Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giới thiệu luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Liệu về đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cun. ex Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; chuyên ngành Lâm sinh; mã số 62 62 02 05; thầy HDKH: PGS.TS. Đặng Thái Dương.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Kỹ thuật nhân giống Keo lưỡi liềm bằng hạt: Xử lý hạt ngâm vào nước 100 0C, để nguội từ từ trong 8-10 giờ, sau ủ trong túi vải và rửa chua hàng ngày. Hỗn hợp ruột bầu gồm 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1% phân P2O5, không che sáng. Sau 4 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 88% – 91%, cây con có đường kính gốc đạt 3,3 – 3,5 mm và chiều cao đạt 31,2 – 31,5 cm, đường kính gốc vượt từ 9,5 – 23,9% và chiều cao vượt 7,5 – 27,9% so với cây trung bình.
2. Kỹ thuật nhân giống Keo lưỡi liềm bằng hom: Xử lý hom bằng IBA nồng độ 200ppm; thành phần ruột bầu gồm 100% đất tầng B; không che sáng, tưới nước từ giai đoạn < 2 tháng tuổi: tưới phun 3 phút phun lần, mỗi lần phun 4 giây, giai đoạn từ 2 – 4 tháng tuổi: 5 phút phun 1lần, mỗi lần phun 6 giây. Sau 4 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 59% – 75%, sinh trưởng bình quân: đường kính gốc từ 3,4 mm – 4,5mm; chiều cao từ 33,2 cm – 34,7 cm, đường kính gốc vượt từ 14,5 – 42,2% và chiều cao vượt 12,3 – 31,21% so với cây
trung bình.
3. Kỹ thuật trồng rừng Keo lưỡi liềm trên đất cát ven biển: Kỹ thuật làm đất: Cày toàn diện, lên líp cao 0,4 m. Thời vụ trồng rừng: tháng 11; Mật độ trồng: đất cát cố định 1.666 cây/ha và đất cát di động 2.200 cây/ha. Bón lót: đất cát cố định bán ngập: bón 200g vi sinh/gốc; đất cát cố định không ngập và đất cát di động: bón 2 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg phân vi sinh/gốc. Tuổi cây con đem trồng: Cây con gieo từ hạt, 6 tháng tuổi có đường kính gốc từ 4,0 – 5,0 mm, chiều cao từ 40 – 55 cm; Chăm sóc rừng: Bón thúc 1 lần/cây/năm phân 50 g NPK+ Vun gốc bề rộng đường kính 50 – 60 cm, chiều cao 30 cm.
4. Hiệu quả phòng hộ của rừng Keo lưỡi liềm: Trong phạm vi từ 40 m đến 120m sau đai tốc độ gió còn lại từ 62,03% đến 90,94% so với trước đai và hiệu năng phòng hộ từ 21,23% – 23,89%. Mùa hè, nhiệt độ không khí trong rừng giảm 3,1 – 3,30C; độ ẩm không khí tăng 7,83 – 8,33%; cường độ bức xạ giảm 92,36 – 94,83 lux; nhiệt độ đất giảm 6,6 – 6,70C; độ ẩm đất tăng 9,4 – 10,6%, so với ngoài đất trống. Các chất dinh dưỡng trong rừng đều cao hơn so với đất trống.
5. Hiệu quả kinh tế của rừng Keo lưỡi liềm 7 tuối trên đất cát ven biển Bình – Trị – Thiên đạt trữ lượng 22,7 tấn/ha/năm; tổng doanh thu 77,58 triệu đồng/ha; lãi ròng 15,3 triệu đồng/ha; giá trị thương mại Các bon 17,2 triệu đồng/ha.
Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thái Dương
Chi tiết luận án, tóm tắt luận án xem tại đây: Luận án TS; Tóm tắt luận án TA; Tóm tắt luận án TV
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Các tin khác
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho NCS Bùi Trọng Thủy
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho NCS Phạm Trọng Nhân
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho NCS Nguyễn Thị Liệu
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Đỗ Hữu Sơn
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tuấn Anh