Nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật tạo giống và trồng rừng thâm canh theo hướng đa mục đích hai loài Trắc và Giổi xanh tại tỉnh Gia Lai

Ký hiệu khoVI24_725
Chuyên ngànhLâm sinh
Địa phươngGia Lai
Lĩnh vựcKỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật tạo giống và trồng rừng thâm canh theo hướng đa mục đích hai loài Trắc và Giổi xanh tại tỉnh Gia Lai
CấpCấp Tỉnh
Mục tiêuMục tiêu nghiên cứu: • Mục tiêu chung: Cung cấp cơ sở khoa học góp phần khai thác và phát triển các loài bản địa Trắc và Giổi xanh tại Gia Lai theo hướng sử dụng rừng đa mục đích và bền vững • Mục tiêu cụ thể: - Bổ sung được các đặc điểm lâm học của loài Trắc và Giổi xanh - Lựa chọn được cây trội của hai loài để làm vật liệu nhân giống - Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống cây Giổi xanh theo phương pháp ghép và cây Trắc bằng hạt - Hoàn thiện kỹ thuật trồng thâm canh Giổi xanh theo hướng lấy hạt kết hợp lấy gỗ lớn và kỹ thuật trồng cây Trắc theo hướng bảo tồn kết hợp lấy gỗ lớn.
Ngày bắt đầu2020
Ngày kết thúc2023
Chi tiếtTóm tắt nội dung nghiên cứu chính:  Nội dung 1: Nghiên cứu bổ sung các đặc điểm lâm học (phân bố, sinh thái, tái sinh…) của hai loài Trắc và Giổi xanh tại tỉnh Gia Lai  Công việc 1.1. Nghiên cứu bổ sung các đặc điểm lâm học và xây dựng bản đồ phân bố của loài Trắc tại Gia Lai (dự kiến tại huyện K’Bang hoặc Mang Yang hoặc Krông Pa,...) - Nghiên cứu bổ sung các đặc điểm lâm học của loài Trắc; - Xây dựng bản đồ phân bố của loài Trắc  Công việc 1.2. Nghiên cứu bổ sung các đặc điểm lâm học, định danh, xây dựng khóa tra thực vật và bản đồ phân bố của loài Giổi xanh tại Gia Lai (dự kiến tại huyện K’Bang hoặc Mang Yang hoặc Krông Pa,...) - Nghiên cứu bổ sung các đặc điểm lâm học của loài Giổi xanh; - Định danh loài Giổi xanh; - Xây dựng khóa tra thực vật loài Giổi xanh; - Xây dựng bản đồ phân bố của loài Giổi xanh  Nội dung 2: Lựa chọn cây trội và xây dựng vườn sưu tập.  Công việc 2.1. Điều tra, tuyển chọn cây trội và xây dựng vườn sưu tập giống cho loài Trắc  Công việc 2.2. Điều tra, tuyển chọn cây trội và xây dựng vườn sưu tập giống cho loài Giổi xanh  Nội dung 3: Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống Trắc bằng hạt và nhân giống Giổi xanh bằng phương pháp ghép  Công việc 3.1. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống Trắc bằng hạt - Nghiên cứu xác định các đặc điểm sinh lý hạt giống cây Trắc; - Thí nghiệm ảnh hưởng của thành phần, tỷ lệ ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm; - Thí nghiệm ảnh hưởng của bón thúc đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm - Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống Trắc bằng hạt.  Công việc 3.2. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống Giổi xanh bằng phương pháp ghép - Thí nghiệm ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại hom ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của hom ghép; - Thí nghiệm ảnh hưởng của mùa vụ ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép -Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống Giổi xanh bằng phương pháp ghép.  Nội dung 4: Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng thâm canh cây Trắc theo hướng bảo tồn kết hợp lấy gỗ và cây Giổi xanh theo hướng lấy hạt kết hợp lấy gỗ lớn.  Công việc 4.1. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng thâm canh cây Trắc theo hướng bảo tồn kết hợp lấy gỗ lớn - Thí nghiệm ảnh hưởng của phương thức trồng tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trắc - Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trắc - Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cây Trắc  Công việc 4.2. Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi xanh theo hướng lấy hạt kết hợp lấy gỗ lớn - Thí nghiệm ảnh hưởng của phương thức trồng tới tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Giổi xanh - Thí nghiệm ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân tới tỷ lệ sống và sinh trưởng và của cây Giổi xanh + Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cây Giổi xanh  Nội dung 5. Xây dựng mô hình, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và tổ chức hội thảo  Công việc 5.1. Xây dựng mô hình trồng Trắc dưới tán rừng.  Công việc 5.2. Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Giổi xanh lấy quả kết hợp lấy gỗ lớn.  Công việc 5.3. Tổ chức hội thảo khởi động và hội thảo báo cáo kết quả  Công việc 5.4. Tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
Phương phápPhương pháp nghiên cứu: Để thực hiện những nội dung đã đưa ra, cách tiếp cận của Đề tài là nghiên cứu tổng hợp, xâu chuỗi và hệ thống từ việc xác định các đặc điểm lâm học của loài, tiếp theo là lựa chọn cây trội nhằm tạo nguồn giống chất lượng cao và song song với đó là nghiên cứu kỹ thuật tạo giống, gây trồng.
Chủ nhiệm đề tàiThS. Trần Cao Nguyên - Viện nghiên cứu Lâm sinh
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ:  Dạng I: - 20 cây trội Trắc, 20 cây trội Giổi - 02 Vườn sưu tập giống của loài Trắc và Giổi - Mô hình trình diễn trồng Trắc dưới tán rừng - Mô hình trình diễn trồng thâm canh Giổi lấy hạt kết hợp cung cấp gỗ lớn  Dạng II - Báo cáo đặc điểm lâm học cây Trắc và cây Giổi tại Gia Lai - 02 Bản đồ số phân bố cây Trắc và cây Giổi tại Gia Lai - Quy trình kỹ thuật nhân giống Trắc bằng hạt, nhân giống Giổi xanh bằng phương pháp ghép - Quy trình kỹ thuật trồng rừng cây Trắc theo hướng bảo tồn kết hợp lấy gỗ lớn và trồng thâm canh cây Giổi xanh theo hướng lấy hạt kết hợp lấy gỗ
Tiến bộ được công nhận- Phạm vi áp dụng: Đề tài dự kiến nghiên cứu, xây dựng thí nghiệm và mô hình ở một số huyện như K’Bang, Mang Yang và vùng khác có điều kiện tương tự. - Địa chỉ ứng dụng là các đơn vị quản lý, các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hộ gia đình có đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp cho kinh doanh rừng trồng Trắc, Giổi xanh cung cấp gỗ lớn và LSNG.
Phạm vi
[logo-slider]