Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật trồng và khai thác mủ cây Trôm (Sterculia foetida L.) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ

Ký hiệu khoVI24_480
Chuyên ngànhMủ Trôm
Địa phươngNam Trung Bộ
Lĩnh vực Trồng rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcNghiên cứu chọn giống, kỹ thuật trồng và khai thác mủ cây Trôm (Sterculia foetida L.) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ
CấpCấp Bộ
Mục tiêu- Chọn được giống có năng suất mủ cao vượt ít nhất 10% so với sản xuất hiện nay. - Xác định được đặc điểm lâm học, kỹ thuật trồng và khai thác mủ Trôm có hiệu quả cao.
Ngày bắt đầu2014
Ngày kết thúc2018
Chi tiếtIII. NỘI DUNG 1) Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của Trôm - Đặc điểm phân bố và sinh thái loài; - Đặc điểm vật hậu của loài; - Nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số đo đếm: Tăng trưởng (đường kính, chiều cao), tuổi cây, kỹ thuật khai thác với năng suất và chất lượng mủ 2) Tổng kết, đánh giá các mô hình trồng Trôm - Tình hình gây trồng Trôm; - Các biện pháp kỹ thuật gây trồng Trôm đã áp dụng; - Hiệu quả kinh tế và thị trường tiêu thụ mốt số mô hình trồng Trôm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. 3) Nghiên cứu chọn giống Trôm - Chọn lọc cây trội/xuất xứ để cung cấp hạt giống cho xây dựng khảo nghiệm; - Khảo nghiệm hậu thế kết hợp xuất xứ và xây dựng vườn giống hữu tính tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. 4) Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng: a) Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom; - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng ghép cành. b) Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh - Nghiên cứu điều kiện lập địa gây trồng; - Nghiên cứu về mật độ trồng rừng; - Nghiên cứu về phân bón; - Nghiên cứu về chế độ tưới nước; - Xây dựng mô hình rừng trồng trong Vườn hộ gia đình. 5) Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ: - Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc; - Nghiên cứu kỹ thuật khai thác mủ. 6) Xây dựng hướng kỹ thuật trồng và khai thác mủ trôm: - Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom; - Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng ghép cành; - Hướng dẫn kỹ thuật trồng Trôm - Hướng dẫn kỹ thuật khai thác mủ Trôm. 7) Chuyển giao kết quả nghiên cứu: - Chuyển giao kết quả nghiên cứu thông qua các hướng dẫn kỹ thuật, tờ rơi, sách,.. - Chuyển giao kỹ thuật trực tiếp bằng việc tham gia xây dựng mô hình; - Tổ chức 01 lớp tập huấn về nhân giống, kỹ thuật trồng thâm canh và kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ Trôm cho vùng Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận
Phương pháp
Chủ nhiệm đề tàiThS. Phùng Văn Khen
Đơn vịViện KHLN Nam Bộ
Kết quảKẾT QUẢ • Kết quả thực hiện các nội dung khoa học - Về đặc điểm lâm học: Đề tài đã xác định được đặc điểm phân bố, sinh thái loài; đặc điểm vật hậu và đặc điểm tái sinh tự nhiên. - Về giống: Đề tài đã điều tra thu thập được 100 cây trội dự tuyển, chọn được 50 cây trội trên 4 vùng sinh thái (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) với 11 xuất xứ để đưa vào khảo nghiệm tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận với diện tích 3,0ha. Kết quả bước đầu cho thấy có 8 gia đình thuộc 4 xuất xứ vượt trội về lượng mủ ở hậu thế, gồm có: DN03, KH06, NT26, NT18, BT04, BT05, BT02 và BT01. Đặc biệt 3 gia đình BT01, BT05 (xuất xứ Bình Thuận) và NT18 (xuất xứ Ninh Thuận) trội cả vể các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất mủ cao, với tỷ lệ vượt lần lượt 161%, 80,5%, 69,0% so với giống đại trà. Đây là các gia đình rất có triển vọng cần tiếp tục khảo nghiệm, theo dõi. - Về kỹ thuật trồng rừng: + Kỹ thuật nhân giống: Đề tài đã xác định được kỹ thuật nhân giống bằng bằng phương pháp gieo, giâm hom và ghép cành; + Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Đã xác định được lập địa trồng phù hợp, mật độ trồng, tưới nước và phân bón. - Kỹ thuật khai thác mủ: Đề tài đã thí nghiệm nhiều kỹ thuật khai thác nhựa mủ khác nhau nhằm nâng cao số lượng mủ và chất lượng mủ nhưng vẫn đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được kỹ thuật khai thác và mùa vụ khai thác cho hiệu quả nhất. • Kết quả về viết bài báo Đã công bố 03 bài báo khoa học 1) Phùng Văn Khang, Phùng Văn Khen (2017), Nghiên cứu nhân giống Trôm (Sterculia foetida L.) bằng phương pháp giâm hom và ghép cành, Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số Chuyên san 2017 tr.27-33. – 2017. 