Ngày 22/12/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đến dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ…và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện.
Tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Viện, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2017 của toàn Viện và và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Năm 2017 là năm đầu tiên Viện triển khai thực hiện Chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ với nguồn kinh phí được cấp từ Bộ KHCN nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành và Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững. Đồng thời đây cũng là năm đầu tiên Viện thực hiện chế độ chi trả một phần lương cho các cán bộ nghiên cứu từ nguồn kinh phí thực hiện các đề tài, dự án và thực hiện giao tài sản Nhà nước cho các đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp để từng bước chuyển đổi Viện thành đơn vị tự chủ.
Một số kết quả nổi bật:
Viện đã thực hiện tốt 111 nhiệm vụ KHCN các cấp, 3 nhiệm vụ khuyến công, khuyến nông Trung ương; 9 dự án thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; 9 dự án giống; 3 dự án về xây dựng nhỏ – sửa chữa lớn; 3 dự án tăng cường trang thiết bị; 22 nhiệm vụ hợp tác quốc tế, 49 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và đào tạo 64 nghiên cứu sinh.
Một số đơn vị của Viện đã rất tích cực trong việc tìm kiếm các công việc mới, số lượng nhiệm vụ mở mới đã tăng 25% và kinh phí các nhiệm vụ KHCN của năm 2017 đã tăng 50,7% so với năm 2016. Ngoài 7 nhiệm vụ hợp tác quốc tế, toàn Viện đã tham gia xét chọn, tuyển chọn được 33 nhiệm vụ KHCN&MT và khuyến nông các cấp, trong đó có 16 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 7 nhiệm vụ cấp Bộ và 10 nhiệm vụ cấp tỉnh.
Viện đã được Bộ công nhận 01 Tiến bộ kỹ thuật mới về Sơn chống hà cho tàu thuyền đi biển với mã (C.HA-16); đã được Hội đồng khoa học của Bộ đề nghị Bộ công nhận 2 TBKT: giống tiến bộ kỹ thuật cho giống Sa nhân tím xuất xứ Sơn Long – Phú Yên và tiến bộ kỹ thuật về Công nghệ chưng cất tinh dầu Hồi từ lá.
Công tác đào tạo cán bộ có trình độ cao tiếp tục đạt kết quả tốt, năm 2017 đã đào tạo thành công 12 tiến sĩ, góp phần nâng cao số lượng cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ của Viện lên 71 người. Đồng thời Viện có 4 NCV chính được xét đặc cách lên NCV cao cấp và 24 NCV được nâng hạng lên NCV chính.
Trong năm 2017, Viện đã xuất bản 4 quyển sách; 94 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; 25 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế; 22 bài báo trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế. Từ các kết quả nghiên cứu nổi bật, nhằm quảng bá và đưa nhanh các kết quả nghiên cứu của Viện vào thực tiễn sản xuất, năm 2017 Viện đã đăng 12 bài báo trên các loại báo khác nhau, trong đó có 10 bài đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam, 01 bài Tạp chí thi đua khen thưởng và 01 bài trên Tạp chí Thanh tra chính phủ.
Viện đã tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý điều hành chung của Viện, hoàn thiện các quy chế quản lý ở các lĩnh vực phục vụ công tác quản lý điều hành; thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, tạo sự ổn định và phát triển trong toàn Viện.
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính trong năm 2018:
– Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt 115 nhiệm vụ KHCN và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đặc biệt là các nhiệm vụ KHCN bắt đầu mở mới từ năm 2018 nhằm thực hiện tốt các định hướng phát triển của ngành trong thời gian tới.
– Tiếp tục xây dựng và tuyển chọn thêm các nhiệm vụ KHCN theo các định hướng ưu tiên nghiên cứu và các Chương trình trọng điểm cấp Bộ, phấn đấu năm 2018 sẽ có thêm 35-40 nhiệm vụ KHCN&MT mới, trong đó nâng cao tỷ trọng các nhiệm vụ cấp Quốc gia.
– Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công nhận TBKT, phấn đấu năm 2018 Viện sẽ được công nhận 4 – 5 TBKT. Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ KHCN, cố gắng năm 2018 kinh phí hoạt động mảng này sẽ tăng 10%, mở rộng quảng bá kết quả nghiên cứu của Viện (tiếp tục đăng ít nhất 10 bài trên báo Nông nghiệp VN).
– Tiếp tục phối hợp với TCLN triển khai Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, trong đó tập trung tổ chức triển khai thực hiện cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉ CoC cho một số nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam.
– Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng văn phòng Viện, Viện Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và dự án tăng cường trang thiết bị nghiên cứu cho Viện.
– Tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác quốc tế. Tuyển sinh được ít nhất 5 NCS và ít nhất 10 NCS của Viện bảo vệ thành công luận án trong năm 2018, nâng tổng số tiến sĩ của Viện lên 81 người.
– Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong toàn Viện (bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại) để các đơn vị được ổn định, hoạt động có hiệu quả.
– Quản lý sử dụng hiệu quả và mở rộng quỹ đất cho nghiên cứu khoa học của Viện tại các đơn vị như TT NC Lâm sản ngoài gỗ, TT NC Bảo vệ rừng, TT KHLN Bắc Trung Bộ và TT NCTN Lâm nghiệp Đông Nam Bộ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ.
– Triển khai công tác kế toán năm 2018 tại Văn phòng Viện và các đơn vị trực thuộc theo chế độ kế toán mới quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán HCSN thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm kế toán Dsoft để nâng cấp phần mềm kế toán cho đúng chế độ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị.
– Hoàn thiện xây dựng phương án quản lý sử dụng tài sản được giao trình Bộ phê duyệt và tổ chức triển khai phương án có hiệu quả, gắn với việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị.
– Xây dựng phương án tự chủ tài chính của Viện và các đơn vị trực thuộc theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 90/2017 của Bộ Tài chính.
Một số hình ảnh:
Tin mới nhất
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
- Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo Tiêu chuẩn SBP
- Hội thảo Công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS của Hoa Kỳ – Bước tiến giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp ở Việt Nam
- Sinh hoạt học thuật “Kỹ năng viết bài báo khoa học”.
Các tin khác
- Hội thảo “Khoa học công nghệ Lâm nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp tại các tỉnh phía Nam”
- HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2017 VÀ LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2018 "Dự án Thúc đẩy quản lý lâm sản bền vững của các công ty Lâm nghiệp" Ở Việt Nam
- Định hướng nào cho nghiên cứu lâm nghiệp phía Nam?
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Có nên trồng rừng gỗ lớn chu kỳ dài bằng cây keo lai? - Báo Nông nghiệp Việt Nam