Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
Chuyên ngành: Lâm sinh; Mã số: 9620205
Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Trọng Thủy
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: GS.TS Võ Đại Hải
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt các kết luận mới của luận án:
1. Đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái
Dẻ xanh là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt đến 26m, đường kính tới 100cm. Cây phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1 và IIIA3 và ở đai cao < 500m, tập trung ở đai cao <300m, độ dốc trung bình <250. Cây Dẻ xanh phát triển trên các loại đất chính là feralit đỏ vàng phát triển trên đất phiến thạch sét, đá vôi, đá granit và đá Pocphirit. Lượng mưa bình quân năm dao động từ 1.450 – 2.550 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 20,0 – 24,5oC.
2. Đặc điểm lâm học và tính chất gỗ của loài Dẻ xanh
Rừng tự nhiên có Dẻ xanh phân bố được chia làm 2 tầng tán chính từ 5 đến <9m và > 9m, độ tàn che từ 0,5 – 0,7. Mật độ Dẻ xanh khá thấp (4 – 84 cây/ha), hệ số tổ thành 5,2 – 12,0%. Mật độ tái sinh Dẻ xanh cũng thấp chỉ từ 80 – 400 cây/ha, hệ số tổ thành 6,9 – 14,3%. Gỗ Dẻ xanh thuộc nhóm III (xếp theo TCVN 1072-71), khối lượng riêng 0,707 g/cm3.
3. Kỹ thuật giống và tạo cây con loài Dẻ xanh
Đã tuyển chọn được 60 cây mẹ, năng suất hạt khô bình quân là 17,1 kg/cây/năm. Khối lượng 1.000 hạt khi chín trung bình đạt 5,7 kg. Hạt giống Dẻ xanh bảo quản trong cát ẩm hoặc để trong tủ lạnh nhiệt độ 5 – 60C có tỷ lệ nảy mầm 77,1 – 79,9% sau 3 tháng bảo quản. Phương pháp xử lý hạt tốt nhất là ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu là 650C trong thời gian 8h, tỷ lệ nẩy mầm đạt 84,7%. Cây con giai đoạn 3 tháng tuổi che sáng tốt nhất là 75%, từ 6 – 9 tháng tuổi che sáng 50% và 25% khi cây từ trên 9 – 12 tháng tuổi. Công thức hỗn hợp ruột bầu phù hợp nhất đối với tạo cây con Dẻ xanh là 88% đất đóng bầu + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân. Sử dụng thuốc kích thích IBA, nồng độ 0,75 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 54,3%.
4. Khảo nghiệm xuất xứ Dẻ xanh
Sau 30 tháng trồng, Dẻ xanh xuất xứ Tuyên Quang đạt tỷ lệ sống cao nhất từ 85,8 – 87,9% và có sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vượt trội (D00=3,08 – 3,3cm, Hvn= 2,5 – 2,6m). Dẻ xanh sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ cây phẩm chất xấu chỉ từ 3,7 – 9,4%.
5. Kỹ thuật trồng và làm giàu rừng Dẻ xanh
Giai đoạn 39 tháng tuổi, mật độ trồng 833 cây/ha và mật độ 1.666 cây/ha đạt tỷ lệ sống cao nhất từ 86,7 – 88,3%. Mật độ 833 cây/ha cho sinh trưởng tốt nhất, đạt 3,8 – 3,9cm về D00; 2,5 – 2,9m về Hvn. Chất lượng sinh trưởng của Dẻ xanh khá tốt, tỷ lệ cây phẩm chất xấu chỉ từ 5,8 – 9,6%. Ở giai đoạn 30 tháng tuổi, công thức bón 100g NPK +300g vi sinh/hố cho tỷ lệ sống cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất ở cả 2 điểm thí nghiệm (TLS = 86,3 – 90,3%; D00 = 3,2 – 3,3cm; Hvn = 2,5 – 2,6m). Thí nghiệm làm giầu rừng Dẻ xanh giai đoạn 39 tháng tuổi, công thức chiều rộng băng chặt, băng chừa bằng 3m và tiêu chuẩn cây con 12 tháng tuổi cho tỷ lệ sống cao nhất, sinh trưởng D00 và Hvn tốt nhất (TLS = 86,5%; D00 = 3,9 – 4,2cm; Hvn= 3,15 – 3,3m).
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Tổ chức hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Phạm Trọng Nhân
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Vũ Đức Toàn
- Thông tin luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp của Nghiên cứu sinh Phạm Trọng Nhân
- Thông tin luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp của Nghiên cứu sinh Vũ Đức Toàn
- Tổ chức Hội đồng Đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Phùng Văn Khen