Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính

Ký hiệu khoVI24_695
Chuyên ngànhGiống cây Lâm nghiệp
Địa phươngToàn quốc
Lĩnh vựcChọn giống, Kỹ thuật lâm sinh
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính
CấpCấp Bộ
Mục tiêu- Chọn tạo và phát triển các giống Keo lai, Keo lá tràm có năng suất cao, có khả năng chống chịu bệnh và chất lượng gỗ tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn. - Xác định được kỹ thuật nhân giống Keo lai và Keo lá tràm mới được chọn tạo.
Ngày bắt đầu2021
Ngày kết thúc2023
Chi tiết
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu chọn lọc, khảo nghiệm giống Keo lai có năng suất và chất lượng tốt cho trồng rừng gỗ lớn 1.1. Chọn lọc cây trội Keo lai tự nhiên trong các khảo nghiệm đã xây dựng 2011-2015 và khảo nghiệm dòng vô tính để công nhận giống 1.2. Chọn lọc cây lai tự nhiên từ các lô hạt gia đình cây trội của vườn giống Keo tai tượng và Keo lá tràm và tiến hành khảo nghiệm chọn lọc sớm Nội dung 2: Nghiên cứu chọn lọc và khảo nghiệm giống Keo lá tràm có năng suất cao và chất lượng tốt cho trồng rừng gỗ lớn 2.1. Chọn lọc cây trội Keo lá tràm trong các vườn giống đã xây dựng và khảo nghiệm dòng vô tính để công nhận giống 2.2. Xây dựng vườn giống vô tính các dòng Keo lá tràm đã được chọn lọc Nội dung 3: Nghiên cứu lai tạo giống theo hướng kết hợp giữa sinh trưởng và tính chất gỗ và khảo nghiệm các tổ hợp lai 3.1. Nghiên cứu lai giống trong loài Keo lá tràm 3.2. Nghiên cứu lai giống giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm theo hướng kết hợp giữa sinh trưởng và tính chất gỗ Nội dung 4: Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Keo lai và Keo lá tràm mới chọn tạo 4.1. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Keo lai và Keo lá tràm 4.2. Xây dựng 02 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các giống Keo lai và Keo lá tràm mới chọn tạo
Phương phápPhương pháp nghiên cứu: - Phương pháp bố trí thí nghiệm khảo nghiệm giống, vườn giống: bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn ngành 147-TCN-2006. - Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng: theo các phương pháp thông dụng trong điều tra rừng của Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Dao (1997). - Phương pháp lai giống : + Thu hái và bảo quản hạt phấn theo phương pháp của Moncur (1995) và có cải tiến. + Lai giống được tiến hành theo phương pháp được phát triển bởi Sedgley et al. (1992) và có cải tiến của Griffin et al. (2010). - Phương pháp nghiên cứu nuôi cấy mô : Kế thừa các kết quả nghiên cứu của Lê Đình Khả & cộng sự (2003) và Đoàn Thị Mai & cộng sự (2003, 2009, 2011) về nhân giống in vitro cho các giống Keo lai và Bạch đàn. - Phương pháp phân tích xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo các phương pháp của Williams et al (2002) sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 7.0 (CSIRO) và ASREML 3.0 (VSN International).
Chủ nhiệm đề tàiTS. Nguyễn Đức Kiên - Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Đơn vị
Kết quảSản phẩm khoa học và công nghệ: - Giống Keo lai mới được công nhận: 08 giống (2 giống/vùng x 4 vùng) - Giống Keo lá tràm  mới được công nhận: 4 giống/vùng (2 giống/vùng x 2 vùng) - Tổ hợp lai khác loài thuận nghịch giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm:  5-10 tổ hợp - Tổ hợp lai trong loài Keo lá tràm: 5-10 tổ hợp - Khảo nghiệm giống Keo lai: 12 ha - Khảo nghiệm giống Keo lá tràm: 06 ha - Vườn giống vô tính Keo lá tràm: 01 ha - Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp nuôi cấy mô: 02 hướng dẫn - Báo cáo công nhận giống: 02 báo cáo - Báo cáo định kỳ: 10 báo cáo - Báo cáo sơ kết đề tài: 01 báo cáo - Báo cáo tổng kết đề tài: 01 báo cáo - Bài báo khoa học: 2-3 bài - Đào tạo: 1-2 Thạc sỹ
Tiến bộ được công nhậnĐịa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Kết quả của đề tài sẽ có phạm vi ứng dụng rộng rãi cho các cơ sở trồng rừng cho các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. - Sau khi giống được công nhận, dự kiến bước đầu chuyển giao giống gốc cho 2 cơ sở của Viện KHLN Việt Nam là Viện KHLN Nam Bộ và Trung tâm KHLN Bắc Trung bộ theo hình thức (i) đơn vị nhận chuyển giao đảm nhận kinh phí chuyển giao hoặc (ii) liên doanh liên kết với đơn vị sở hữu giống gốc để nhân giống và ăn chia lợi nhuận theo quy chế của Viện KHLN Việt Nam.
Phạm vi
[logo-slider]