Căn cứ Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ;
Căn cứ Quy chế Tuyển sinh và Đào tạo trình độ Tiến sĩ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-KHLN-ĐT ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam;
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2025 như sau:
1. Chuyên ngành tuyển sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp xét tuyển đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành năm 2025, thời gian cụ thể như sau:
Chỉ tiêu đào tạo: 15 chỉ tiêu
Các chuyên ngành đào tạo: Gồm 5 ngành đào tạo
a. Lâm sinh (mã ngành: 9 62 02 05): 5 chỉ tiêu
b) Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp (mã ngành: 9620207): 3 chỉ tiêu
c) Điều tra Quy hoạch rừng (mã ngành: 9 62 02 08): 2 chỉ tiêu
d) Quản lý tài nguyên rừng (mã ngành: 9 62 02 11): 3 chỉ tiêu
đ) Kỹ thuật chế biến lâm sản (mã ngành: 9 54 90 01): 2 chỉ tiêu
2. Điều kiện dự tuyển đào tạo tiến sĩ:
Người dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải có các điều kiện sau:
2.1. Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên có chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ dự kiến.
2.2. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
2.3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
2.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định cụ thể của Viện.
3. Hình thức đào tạo: Chính quy với thời gian 3 đến 4 năm học tùy theo trình độ đầu vào của người học.
4. Hồ sơ dự tuyển:
4.1. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
a) Đơn xin dự tuyển (theo mẫu đính kèm);
b) Lý lịch khoa học (theo mẫu đính kèm);
c) Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập của bệnh viện đa khoa trong thời gian 6 tháng tính đến khi nộp hồ sơ;
đ) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
e) Bản khai các bài báo, công trình khoa học, nếu có (theo quy định tại mục c, khoản 1, Điều 7 của Quy chế đào tạo ) đã công bố cùng bản sao các công trình đó.
f) Văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ (theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Quy chế đào tạo).
g) Đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa (theo mẫu).
h) Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:
– Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;
– Năng lực hoạt động chuyên môn;
– Phương pháp làm việc;
– Khả năng nghiên cứu;
– Khả năng làm việc theo nhóm;
– Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;
– Triển vọng phát triển về chuyên môn;
– Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
6. Thời gian đăng ký, xét tuyển: Liên tục trong năm
7. Địa chỉ nhận hồ sơ dự tuyển: Hồ sơ dự tuyển gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Địa chỉ gửi hồ sơ qua đường bưu điện như sau: Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác Quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 46 Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế: Bà Nông Phương Nhung – Phó trưởng Ban – Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Điện thoại: 024.38362232 / 0983124656; Fax: 024.38389722;
Email: nhung.np@vafs.gov.vn.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng thông báo và kính mời các cá nhân, tổ chức có nhu cầu biết và đăng ký./.
Chi tiết mẫu đơn xem file đính kèm: CV tuyensinh 2025
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm định hướng từ Luồng (Dendrocalamus barbatus) sử dụng trong sản xuất đồ mộc
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam