Mục đích Dự án
Tập hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng tự nhiên phù hợp về mặt kỹ thuật và khả thi về mặt chi phíđược xây dựng có thể sử dụng bởi lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ và các cán bộ khuyến nông khuyến lâm.
(“Tập hợp các biện pháp” nghĩa là các phương pháp áp dụng các kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng tự nhiên và các kỹ thuật sử dụng đất canh tác tại vùng đầu nguồn.)
Kết quả mong đợi
1.Thông tin về các kỹ thuật và chính sách hiện có liên quan tới phục hồi rừng và các kỹ thuật do Dự án phát triển được biên soạn và phổ biến một cách kịp thời.
2.Các kỹ thuật lâm sinh để phục hồi rừng tự nhiên vùng đầu nguồn được phát triển thông qua hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm tại nông lâm trại.
3.Kỹ thuật sử dụng đất canh tác tại vùng đầu nguồn được phát triển cho Lâm trường Sông Đà, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Đà, cán bộ khuyến nông khuyến lâm và nông dân địa phương thông qua các thử nghiệm tại nông lâm trại.
4.Các mô hình về các kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tự nhiên và các kỹ thuật sử dụng đất canh tác vùng đầu nguồn được trình diễn cho các cán bộ kỹ thuật và nông dân địa phương để có thể áp dụng vào địa phương của họ.
5.Hệ thống theo dõi được thiết lập để đánh giá mức độ đạt được từng Kết quả và rút ra bài học về từng Kết quả nhằm đạt được Mục đích Dự án.
Tin mới nhất
- Tham vấn các bên liên quan về Đánh giá rủi ro khu vực (RRA) của Chương trình sinh khối bền vững (SBP) tại Việt Nam
- Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo Tiêu chuẩn SBP
- Hội thảo Công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS của Hoa Kỳ – Bước tiến giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp ở Việt Nam
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Vườn thực vật quốc gia Hàn Quốc (KoAGI) với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS)