Quy trình kỹ thuật trồng rừng phi lao
(Casuarina equisetifolia Forst)
Chương I
Điều khoản chung
Điều 1: Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho trồng rừng Phi lao phòng hộ ven biển và phòng hộ đồng ruộng kết hợp với gỗ củi.
Điều 2: Quy trình này quy định các biện pháp kỹ thuật từ khâu tạo cây con cho đến trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng nhằm mục tiêu chính là phòng hộ.
Chương II
Hoàn cảnh gây trồng
Điều 3: Điều kiện khí hậu
– Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 24-270C.
– Lượng mưa trung bình năm từ 700-2000mm.
– Độ ẩm không khí biến động từ 60-80% theo giá trị trung bình tháng trong năm.
– Mùa khô có thể kéo dài 6-7 tháng/năm.
Điều 4: Điều kiện đất đai
Phi lao có thể sống và sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất từ cát đến cát pha, thịt pha cát, thịt nhẹ đến trung bình, đất xấu và thoát nước. Yêu cầu độ pH từ 6,5-7 đặc biệt Phi lao còn sống được ở nơi đất mặn ven biển.
Chương III
Tạo cây con
Điều 5: Chọn cây mẹ để lấy giống
Cây mẹ đế lấy giống phải có tuổi từ 8-15 năm, cao trên 12m, có đường kính ngang ngực đạt trên 15cm, thân tròn, thẳng, tán cân đối, không bị sâu bệnh.
Điều 6: Thu hái và chế biến hạt
Phi lao ra hoa vào tháng 3-4 và chín vào tháng 9-10. Khi quả chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ, nâu thẫm là có thể thu hái. Chọn những quả to, mắt to để thu hái. Quả thu hái về ủ thành đống, sau 2 ngày quả chín đều rải quả ra phơi trên nong, chỉ thu hạt được tách ra trong hai nắng đầu. Không phơi hạt ra nền xi măng vì hạt Phi lao có dầu. Hạt sau khi phơi khô làm sạch cho vào chum, vại đậy kín. Nếu bảo quản tốt thì giữ được phẩm chất hạt từ 6-10 tháng. 1kg hạt trung bình có 500.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm sau khi thu hái lá 50%.
Điều 7: Chọn vườn ươm
Vườn ươm phải chọn ở nơi đất cát pha, sâu, ẩm, thoát nước, vị trí gần nguồn nước, gần đường giao thông để vận chuyển vật liệu và cây con được thuận lợi.
Điều 8: Đất vườn ươm cần được cày bừa phơi ải, sau đó đập nhỏ và dọn sạch cỏ vườn ươm, rễ cây rồi mới lên luống gieo. Luống gieo được lên cao 20cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ thuộc vào vườn ươm. Luống gieo được bón lót 5kg phân chuồng hoai cho 1m2, nơi đất xấu có thể bón 7-10kg/m2.
Điều 9: Xử lý hạt trước khi gieo
Hạt giống được ngâm trong nước nóng 40-450C trong thời gian từ 6-8 giờ, sau đó vớt ra dùng nước ấm rửa sạch và cho vào túi vải sạch treo cho ráo nước rồi đem ủ ấm trong rơm rạ (1 túi đựng từ 0,5-1kg hạt). Hàng ngày rửa chua cho hạt bằng nước ấm1 lần rồi lại đem ủ như trên. Khoảng 2-3 ngày sau khi ủ hạt nứt nanh thì đem gieo.
Điều 10: Gieo hạt
Hạt được trộn thêm cát mịn để gieo, dùng sàng để gieo rải đều hạt trên mặt luống. Gieo 1kg hạt trên 80-100m2, gieo xong sàng một lớpcát mịn dày 2-3cm để lấp hạt. Sau khi gieo phải tưới nước nhẹ rồi dùng rơm rạ đã ngâm trong nước vôi loãng phơi khô để che tủ mặt luống rồi gieo. Rắc vôi bột hoặc dầu hoả xung quanh luống để chống kiến ăn hạt.
Điều 11: Chăm sóc luống gieo
Hàng ngày phải tưới nước đủ ẩm và theo dõi kiểm tra, khi thấy hạt nảy mầm thì phải rỡ bỏ lớp che tủ ngay. Sau đó cắm ràng ràng hoặc làm dàn che cho cây con bảo đảm độ che bóng đạt 40-50%. Khi cây con đạt chiều cao từ 5-6cm thường hay bị dế hoặc sâu xám cắt đứt ngang thân vào lúc hửng sáng do đó có thể dùng các loại thuốc trừ sâu hiện có để bơm diệt vào thời điểm này. Khi có nấm cổ rễ làm cho cây chết hàng loạt dùng Bocđô 0,5% phun 1 lít/4 m2. Định kỳ 10-15 ngày phải làm cỏ và sới váng mặt luống 1 lần.
Điều 12: Phi lao được trồng bằng phương pháp: trồng bằng cây có bầu và trồng bằng cây rễ trần
– Cấy cây vào bầu: Dùng túi bàu nilon kích thước 8x12cm để nuôi cây trong 6 tháng; kích thước 15x25cm để nuôi cây trong 12 tháng. Hỗn hợp ruột bầu 89% đất cát pha + 10% phân chuồng hoai + 1% super lân theo trọng lượng. Đóng bầu và xếp bầu lên gờ luống, song phải tưới ẩm đến đáy bầu trước khi cáy cây. Cây gieo được 60-90 ngày đạt chiều cao 10-12cm có thể nhổ cây cấy vào bầu, trước khi nhổ cây phải tưới nướccho luống gieo. Sau khi nhổ cây phải hồ rễ bằng dung dịch bùn + phân chuồng hoai pha loãng.
– Cấy cây vào luống để tạo rễ trần. Luống để cấy cây được làm như luống để gieo cây, sau đó cũng tưới đủ ẩm cho luống rồi bứng cây và cấy như cấy cây vào bầu. Cự ly cấy trên luống 20x20cm hoặc 25x25cm.
Điều 13: Chăm sóc cây con
Sau khi cấy phải làm dàn che bóng cho cây, dàn che bảo đảm cao 0,8-1m, có độ che bóng từ 40-50%. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây, lượng nước tưới tuỳ theo điều kiện thời tiết của mỗi ngày mà quy định. Định kỳ làm cỏ phá váng mặt bầu và mặt luống, bón thúc phân chuồng hoai 3-5kg/m2 bằng cách hoà phân với nước rồi tưới cho cây 1-2 lần trong suốt thời gian nuôi cấy (lần 1 sau khi cấy 30 ngày, lần 2 sau khi cấy 60 ngày). Sau khi cấy 60-90 ngày thì bỏ dàn che. Mọi việc chăm sóc cây được ngừng lại trước khi trồng 1-2 tháng.
Điều 14: Tiêu chuẩn cây con
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Bệnh cháy lá, khô ngọn Bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm Cylindrocldium quinqueseptatum Boedijn & Reitsma
- Một số biện pháp phòng trừ, quản lý bệnh hại keo tai tượng ở lâm trường Đạ tẻ – Lâm Đồng
- Bệnh khô lá thông và một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bệnh
- Một loài ong lạ mới xuất hiện và gây hại bạch đàn trồng ở Việt Nam
- Bệnh đốm tím lá Bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng do nấm Phaeophleospora epicocoides (Cooke & Massee) Crous, F.A. Ferreira & B. Sutton