Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9620205
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thanh Hương
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hội và PGS.TS. Triệu Văn Hùng
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Thảm thực vật rừng VQG Bidoup – Núi Bà gồm 5 nhóm kiểu rừng: Rừng kín lá rộng thường xanh; Rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim; Rừng thưa thường xanh cây lá kim hơi khô; Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng, tre nứa thuần loài và Rừng trồng.
- Quần xã thực vật hỗn giao lá rộng, lá kim với sự tham gia của ít nhất một trong bốn loài Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá – QXRK có phân bố tập trung ở đai cao từ 1.500 đến 1.700 m, trên nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ. Đai cao là nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến đặc điểm phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của các QXRK.
- QXRK điển hình có cấu trúc tầng cây cao tương đối đa dạng về thành phần loài, chỉ số dạng He’ dao động từ 3,42-3,92, tổ thành loài dao động từ 31-57 loài, với 3-9 loài ưu thế tham gia công thức tổ thành. Các loài cây lá kim (Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá) đều là những loài, nhóm loài có hệ số tổ thành cao nhất trong ô điều tra, chiếm 11,4-25,4% giá trị IV%. Mật độ trung bình dao động 676-1.002 cây/ha, các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, Hvn) khá lớn, với D1.3 dao động 22,6-28,1 cm, Hvn dao động 12,5-18,1 m, cấu trúc N/D1.3 tuân theo phân bố khoảng cách.
- QXRK điển hình khả năng tái sinh tự nhiên khá tốt, lớp cây tái sinh triển vọng có số lượng loài đa dạng hơn, với 43-65, chỉ số He’ từ 3,2-3,91 loài so với lớp cây tái sinh nhỏ từ 28-47 loài, chỉ số He’ từ 2,80-3,19. Mật độ cây tái sinh từ 22.500-38.530 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng (Hvn > 2m) có mật độ từ 2.000-6.560 cây/ha. Các loài Pơ mu, Thông năm lá, Du sam núi đất, Thông lá dẹt có khả năng tái sinh tự nhiên kém, mật độ cây tái sinh trung bình chỉ chiếm 1,15% so với mật độ tái sinh của cả quần xã. Du sam núi đất và Thông lá dẹt là hai loài có khả năng tái sinh tự nhiên tốt hơn so với Pơ mu và Thông năm lá, mật độ cây tái sinh tập trung có thể đến 12.635 cây/ha.
- Các QXRK tại những tiểu khu: 88, 89, 90, 91, 102A, 125, 127A, 127B, 128 được đề xuất ưu tiên bảo tồn với 2 nhóm giải pháp về kỹ thuật & khoa học công nghệ và giải pháp về quản lý, chính sách.
Thông tin luận án và toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.32&view=33116
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Thông báo xét tuyển Nghiên cứu sinh khóa 31 năm 2019
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Huỳnh Đức Hoàn
- Tổ chức Hội đồng Đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Vương Đức Hòa
- Thông tin luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Huỳnh Đức Hoàn
- Tổ chức Hội đồng Đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Hoàng Quốc Bảo