Chiều ngày 14/3/2018, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị đã tới thăm và làm việc với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tham gia đoàn công tác còn có Phó Tổng Cục trưởng Cao Chí Công cùng các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Vụ Phát triển rừng, Vụ Quản lý sản xuất lâm nghiệp…
Đón tiếp và làm việc với đoàn có GS.TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện, các đồng chí lãnh đạo Viện, lãnh đạo Ban chức năng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam khu vực phía Bắc.
Tại buổi làm việc thay mặt Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc thay mặt Ban Giám đốc Viện đã báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2015-2017 của toàn Viện và phương hướng triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Một số kết quả chính Viện đã đạt được trong giai đoạn 2015-2017
– Viện đã tuyển chọn và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận 58 giống mới và 16 vườn giống cho các loài keo và bạch đàn, trong đó có 7 giống quốc gia (4 giống keo lai + 3 giống bạch đàn lai) và 51 giống TBKT. Các giống được công nhận đều có năng suất cao, với năng suất bình quân năm từ 25-40 m3/ha/năm. Các giống được công nhận đã được sử dụng phổ biến trong trồng rừng với diện tích trên 400.000 ha.
– 01 Giải thưởng Bông lúa vàng về giống Keo lá tràm AA9.
– Công nhận 3 TBKT về chế phẩm sinh học AM, MF1 và MF2.
– Công nhận 3 tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh và lâm sản ngoài gỗ.
– Xây dựng 7 TCVN về chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn và quản lý lập địa cho các loài keo, bạch đàn và đến nay đã được Bộ KHCN công bố 04 TCVN.
– Công nhận 3 tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực CNR.
– Xây dựng 9 TCVN về phân loại gỗ, tính chất cơ lý và bảo quản gỗ, keo dán trong chế biến gỗ và đã được Bộ KHCN công bố 05 TCVN.
– Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp bắt đầu triển khai xây dựng hai bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FM) và chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) từ tháng 10 năm 2016. Việc thực hiện xây dựng tiêu chuẩn tuân thủ theo các quy định ban hành tiêu chuẩn của Việt Nam và Quy trình xây dựng tiêu chuẩn của Chương trình Chứng chỉ rừng PEFC.
– Viện đã và đang đào tạo 103 NCS, trong đó có 78 NCS đào tại Viện và 25 NCS đang học tập ở nước ngoài. Trong giai đoạn này có 30 tiến sĩ đã bảo vệ thành công luận án. Số lượng tiến sĩ hiện nay đang công tác tại Viện là 71 người. Hiện có 64 NCS đang theo học tại Viện, trong đó có 37 NCS là cán bộ nghiên cứu của Viện.
– Viện cũng đã được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công nhận 02 PGS.TS đạt tiêu chuẩn giáo sư và 04 tiến sĩ đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Đồng thời trong năm 2017 Viện có 4 NCV chính được xét đặc cách lên NCV cao cấp và 24 NCV được nâng hạng lên NCV chính.
– Viện đã thực hiện 30 nhiệm vụ hợp tác quốc tế với tổng kinh phí khoảng 51,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí HTQT năm 2017 đã tăng 52,2% so với 2016.
– Viện đã tích cực, chủ động tìm kiếm và triển khai 596 hợp đồng dịch vụ, sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu trong 3 năm qua đạt 133,5 tỷ đồng, trong đó, doanh thu chủ yếu từ hoạt động liên doanh trồng và cung cấp gỗ nguyên liệu; hoạt động cung cấp cây giống lâm nghiệp, trồng rừng, tỉa thưa, khai thác bằng vốn tự có của các đơn vị; hoạt động dịch vụ giám định thực vật, sản phẩm gỗ; xác định tính chất cơ, lý gỗ; khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; phòng chống mối cho công trình xây dựng; điều tra thành phần thực vật; xác định giá trị môi trường rừng,…
– Từ các kết quả nghiên cứu nổi bật, nhằm quảng bá và đưa nhanh các kết quả nghiên cứu của Viện vào thực tiễn sản xuất, năm 2016-2017 Viện đã đăng 32 bài báo trên các loại báo khác nhau, trong đó có 30 bài đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam, 01 bài Tạp chí thi đua khen thưởng và 01 bài trên Tạp chí Thanh tra chính phủ và phát sóng 3 phóng sự truyền hình về các hoạt động khuyến lâm. Đồng thời Viện cũng đã tổ chức 2 hội thảo ở 2 vùng phía Bắc và Nam vào năm 2015 và 2017 để chuyển giao các kết quả vào sản xuất.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị và đoàn công tác đã đánh giá cao các kết quả nghiên cứu mà Viện đã đạt được trong giai đoạn 2015-2017, đồng thời Tổng cục trưởng cũng đã chỉ đạo Viện cần xác định các định hướng và ưu tiên nghiên cứu để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Lâm nghiệp, đặc biệt cần quan tâm đến các lĩnh vực Giống cây lâm nghiệp, Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và sản phẩm chủ lực của ngành.
GS.TS. Võ Đại Hải thay mặt toàn thể cán bộ viên chức của Viện chân thành cám ơn sự quan tâm của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cùng đoàn công tác và Viện sẽ thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng cục trưởng để công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngày càng đạt hiệu quả hơn./.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Buổi gặp mặt chúc Tết các đơn vị của Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018 (12-02-2018) và chúc mừng Tân PGS.TS. Hà Thị Mừng
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà Nước và Dự án nghiên cứu khoa học công nghệ cấp bộ
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2018
- Hội thảo “Khoa học công nghệ Lâm nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp tại các tỉnh phía Nam”
- HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2017 VÀ LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2018 "Dự án Thúc đẩy quản lý lâm sản bền vững của các công ty Lâm nghiệp" Ở Việt Nam