự nhiên.2. Thí nghiệm bón phân sinh trưởng tràm trồng định kỳ 6 tháng sau 3 năm trồng tại Cà mau Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính và chiều cao tạin các thời điểm lấy mẫu định kỳ 6 tháng sau 3 năm trồng thể hiện ở bảng 3.9. Các chỉ tiêu sinh trưởng rừng tràm trồng ở các nghiệm thức thí nghiệm cho thấy loại phân bón có phản ứng đến kết quả thí nghiệm. Bón phân hổn hợp NKP cây tràm sinh trưởng nhanh hơn phân đạm Ure, phân lân và nghiệm thức đối chứng. Kết quả thống kê xếp hạng cho các loại phân như sau: sau 2 năm trồng phân NPK > Ure > Lan > Đối chứng; sau 3 năm trồng phân NPK = Ure > Lân > Đối chứng, nghiệm thức bón NPK Sinh trưởng chiều cao (Hvn) đạt 5,2 ;đường kính (D1,3) đạt 3,9cm, Tăng hơn 1,04 về chiều cao và 1,03 về đường kính so với đối chứng.
Tiến bộ được công nhận
Phạm viKết quả thí nghiệm làm đất được áp dụng cho tỉnh Cà Mau
[logo-slider]