2) Phùng Văn Khen, Phùng Văn Khang, Nguyễn Trọng Nam (2018), Chọn giống Trôm (Sterculia foetida L.) theo hướng lấy mủ ở vùng khô hạn Nam Trung bộ. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, số 2-2018 tr 3-15. 3) Phùng Văn Khang, Ngô Văn Ngọc, Phùng Văn Khen, Võ Trung Kiên, Phùng Văn Tỉnh (2018), Đánh giá hiệu quả kinh tế mốt số mô hình trồng Trôm tại vùng khô hạn Nam Trung bộ. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp. • Kết quả về đào tạo - Đã đào tạo 3 kỹ sư 1) Sinh viên Phùng Văn Tỉnh, tên luận văn: Tổng kết kỹ thuật gây trồng và đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng Trôm (Sterculia foetida L.) lấy nhựa tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận. Trường Đại học Lâm nghiệp năm 2014. Luận văn bảo vệ đạt loại khá 2) Sinh viên Nguyễn Ngọc Tân, tên luận văn: Xác định ảnh hưởng của tuổi cây mẹ, giá thể và chất kích thích IBA đến sự hình thành rễ của Trôm (Sterculia foetida L.) trong giai đoạn vườn ươm. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Luận văn bảo vệ đạt loại khá 3) Sinh viên Võ Phan Thanh Thảo, tên luận văn: Đánh giá kỹ thuật trồng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Trôm (Sterculia foetida L.) tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Luận văn bảo vệ đạt loại khá - Đã đào tạo được 2 thạc sỹ lâm nghiệp 1) Học viên Hồ Sỹ Trung, tên luận văn: Đặc điểm lâm học của loài Trôm (Sterculia foetida L.) phân bố tự nhiên và hiệu quả kinh tế khai thác nhựa Trôm ở các mô hình rừng trồng tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Trường Đại học Nông lâm Tp.HCM năm 2011. Luận văn bảo vệ đạt loại khá. 2) Học viên Trần Ngọc Hiếu, tên luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng Trôm (Sterculia foetida L.) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trường Đại học Nông lâm Tp.HCM năm 2017. Luận văn bảo vệ đạt loại khá. - Đào tạo 01 tiến sĩ: Nghiên cứu sinh: Phùng Văn Khang, tên luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ Trôm (Sterculia foetida L.) ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Luận đang được hoàn thành dự kiến bảo vệ trong năm 2018 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Đề tài đã triển khai các nội dung theo đúng đề cương, kế hoạch đã được duyệt. Về mặt khoa học đã thu được một số đặc điểm lâm học của cây Trôm, kết quả nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật gây trồng loài cây Trôm; kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trong quá trình khai thác mủ. Đã tổng kết đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng và đang áp dụng gây trồng khai thác mủ Trôm, chuyển giao kết quả nghiên cứu thông qua các hướng dẫn kỹ thuật, tờ rơi và tổ chức tập huấn cho 30 học viên từ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. 5.2. Kiến nghị: Kết quả của đề tài bước đầu đã đáp ứng được mục tiêu đề ra là chọn được giống có năng suất mủ cao và xác định được đặc điểm lâm học, kỹ thuật trồng, khai thác mủ Trôm cho hiệu quả. Tuy nhiên, do đề tài mới thực hiện trong vòng 5 năm, mô hình thí nghiệm được hơn 3 - 4 năm tuổi, một số mô hình thí nghiệm mới được hơn 3,5 năm tuổi; Vì vậy, việc đánh giá kết quả mới xác định được các giống tiềm năng, kỹ thuật trồng, chăm sóc và kỹ thuật khai thác mủ phải được theo dõi để tiếp tục tổng kết đánh giá. Đặc biệt các khảo nghiệm về giống cần tiếp tục khảo nghiệm và mở rộng khảo nghiệm làm cơ sở công nhận giống tiến bộ kỹ thuật.
Tiến bộ được công nhận- Chọn được 50 cây trội của ít nhất 4 xuất xứ khác nhau. - Chọn được ít nhất là 1 xuất xứ và 5 gia đình có triển vọng cho năng suất mủ cao. - 9,5 ha mô hình khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. - Hướng dẫn kỹ thuật trồng và khai thác mủ Trôm.
Phạm vi
[logo-slider]