Sáng ngày 12/5/2020, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, nghiên cứu sinh (NCS) Nông Phương Nhung đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện, chuyên ngành Lâm sinh (mã số 9620205), với tên đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) ở phía Bắc Việt Nam” với sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Phạm Quang Thu và GS. TS. Bernard Dell.
Các đại biểu tham dự có PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bà Nguyễn Phương Nga chuyên viên phòng Quản lý đào tạo – Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ NN&PTNT, giáo viên hướng dẫn cùng một số bạn bè và người thân của NCS.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện có mặt đầy đủ với 07 thành viên do GS. TS. Võ Đại Hải làm Chủ tịch Hội đồng.
Luận án đã đạt được một kết quả chính sau: (i) Đã điều tra tổng kết điều kiện gây trồng và các biện pháp kỹ thuật gieo ươm, gây trồng cây Sưa ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. (ii) Đã nghiên cứu thị trường một số sản phẩm từ cây Sưa và chính sách phát triển cây Sưa tại Việt Nam. (iii) Đã nghiên cứu nhân giống và khảo nghiệm giống Sưa, bước đầu đã xác định được 9 gia đình Sưa có triển vọng cho trồng rừng Sưa ở các tỉnh phía Bắc. (iv) Đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ định hình thân và tạo lõi thân cây Sưa. (v) Đã đánh giá tình hình sâu bệnh hại Sưa (thành phần sâu bệnh hại, bệnh loét thân cành Sưa, bệnh chết héo trên cây Sưa). (vi) Đã đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Sưa.
Từ các kết quả trên, luận án có một số đóng góp mới sau đây: (i) Đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nhân giống Sưa và bước đầu xác định được 9 gia đình Sưa có triển vọng cho trồng rừng. (ii) Đã xác đánh giá được được tình hình sâu bệnh hại, triệu chứng bệnh và đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh loét thân (Fuzasium lateritium, Fusarium decemcellulare) và nấm gây bệnh chết héo (Ceratocytis manginecans) đối với cây Sưa ở phía Bắc Việt Nam.
Với kết quả đã đạt được, Hội đồng đánh giá cao chất lượng luận án của Nghiên cứu sinh, là một công trình nghiên cứu có 3 bài báo liên quan đến luận án đã được công bố trên các tạp chí quốc tế được xếp hạng Q2 theo Thomson-ISI. Sau khi tiến hành bỏ phiếu đánh giá với kết quả 7/7 phiếu tán thành, Hội đồng biểu quyết thông qua Nghị quyết kiến nghị Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cấp học vị tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS Nông Phương Nhung với sự nhất trí 100%.
PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc trao Giấy chứng nhận Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cho NCS Nông Phương Nhung.
Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện, khách mời và Người hướng dẫn chúc mừng Nghiên cứu sinh.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm các giống TBKT Keo lai (AH1, AH7), Keo Lá tràm (AA1, AA9), Bạch đàn lai (UE24, UE27) có năng suất cao đã được công nhận trên líp và bờ bao tại vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo”.
- Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Thông báo xét tuyển Nghiên cứu sinh năm 2020
- Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.
- Hội thảo Mở rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình để hỗ trợ triển khai hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)