Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2016.
1. Các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: Gồm 5 chuyên ngành:
a) Lâm sinh (mã số: 62 62 02 05)
b) Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp (mã số: 62 62 02 07)
c) Điều tra Quy hoạch rừng (mã số: 62 62 02 08)
d) Quản lý tài nguyên rừng (mã số: 62 62 02 11)
đ) Kỹ thuật chế biến lâm sản (mã số: 62 54 03 01)
2. Điều kiện dự tuyển đào tạo tiến sĩ:
Người dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải có các điều kiện sau:
a) Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.
b) Có bài luận, trong đó trình bày rõ ràng vấn đề hay lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được, kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn
c) Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học là giáo sư, phó giáo sư, hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu như trên và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển.
d) Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển: Người dự tuyển phải có một trong các văn bằng chứng chỉ sau đây:
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sỹ trong hoặc ngoài nước mà chương trình đào sử dụng một trong 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Nga, hoặc Trung.
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh hoặc có chứng chỉ tiếng Anh iBT 55 điểm hoặc TOEFL ITP (nội bộ) 450 điểm hoặc IELTS 4,5 điểm trở lên hoặc tương đương. Trình độ ngoại ngữ tương đương được xác định theo tiêu chuẩn B1 của khung Châu Âu chung (Common European Framework – CEF).
đ) Được cơ quan quản lý hoặc trường (nơi sinh viên vừa tốt nghiệp) giới thiệu dự tuyển đào tạo Tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và không vi phạm pháp luật.
e) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Viện (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).
3. Hình thức đào tạo:
– Đào tạo tập trung: 3 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 4 năm đối với những người có bằng đại học.
– Đào tạo không tập trung: 4 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 5 năm đối với những người có bằng đại học.
4. Đối tượng ưu tiên:
Những thí sinh sau đây thuộc diện ưu tiên: Đồng bào các dân tộc ít người, đang công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và thương binh. Các thí sinh thuộc 2 hoặc 3 đối tượng trên cũng chỉ được hưởng ưu tiên một lần.
5. Hồ sơ dự tuyển:
– Đơn xin dự tuyển
– Sơ yếu lý lịch và lý lịch khoa học
– Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp thạc sĩ + bảng điểm và các môn chuyển đổi (nếu có)
– Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ có công chứng.
– Giấy chứng nhận sức khoẻ (do Bệnh viện đa khoa Nhà nước cấp)
– Quyết định cử đi dự tuyển của cơ quan chủ quản
– Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)
– Bài luận nghiên cứu của NCS
– 03 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm cùng với 3 phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ;
Toàn bộ hồ sơ trên trình bày trên khổ A4, theo chiêù dọc trang giấy. Các giấy tờ đựng trong túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm nộp cho Ban đào tạo, Hợp tác quốc tế.
6. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
7. Quyền lợi của nghiên cứu sinh:
– Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học sau đại học theo chỉ tiêu, đang còn trong thời hạn học tập, kể cả thời gian được gia hạn, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
– Được cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập của mình.
– Được sử dụng thư viện; tài liệu khoa học; phòng thí nghiệm; các trang thiết bị; cơ sở vật chất khác của cơ sở đào tạo và tham gia sinh hoạt khoa học tại đơn vị chuyên môn theo quy định.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật
8. Thời gian đăng ký, xét tuyển:
– Đăng ký, nhận hồ sơ: từ ngày có thông báo đến hết 30/7/2016
– Xét tuyển: tháng 8/2016
9. Địa chỉ nhận hồ sơ dự tuyển: tại Ban đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam – Phường Đức Thắng – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: ông Diệp Xuân Tuấn hoặc bà Nông Phương Nhung – Ban Đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Điện thoại: 04.38.362.232; Fax : 04.38.389.722; email: tuan.dx@vafs.gov.vn hoặc nhung.np@vafs.gov.vn. Chi tiết xem tại file đính kèm: 2016_CV tuyển sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng thông báo và kính mời các cá nhân, tổ chức có nhu cầu biết chủ động đăng ký và nộp hồ sơ./.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn tới thăm và làm việc với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học
- Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách rừng trồng ở Việt Nam”
- Hội thảo tập huấn Phương pháp nghiên cứu chính sách
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc