Quan niệm mới về lâm nghiệp và quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

Trần Văn Con – Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Mở đầu

Kể từ Hội nghị thượng đỉnh Rio 1972, khái niệm “phát triển bền vững” đã trở thành một thuậtt ngữ bị lạm dụng quá nhiều nhưng ít được hiểu một cách đúng đắn. Thật vậy, hiện tại ít có một khái niệm nào lại có nhiều định nghĩa và được tranh luận rộng rãi như vậy. Khái niệm “quản lý rừng bền vững” đã được tạo ra và trở thành một sự bắt buộc khi nói đến một nền “lâm nghiệp tốt”. Trong thực tế, rất ít quốc gia đạt được thành công trong việc thực hiện quản lý rừng bền vững; thậm chí nhà lâm nghiệp được gán nhãn hiệu là những người tàn phá màu xanh, huỷ hoại môi trường; điều đó buộc họ phải trở về với gốc rễ để nhận thức lại rằng: nhà lâm nghiệp trước hết phải là những người bảo vệ môi trường. Đạo lý và các chuẩn mực của thực tiễn một nền lâm nghiệp tốt đã bị thay chỗ trước các vấn đề cấp bách như sa mạc hoá, sự nóng lên của trái đất, suy giảm đa dạng sinh học… và thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học, của công chúng và của các nhà chính khách. Nói cách khác, nhà lâm nghiệp đã nhận thức được rằng suy giảm rừng là hệ quả của một thực tiễn sai lầm và thất bại. Trách nhiệm nghề nghiệp của các nhà lâm nghiệp là phải tìm ra các biện pháp hành động để sữa chữa những sai lầm đó và phát triển các chuẩn mực mới cho thực tiễn lâm nghiệp. Quan niệm lâm nghiệp của chúng ta trước đây (và còn cả ngày nay) đã lỗi thời thể hiện ở sự bất lực của nó trong việc xử lý vấn đề tiếp tục phát triển ngành lâm nghiệp và khủng hoảng môi trường sinh thái. Vì vậy, thay đổi quan niệm về lâm nghiệp là chìa khoá để xử lý cuộc khủng hoảng nhằm đạt được một ngành lâm nghiệp và quản lý tài nguyên môi trường bền vững. Việc thay đổi quan niệm về lâm nghiệp có thể được thúc đẩy thông qua việc đổi mới các thể chế phù hợp, mà sự đổi mới này được tạo điều kiện thông qua sự nhất trí cao của các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức tài trợ và sự ủng hộ cao của công chúng.

Các luận cứ trên đây không chỉ phản ánh sự cần thiết phải coi tài nguyên rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên mà còn hàm chứa sự cần thiết của việc quản lý tổng hợp mà tất cả các đối tác phải quan tâm trong các hoạt động quản lý ngay từ khi thiết lập các dự án

1. Quan niệm mới về lâm nghiệp

Lâm nghiệp là gì và đối tượng của nó như thế nào? nhiều người có thể cho rằng đây là một câu hỏi sơ đẳng và không cần thiết phải nêu ra. Đây là một vấn đề lớn mà đáng lẽ phải ưu tiên nghiên cứu đầu tiên. Bởi vì đó là cơ sở triết học kinh tế ngành, là nền móng để thiết kế hệ thống thể chế quản lý và các chính sách liên quan.

Nói một cách tổng quát: lâm nghiệp bao gồm tất cả những mục tiêu và biện pháp mà xã hội loài người (và nên kinh tế tương ứng với mỗi nhà nước của xã hội đó) đặt ra và tác động vào đối tượng rừng. Nó bao gồm hai lĩnh vực thống nhất với nhau: xây dựng rừng và sử dụng rừng. Lâm nghiệp là một khoa học tổng hợp của sự nhất thể về sinh thái kinh tế kỹ thuật dựa trên nền tảng đạo lý và các chuẩn mực của xã hội. Bằng cách xem xét rừng như là một hệ sinh thái, một nhân tố cảnh quan, một nhân tố kinh tế và cũng là một nhân tố tâm linh, lâm nghiệp còn là hoạt động ứng dụng của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế. Thông qua các mục tiêu và biện pháp thích hợp của việc bảo vệ, tái tạo rừng để hướng sự phát triển của rừng theo những mong muốn của con người và do đó đạt được sự tối ưu về lợi ích đối với con người và đối với thiên nhiên. Có nghĩa là hướng tới một hệ thống rừng bền vững và đa chức năng .

Tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển rừng ngày nay không chỉ là để duy trì việc kinh doanh rừng, mà còn nhiều hơn, quan trọng hơn là việc nhất thể hoá các chức năng của rừng với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trong tổng thể phát triển.

Chúng ta phải thừa nhận hệ thống quản lý rừng của chúng ta hiện nay đang bị khủng hoảng hoặc bị lỗi thời. ít nhất có thể nhấn mạnh ba khía cạnh của sự khủng hoảng trong quan niệm về ngành lâm nghiệp hiện nay: thứ nhất, rừng ngày càng bị suy giảm kéo theo các hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá… gia tăng; đa dạng sinh học suy giảm; xói mòn đất đai; thay đổi khí hậu theo chiều hướng không có lợi cho sự tồn tại của con người. Thứ hai, cơ chế chính sách của nhà nước thiếu đồng bộ, không nhất quán, thậm chí không minh bạch tạo ra sự lộn xộn trong quản lý đất đai giữa các cộng đồng dân bản địa, các nông, lâm trường và đất đai cá nhân. Thứ ba, những thử nghiệm mới trong quản lý tài nguyên rừng như quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhất thể hoá thực tiễn bảo tồn đa dạng sinh học trong quản lý rừng phòng hộ và rừng sản xuất và thực hiện quản lý có sự tham gia trong các lưu vực đầu nguồn đã mang lại nhiều hứa hẹn và thuyết phục được nhiều đối tác.

Tất cả những khía cạnh đó là dấu hiệu cho thấy quan niệm lâm nghiệp hiện nay của chúng ta cần phải được thay đổi.

Chúng ta tìm những vấn đề của ngành lâm nghiệp ở đâu?

Sources: http://www.agroviet.gov.vn

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]